Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 74: Ôn tập Tiếng việt - Trường THCS Cự Khối

ppt 19 trang thuongdo99 5240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 74: Ôn tập Tiếng việt - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_74_on_tap_tieng_viet_truong_thc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 74: Ôn tập Tiếng việt - Trường THCS Cự Khối

  1. TIẾT 74 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
  2. KHỞI ĐỘNG Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi “dạ” bảo “vâng” lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác Chào mào “chào bácbác”! Chim gặp cô Sơn ca “chào côcô”! Chim gặp anh Chích chòe “chào anhanh”! Chim gặp chị Sáo nâu “chào chịchị”! Có con chim Vành khuyên nhỏ. Sắc lông mượt như tơ óng Gọn gàng, đẹp xinh cũng giống như chúng mình ( Hoàng Vân) 1.Tìm từ ngữ xưng hô của con chim vành khuyên 2. Cách xưng hô của con chim vành khuyên đã thể hiện phương châm hội thoại nào? 3.Tìm lời dẫn trực tiếp có trong lời hát?
  3. 1. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 2. 2. XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI 3. 3. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
  4. Các phương châm hội thoại Phương Phương Phương Phương Phương châm châm châm châm châm về lượng về chất quan hệ cách thức lịch sự
  5. ? Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để có được nhận định đúng về các phương châm hội thoại? Cột A- PCHT Cột B- NỘI DUNG 1. Phương châm a. Nói ngắn gọn, rành mạch, về lượng tránh cách nói mơ hồ. 2. Phương châm b. Nói tế nhị và tôn trọng người về chất khác. 3. Phương châm quan hệ c. Nói không thiếu, không thừa. 4. Phương châm d. Nói đúng sự thật, có bằng cách thức chứng xác thực. 5.Phươngchâm e. Nói vào đúng đề tài giao tiếp, lịch sự tránh nói lạc đề.
  6. Số lượng: 4 nhóm Thời gian: 3 phút -Nhóm 1: Tìm tình huống có sự vi phạm phương châm về lượng, chất, lịch sự trong thơ (có chủ ý sử dụng). -Nhóm 2: Tìm tình huống có sự vi phạm phương châm quan hệ, cách thức, lịch sự trong văn xuôi (có chủ ý sử dụng). -Nhóm 3: Tìm tình huống có sự vi phạm phương châm hội thoại trong đời sống (có chủ ý sử dụng). -Nhóm 4: Tìm tình huống có sự vi phạm phương châm hội thoại trong đời sống (không chủ ý sử dụng).
  7. * Những trường hợp không tuân thủ (vi phạm) phương châm hội thoại - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa trong giao tiếp - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại, một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
  8. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sức biểu cảm. Theo em, lời nhận xét ấy có chính xác không? Cho ví dụ?
  9. Bài tập nhanh: Nhóm từ nào sau đây không dùng làm từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt A. Các đại từ nhân xưng B. Các từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp C. Các từ ngữ chỉ quan hệ gia đình D. Các danh từ làm tên riêng E. Các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội F.F Các động từ, tính từ, phó từ
  10. - Hai đội chơi, mỗi đội 6 học sinh - Thời gian: 1 phút - Nội dung: thi tìm từ xưng hô - Viết vào bảng phụ Đội nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng
  11. Chỉ quan hệ gia đình: Đại từ nhân xưng: Ông, bà, bố, mẹ, tôi, chúng tôi, cậu, các cô, dì, chú, bác, cậu, anh ấy, cô ấy, họ anh, chị Chỉ quan hệ Chỉ chức vụ, xã hội: nghề nghiệp: Bạn, ngài, quý Họa sĩ, giáo sư, ông, quý bà, hiệu trưởng, quý vị giám đốc . Là tên riêng: Lan, Mai, Tài
  12. - khiêm: khiêm tốn - tôn: đề cao àNgười nói tự xưng khiêm nhường, Khigọi lựa người chọn đối từ thoạingữ xưngmột cách hô, người tôn kính. Việt rất coi trọng phương châm “xưng khiêm - hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Hãy giải thích các từ Hán Việt trong cụm từ đó, lấy ví dụ. Vì sao trong khi xưng hô, ta cần chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ?
  13. Ông Chủ tịch đã đến trước mặt thầy. Sau mấy giây ngỡ ngàng, ông Chủ tịch dang tay ôm chầm lấy thầy Miện. -Em thật có lỗi với thầy. Biết thầy về quê, nhưng vì công việc bận quá nên chưa có dịp đến thăm thầy được. Trong vòng tay của ông Chủ tịch, thầy Miện run lên vì xúc động: - Mấy chục năm rồi nhỉ, hôm nay tôi mới được gặp đồng chí Chủ tịch. - Thầy đừng gọi em là Chủ tịch. Thầy cứ gọi em là thằng Khôi. - Lúc nào tôi cũng nhớ đến đồng chí Chủ tịch. - Em cũng vậy, không bao giờ em quên được thầy. (Tâm huyết nhà giáo-NXB Giáo Dục) - Cách xưng hô của ông chủ tịch: "em" - "thầy"- thể hiện thái độ kính cẩnNhận và lòng xét biết cách ơn với sử thầy dụng giáo từ của ngữ mình. xưng hô - Cách xưng hô của thầycủa giáo: hai "tôi"nhân - " vật ông chủ tịch" - thể hiện sự tôn trọng vị thếtrong hiện tại câu của chuyện người học trên? trò. -> Đó là bài học sâu sắc về tinh thần “Tôn sư trọng đạo” , về cách ứng xử nhân văn của dân tộc ta.
  14. Phân biệt cách dẫn trực tiếp Và cách dẫn gián tiếp
  15. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp *Giống đối tượng: Dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật *Khác: Dẫn trực tiếp *Dẫn gián tiếp: Nội dung Nhắc lại nguyên văn Thuật lại có điều chỉnh nhưng đảm bảo đúng ý. Hình thức - Đặt trong dấu ngoặc kép -Không đặt trong - Lời thoại đặt sau dấu gạch dấu ngoặc kép ngang. - Có thể dùng từ “rằng”, “là” Vị trí Đứng trước, giữa, sau lời dẫn Luôn đứng sau lời dẫn
  16. Bài tập 2/190,191-sgk: Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi: -Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào? Thiếp nói: -Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan. (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí) Hãy chuyển những lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp. Phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại?
  17. Chuyển lời đối thoại thành lời dẫn gián tiếp Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuỷ lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào. Nguyễn Thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay giữ ra sao, vua Quang Trung ra Bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan. Những thay đổi từ ngữ: Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô Tôi (ngôi thứ nhất) Nhà vua (ngôi thứ ba) Chúa công (ngôi thứ hai) Vua Quang Trung(ngôi thứ 3) Từ chỉ địa điểm đây (tỉnh lược) Từ chỉ thời gian bây giờ bấy giờ
  18. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi “ Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! ” (Bếp lửa - Bằng Việt) Viết một đoạn văn tự sự, thay lời người cháu kể lại kỉ niệm sống với bà dựa vào nội dung đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng từ ngữ xưng hô, phương châm hội thoại và lời dẫn trực tiếp.