Bài giảng Phát triển nhận thức - Đề tài: Vòng đời của bướm - Trúc Quỳnh

pptx 22 trang Diệp Đức 02/08/2023 2573
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phát triển nhận thức - Đề tài: Vòng đời của bướm - Trúc Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_phat_trien_nhan_thuc_de_tai_vong_doi_cua_buom_truc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Phát triển nhận thức - Đề tài: Vòng đời của bướm - Trúc Quỳnh

  1. Phßng Gi¸o dôc&§µo t¹o QuËn thanh xu©n TrƯỜNG mÇm non tuæi thÇn tiªn VÒNG ĐỜI CỦA BƯỚM GIÁO VIÊN: Trúc Quỳnh Trường Mầm Non Tuổi Thần Tiên
  2. I.Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết bướm là côn trùng có 6 chân, cơ thể có 3 phần: đầu, mình (gồm ngực và bụng) và cánh. Các chân được gắn với ngực. -Biết được vòng đời của bướm: Từ trứng nở thành sâu, sâu kén thành nhộng, nhộng thành bướm con. -Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về một số côn trùng khác. -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt sự hiểu biết về côn trùng. -Giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với côn trùng và cảnh vật xung quanh.
  3. II.Chuẩn bị: -Hình ảnh một số con bướm. -Hình ảnh một số côn trùng khác mở rộng cho trẻ. -Hình ảnh các bộ phận chính của con bướm. -Hình ảnh về vòng đời của bướm. -Tranh vẽ vòng đời của bướm cho trẻ chơi trò chơi, số thứ tự từ 1 đến 10 -Bảng, băng nhạc bài hát “Gọi bướm” -Máy đèn chiếu, máy vi tính
  4. Hoạt động 1: Tìm hiểu vòng đời của bướm
  5. -Cô và trẻ cùng quan sát hình ảnh trên máy đèn chiếu và hát-vận động bài “Goị bướm” -Xuất hiện chú bướm và trò chuyện với trẻ về cấu tạo, hình dáng, màu sắc của bướm. +Có bạn nào biết gì về con bướm? +Bướm sống ở đâu? +Bướm là côn trùng có ích hay có hại? Vì sao ? (Kết hợp giáo dục trẻ có thái độ đúng đắn với côn trùng và cảnh vật xung quanh) +Bướm là 1 loài côn trùng. Vậy ngoài bướm ra các con còn biết côn trùng nào nữa không?
  6. +Có phải bướm là do hoa sinh ra? +Vậy có bạn nào thấy hoặc biết con bướm được sinh ra như thế nào không? -Cho trẻ xem đoạn phim vòng đời của bướm. -Đàm thoại cùng trẻ về những điều trẻ vừa xem được (kết hợp cho trẻ xem tranh) +Bướm mẹ đẻ ra gì? +Trứng của bướm nở ra gì? +Sâu con ăn gì để lớn lên? +Khi sâu già điều gì xảy ra? Cô cung cấp thêm: Lúc này sau khi kéo kén người ta gọi là con nhộng hay con ngài.
  7. +Khi kén khô thì điều gì sẽ xảy ra? *Cô khái quát lại: Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng lớn lên và nở thành sâu non, khi sâu già sẽ nhả tơ, tơ quấn lại thành ổ kén, khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh. +Vậy để trở thành bướm xinh đẹp thì phải trải qua mấy giai đọan? -Cho trẻ nói lại vòng đời của bướm. *Có rất nhiều loại bướm khác nhau nhưng tất cả đều có chung một vòng đời như vậy.
  8. Con bướm
  9. Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây
  10. Trứng lớn lên nở thành sâu non
  11. Khi sâu già nhả tơ quấn lại thành tổ kén.
  12. Tổ kén khô, nứt vỏ và một chú bướm con chui ra
  13. Con bướm
  14. Các giai đoạn của bướm 1 2 3 4
  15. Vòng đời của bướm
  16. Bướm vàng ba chấm Bướm cánh bản đồ Bướm cánh viền đỏ
  17. Bướm báo hoa vàng Bướm cánh phượng kiếm Bướm đuôi chim Bướm cam đuôi dài
  18. Bướm đuôi dài Bướm cánh sọc chéo xanh lá chuối
  19. Con chuồn chuồn Con cào cào Con kiến Con ong
  20. Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
  21. -Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, cùng trong khoảng thời gian là nhạc nền bài hát “Gọi bướm” các đội sẽ thi nhau lựa chọn các hình ảnh liên quan đến vòng đời của bướm dán lên bảng và gắn số theo đúng thứ tự. -Luật chơi: Khi bài nhạc “Gọi bướm” kết thúc, đội nào làm đúng và nhanh nhất là đội thắng cuộc. -Mời 1 trẻ nói lại vòng đời của bướm. Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.