Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2019-2020

ppt 34 trang thuongdo99 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_6667_van_ban_lang_le_sa_pa_nguy.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) - Năm học 2019-2020

  1. Các cô gái vùng cao Lào Cai
  2. TUẦN: 14 TIẾT: 66 + 67 (Nguyễn Thành Long)
  3. Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở Quảng Nam - Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người. Viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai. - In trong tập “Giữa trong xanh” năm 1972.
  4. Tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” - Trên chuyến xe khách qua Sa Pa, bác lái xe đã đưa ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên đỉnh Yên Sơn cao 2600m gặp gỡ anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. - Anh thanh niên đưa khách về thăm nơi ở và giới thiệu công việc của mình. Anh sống một mình, công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” . - Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của con người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên. Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu hai người khác xứng đáng hơn là ông kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay nhau để tiếp tục hành trình với bao tình cảm lưu luyến.
  5. Bố cuc: + Phần1: Bác lái xe giới thiệu về một người cô độc nhất thế gian. + Phần 2: Cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa anh thanh niên, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư. + Phần 3: Cuộc chia tay giữa anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư.
  6. Tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên. →Tình huống đơn giản: tạo thuận lợi cho nhân vật chính xuất hiện tự nhiên. - Các nhân vật phụ góp phần hoàn chỉnh tư tưởng chủ đề của truyện.
  7. Cảnh thiên nhiên Sa Pa Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc cây tử kinh màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe .
  8. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào
  9. [ ] Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường.
  10. [ ] Nắng bây giờ bắt đầu len tới.
  11. đốt cháy rừng cây
  12. Những thửa ruộng bậc thang
  13. ? Tác phẩm này, theo tác giả là một “bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
  14. - Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao 2600m. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt thấy một khúc cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xelại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát. Kìa anh ta kìa.
  15. . . . Công việc của cháu cũng quanh quẫn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta . Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
  16. Máy đo mưa của trạm khí tượng
  17. Thảo luận nhóm 3 phút Vì sao anh thanh niên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà vẫn sống vui trong hoàn cảnh ấy? (Anh có suy nghĩ, quan niệm gì về nghề nghiệp về lý tưởng cuộc sống?) Thời gian 0 1 2 3
  18. 4. TỔNG KẾT: a. Truyện khắc họa thành công hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. b.Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
  19. BÀI TẬP 1. Cốt truyện của “Lặng lẽ Sa Pa” là gì? A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. B. Cuộc nói chuyện đầy thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ. C. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tự kể về cuộc đời mình. D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa.
  20. BÀI TẬP 2. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai? A. Tác giả. B. Anh thanh niên. C. Ông họa sĩ già. D. Cô kĩ sư trẻ.
  21. - Về nhà học bài