Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 65: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Trường THCS Bồ Đề

ppt 12 trang thuongdo99 5550
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 65: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_65_doi_thoai_doc_thoai_va_doc_t.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 65: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Trường THCS Bồ Đề

  1. Trường THCS Bồ Đề Môn: Văn
  2. TUẦN 13 TẬP LÀM VĂN TIẾT : 65
  3. I/ TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI,ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ. 1.Đọc đoạn trích “Làng”- Kim Lân (sgk/176,177) Có người hỏi: -Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? -Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy ! Ông Hai trả tiền nước,đứng dậy,chèm chẹp miệng,cười nhạt một tiếng,vươn vai nói to: -Hà,nắng gớm,về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác,rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú : -Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà,ông Hai nằm vật ra giường,mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác,len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân,nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn,bằng ấy tuổi đầu Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: -Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này . ( Kim Lân, Làng )
  4. 2/ Nhận xét a/Trong ba câu đầu đoạn trích,ai nói với ai ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho ta thấy điều đó? => ít nhất có hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.Có hai lượt lời (hai dấu gạch đầu dòng) b/Câu “-Hà,nắng gớm,về nào ” ông Hai nói với ai ? Câu ấy có phải là một câu đối thoại không ? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra các câu đó? Không phải lời đối thoại,nội dung không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào và không liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư trao đổi=>Thực ra ông lão nói với chính mình(bâng quơ,trống lảng)-thoái lui .Câu “Ông lão nắm chặt hai tay này”➔Độc thoại. c/Những câu như: “ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn ,bằng ấy tuổi đầu ” là những câu ai hỏi ai ? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b) ? -Ông Hai hỏi chính mình .Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.=> Thể hiện tâm trạng dằn vặt,đau đớn khi ông nghe tin làng mình theo giặc.➔Không có dấu gạch đầu dòng➔Độc thoại nội tâm
  5. d/ Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai như thế nào ? ➔ Câu chuyện có không khí như thật, thể hiện thái độ căm giận và chiều sâu nội tâm nhân vật ông Hai ➔ Làm cho câu chuyện sinh động hơn.
  6. I/ TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1/ Phân tích đoạn trích : “Làng” – Kim Lân SGK/176,177 2/ Nhận diện các hình thức: a/ Đối thoại: b/ Độc thoại: c/ Độc thoại nội tâm: d/ Tác dụng của các hình thức trên
  7. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1/ Em hãy viết đoạn văn ngắn kể chuyện về bạn thân của em (có sử dụng hai trong ba hình thức sau: đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm ). 2/ Em thử nêu tác dụng của các hình thức : Đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự THỜI GIAN : 4 PHÚT
  8. d/ Tác dụng của các hình thức trên trong văn bản tự sự: - Câu chuyện có không khí gần gũi, thật như trong cuộc sống. - Tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật. - Người đọc cảm nhận sâu sắc tâm lí , tính cách từng nhân vật . 4/ Ghi nhớ: SGK/ 178
  9. I/ TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI , ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1/Phân tích đoạn trích : “Làng” – Kim Lân SGK/176,177 2/Nhận diện các hình thức: 3/Tác dụng của các hình thức trên trong văn bản tự sự 4/ Ghi nhớ : SGK/ 178 II/ LUYỆN TẬP: 1/Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau: (sgk/178) Bà Hai: Ba lượt lời Ông Hai: Hai lượt lời - Này, thầy nó ạ. - - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? - Tôi thấy người ta đồn - Biết rồi ! Cuộc đối thoại không bình thường giữa vợ chồng ông Hai. Nổi bật tâm trạng chán chường, buồn , đau khổ và thất vọng của ông Hai nghe tin làng mình theo giặc.
  10. CỦNG CỐ Em hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? Những hình thức trên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nào ? A- Ca dao,tục ngữ B- Truyện hiện đại Việt Nam ` C- Giao tiếp trong xã hội D- Thơ ca
  11. Dặn dò Về nhà chép bài, học bài và làm bài tập số 2 ( Sgk / 179 ) Soạn bài mới: Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long 1/ Đọc và tóm tắt văn bản 2/ Trả lời những câu hỏi trong phần Đọc - Hiểu văn bản
  12. KÍNH CHÚC CÁC THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHOẺ CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TÔT