Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 1: Menden và di truyền học - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang

ppt 18 trang thuongdo99 3080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 1: Menden và di truyền học - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_9_bai_1_menden_va_di_truyen_hoc_nam_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Bài 1: Menden và di truyền học - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang

  1. CHƯƠNG 1: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN Bài 1: Menden và di truyền học 1 Trường THCS Đức Giang
  2. I. DI TRUYỀN HỌC 1. Di truyền, biến dị là gì? Cho ví dụ. 2. Di truyền và biến dị được biểu hiện thông qua quá trình nào?? 2
  3. I. DI TRUYỀN HỌC - Di truyền: là hiện tượng các tính trạng được truyền từ bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Di truyền và biến dị được biểu hiện qua quá trình sinh sản. 3
  4. I. DI TRUYỀN HỌC Thế nào là di truyền học? Ngành di truyền học có ý nghĩa gì? 4
  5. I. DI TRUYỀN HỌC - Nội dung: + Cơ sở vật chất. + Cơ chế. Di truyền và biến dị + Quy luật . - Ứng dụng: + Là cơ sở khoa học của chọn giống. + Trong y học, nghiên cứu. 5
  6. III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền 1. Một số thuật ngữ: - Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể. - Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng. - Nhân tố di truyền: qui định các tính trạng của sinh vật. - Giống (hay dòng) thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. 2. Một số kí hiệu: - P: cặp bố mẹ xuất phát - x: phép lai - G: giao tử (giao tử đực : và giao tử cái: ) 6 - F: Thế hệ con ( F1: là thế hệ của P; F2: là thế hệ của F1)
  7. II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học 1. Grêgo Menđen: (1822 – 1884) - Ông là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. - Phương pháp phân tích các thế hệ lai. Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menden là phương pháp nào? 7
  8. II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học 8 Video giới thiệu về Menden và quy luật di truyền.
  9. CÁC CẶP TÍNH TRẠNG TRONG THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen có nội dung như thế nào? Các cặp tính trạng mà Menđen đem lai có đặc điểm gì?9 Tương phản : Trơn - Nhăn; Vàng -Xanh
  10. II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học 2. Nội dung của phương pháp phân tích thế hệ lai: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. 10
  11. II. Menđen – người đặt nền móng cho di truyền học - Đối tượng cây đậu Hà Lan có đặc điểm: + Tự thụ phấn nghiêm ngặt. + Có nhiều cặp tính trạng tương phản. + Dễ trồng, dễ theo dõi thí nghiệm. Vì sao Menden chọn đối tượng là đậu Hà Lan để nghiên cứu? 11
  12. Menđen đã nghiên cứu trên nhiều đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan. Ông đã trồng khoảng 37000 cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 24 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên 1 vạn cây lai và khoảng 300000 hạt. Từ đó rút ra các quy luật di truyền (năm 1865) đặt nền móng cho di truyền học. 12
  13. CỦNG CỐ Câu 1: Trong một gia đình, bố và mẹ đều có da đen, mắt nâu, tóc xoăn; Sinh con thứ nhất có da trắng, mắt nâu, tóc thẳng; Người con thứ hai có da đen, mắt xanh, tóc xoăn. Hỏi trường hợp nào là di truyền? Trường hợp nào là biến dị.
  14. CỦNG CỐ Câu 2: Dòng thuần là dòng: A. Đồng loạt ở đời con biểu hiện một kiểu hình giống nhau. B. Đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình C. Dị hợp tử về kiểu gen và đồng hợp về kiểu hình. D. Ở đời sau biểu hiện toàn bộ tính trạng lặn.
  15. CỦNG CỐ Câu 3: Ví dụ nào sau đây không phải là cặp tính trạng tương phản?: A. Vỏ hạt trơn và vỏ hạt nhăn. B. Mắt đỏ và mắt trắng. C. Thân cao và thân thấp. D. Lông đen và lông dày.
  16. CỦNG CỐ Câu 4: Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo sinh lý của một cơ thể được gọi là? A. Kiểu hình. B. Kiểu gen. C. Tính trạng. D. Kiểu hình và kiểu gen.
  17. - Học bài cũ và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”. - Đọc trước bài 2 – Lai một cặp tính trạng, kẻ trước bảng 2 trang 8 vào vở. 17