Bài tập Ngữ văn Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam

docx 6 trang Đăng Bình 11/12/2023 1070
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ngu_van_lop_6_den_9_truong_thcs_sao_nam.docx

Nội dung text: Bài tập Ngữ văn Lớp 6 đến 9 - Trường THCS Sào Nam

  1. BÀI TẬP NGỮ VĂN 6 Câu 1: Cho phần trích sau: “ ngoài ra còn có thể mua cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền.” (Đoàn Giỏi, “Sông nước Cà Mau”) Phần trích dẫn ở trên tả cảnh mua bán ở chợ nào? Qua đó, em hãy cho biết cảnh chợ đó có gì độc đáo? Câu 2: Cho các cụm từ sau, hãy xác định chúng thuộc kiểu cụm từ nào (cụm danh từ/ cụm động từ/cụm tính từ)? a. một chàng thanh niên cường tráng b. chẳng nhìn thấy một ai c. mệt mỏi lắm d. sợ đến chết khiếp e. một con hổ cái f. gầm lên một tiếng Câu 3: Viết một đoạn văn (7-10 câu) tả khung cảnh mùa xuân, trong đó có sử dụng ít nhất một phép so sánh và một phó từ. Gạch chân dưới phép so sánh và phó từ đó.
  2. BÀI TẬP NGỮ VĂN 7 I. TỤC NGỮ Câu 1: Cho các câu tục ngữ: a, Thương người như thể thương thân b, Một mặt người bằng mười mặt của c, Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa d, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt e, Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ g, Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền Hãy chọn những câu tục ngữ thích hợp thể hiện các nội dung sau: a. Kinh nghiệm dự đoán bão: b.Nhấn mạnh của cải quan trọng hơn con người: . c.Bài học về phòng chống thiên tai: Câu 2: Trình bày nội dung và ý nghĩa vận dụng của các câu tục ngữ sau: a) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt Tấc đất, tấc vàng
  3. Học thầy không tày học bạn Nhất thì, nhì thục II. CÂU RÚT GỌN Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đén 10 câu, chọn một trong các chủ đề sau tình bạn có sử dụng ít nhất 1 câu rút gọn. III. VĂN NGHỊ LUẬN Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
  4. BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 8 I.Văn học : Câu 1 : Phân tích đoạn thơ 3 của bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ ( Từ “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” đến “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu” ). Câu 2 : “ Bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ) đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thưở ấy” Em hiểu nhận định trên như thế nào ? Câu 3 : Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối của bài thơ Ông đồ ( Vũ Đình Liên) “ Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ” II. Tiếng Việt Câu 1 : Xác định câu nghi vấn trong những câu sau. Cho biết chức năng của câu nghi vấn đó dùng để làm gì? A. Chẳng biết nó có dám ngờ mình hay không, mà sao nó nói lắm câu nghe trái tai quá. ( Nguyễn Công Hoan, Mất cái ví ) B. Như ý tôi thì hỏi ngay ông đốc Xuân xem ông ta có ưng không thì bảo ông ta cưới chạy tang cho xong chuyện đi. ( Vũ Trọng Phụng, Số đỏ ) C. Áo đen năm nút viền tà Ai may cho bậu hay là bậu may? ( Ca dao ) Câu 2 : Đặt câu nghi vấn có sử dụng đại từ nghi vấn : ai, nào, đâu. III. Tập làm văn Hãy viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu về Bác Hồ, vị cha già của dân tộc Việt Nam.
  5. ÔN LUYỆN NGỮ VĂN 9 (LẦN 3) Phân Nội dung Bài tập Môn Ôn lại kiến Câu 1: Nêu những vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương? Theo thức các văn em vì sao Vũ Nương dù đẹp người, đẹp nết nhưng lại phải bản sau đây: chịu số phận bất hạnh và cái chết oan khuất như vậy? * Thơ Câu 2: Nêu những vẻ đẹp của hình ảnh người anh hùng dân - Truyện Kiều tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ qua hồi thứ 14 của “Hoàng (3 đoạn trích) Lê nhất thống chí”? Theo em vì sao các tác giả Ngô gia văn - Lục Vân Tiên phái vốn trung thành với nhà Lê mà lại viết thực và hay như cứu Kiều vậy về vua Quang Trung? Nguyệt Nga Câu 3: Thế nào là bút pháp ước lệ tượng trưng? Phân tích - Đồng chí một câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du để làm rõ - Bài thơ về bút pháp này? tiểu đội xe Câu 4: Thế nào là bút pháp tả cảnh ngụ tình? Phân tích một không kính câu thơ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du để làm rõ bút - Đoàn thuyền pháp này? đánh cá Câu 5: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ Văn học - Bếp lửa về tiểu đội xe không kính” - Ánh trăng Câu 6: Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” và *Truyện “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có điểm gì giống và - Chuyện người khác nhau? con gái Nam Câu 7: Nêu nội dung chính, nghệ thuật nổi bật của các bài Xương thơ: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Ánh trăng. - Hoàng Lê Câu 8: Trong mỗi bài thơ trên, em thích nhất khổ thơ nào? nhất thống chí Nêu lí do vì sao em thích? - Làng Câu 9: Trong truyện ngắn “Làng”, vì sao khi xây dựng - Lặng lẽ Sapa hình tượng nhân vật ông Hai luôn hướng về làng chợ Dầu - Chiếc lược nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” ngà mà không phải là “Làng chợ Dầu” Câu 10: Giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện “Lặng lẽ Sapa” và cho biết tại sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho từng nhân vật? Câu 11: Nêu những vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sapa”. Câu 12: Nêu chủ đề và ý nghĩa nhan đề truyện “Chiếc lược ngà” Ôn lại kiến Câu 1: Những câu sau: “Chiến tranh là chiến tranh”, “Tôi thức các bài là tôi”, “Tiền bạc là tiền bạc” không tuân thủ phương châm học trong học hội thoại nào? Nguyên nhân của trường không tuân thủ kì I: này? - Các phương Câu 2: Vẽ sơ đồ các cách phát triển từ vựng và cho ví dụ. châm hội thoại Câu 3: Hãy đặt câu với các từ: chân, đầu, xuân, lá theo
  6. - Xưng hô nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Tiếng trong hội thoại Câu 4: Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và Việt - Cách dẫn trực giải thích nghĩa của những từ đó. tiếp và cách Câu 5:.Xác định khởi ngữ và cho biết tác dụng: dẫn gián tiếp Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, - Sự phát triển yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống của từ vựng tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một - Thuật ngữ lần mà bỏ xuống được. - Trau dồi vốn (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) từ Câu 6: Đặt câu với các thành phần biệt lập đã học Câu 1: Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để cho thấy bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu. Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Tập làm Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. văn Câu 2: Cảm nhận của em về khổ thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) Từ khổ thơ trên và sự hiểu biết của mình, em hãy nêu suy nghĩ về những người dân chài ngày đêm bám biển trong hoàn cảnh hiện nay. Câu 3: Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt có viết: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ” Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa”. Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Viết đoạn văn cảm nhận về khổ thơ trên.