Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2019-2020

ppt 13 trang thuongdo99 3330
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_3_cac_phuong_cham_hoi_thoai_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại - Năm học 2019-2020

  1. TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
  2. I. Phương châm về lượng: * VD: 1/I/8 - An: Cậu học bơi ở đâu thế? - Ba: Học ở dưới nước. -> Chưa đủ nội dung, vừa thừa, vừa thiếu điều An cần biết => Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu giao tiếp, không thiếu, không thừa. * Ghi nhớ 1/sgk/9
  3. Bài tập nhanh Có hai người chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau tại một hội nghị. Để làm quen nhau, vị A hỏi: - Bây giờ anh làm việc ở đâu ? Vị B trả lời: - Tôi đang làm việc tại đây Em hãy nhận xét câu trả lời của vị B?
  4. II. Phương châm về chất Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi : QUẢ BÍ KHỔNG LỒ ◼ Hai anh chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to kêu lên: - Chà, quả bí kia to thật ! Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng : - Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa. Anh kia nói ngay : - Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta. Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi - Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy ? Anh kia giải thích : - Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà. Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sangchuyện khác.
  5. II. Phương châm về chất 2. Nhận xét - Truyện cười phê phán thói xấu khoác lác, nói những điều mà chính mình cũng không tin là có thật. + Từ sự phê phán trên, ta rút ra bài học là: không nói những điều mà chính mình cũng không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
  6. Bài tập tình huống: Một học sinh xin phép thầy giáo - Thưa thầy, mai cho em nghỉ lao động ạ. Thầy giáo hỏi; - Vì sao? - Thưa thầy, mai em đau đầu ạ. Nhận xét câu trả lời của cậu học sinh.
  7. III/ LUYỆN TẬP : 1- Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau : a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà b) Én là một loài chim có hai cánh 2- Chọn những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống : a) Nói có căn cứ chắc chắn là . . .Nói . . . có. . .sách, . . . . mách có chứng b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là . . . . . . . . . Nói dối c) Nói một cách hú hoạ, không có căn cứ là . . . . . .Nói . mò d) Nói nhảm nhí, vu vơ là . .Nói . . . nhăng. . . nói cuội e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là . . . .Nói . . . trạng * Liên quan đến phương châm hội thoại : VỀ CHẤT
  8. 3- CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG ? Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi . Một người bạn an ủi : - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi, cũng đẻ non trước hai tháng đấy ! Anh kia giật mình hỏi lại : - Thế à ? Rồi có nuôi được không ? * Thừa câu hỏi cuối, vì nếu không nuôi được “bố” thì làm gì có tôi. Mà có “tôi” nghĩa là “bố tôi” nuôi được. Vi phạm phương châm về lượng
  9. 4- Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như : a) như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là . . . . . . . b) như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết. a) Khi sử dụng các cụm từ : như tôi được biết,tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, heo tôi nghĩ, hình như là . . . . . . . người nói thể hiện thái độ thận trọng với những thông tin họ nói chưa chắc chắn,chưa hoàn toàn xác thực b) Khi sử dụng các cụm từ : như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết người nói muốn báo cho người nghe biết việc nhắc lại nội dung đã cũ là có chủ ý.
  10. Bài tập 5. ◼ Ăn đơm nói đặt: vu khống bịa đặt ◼ Ăn ốc nói mò: nói vu vơ, không có bằng chứng ◼ Ăn không nói có: vu cáo, bịa đặt ◼ Cãi chày cãi cối: ngoan cố không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng ◼ Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác ◼ Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, nhảm nhí ◼ Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo.
  11. Bài tập củng cố 1. Điền vào chỗ trống sao cho thích hợp: ◼ Phương châm về lượng : khi giao tiếp cần nói đúng, đủ, không thừa, không thiếu ◼ Phương châm về chất: khi giao tiếp không nên nói những điều mình tin là không đúng hoặc không có bằng chứng xác thực
  12. 4. Trắc nghiệm Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 1. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học 2. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh 3. Ngựa là một loài thú bốn chân A.A Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
  13. Bài tập về nhà Trong giờ địa lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang nhìn ra cửa sổ - Em cho thầy biết sóng là gì? Học sinh trả lời: -Thưa thầy, “Sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh a/ Theo em người học sinh đó trả lời có đúng yêu cầu hay không ? Giải Thích? b/ Cuộc hội thoại có thành công không?