Bài tập ôn bài 12 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn bài 12 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_bai_12_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_2020_2021.docx
Nội dung text: Bài tập ôn bài 12 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY PHIẾU BÀI TẬP Năm học: 2020- 2021 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Bài 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH Câu 1: Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Câu 2: Em hãy nêu một số biểu hiện của việc sống và làm việc có kế hoạch? Câu 3: Theo em, việc sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào? Câu 4: Em đã biết sống và làm việc có kế hoạch chưa? Hãy nêu một số biểu hiện cụ thể. Câu 5: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Học sinh chỉ cần lập kế hoạch cho việc học tập của mình là đủ. B. Chỉ cần lập kế hoạch theo tuần, không cần lập kế hoạch từng ngày. C. Kế hoạch sống và làm việc phải cân đối các nhiệm vụ. D. Không thể lập kế hoạch sống và làm việc dài hơi. Câu 6: Ý kiến nào dưới đây là đúng nhất? A. Sống và làm việc có kế hoạch khiến ta trở thành người nguyên tắc cứng nhắc. B. Sống và làm việc có kế hoạch giúp ta hoàn thành tất cả các công việc. C. Sống và làm việc có kế hoạch giúp ta tiết kiệm thời gian. D. Sống và làm việc có kế hoạch giúp ta chủ động, đạt hiệu quả trong công việc. Câu 7: Nối mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I để được một câu đúng: I II A. Sống và làm việc có kế hoạch là biết 1. phải quyết tâm vượt khó, kiên trì, xác định nhiệm vụ, biết sắp xếp công sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đề ra. việc và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý B. Kế hoạch sống và làm việc phải cân 2. chủ động, tiết kiệm thời gian, công đối các nhiệm vụ sức, và đạt hiệu quả trong công việc. C. Khi đã lập kế hoạch 3. để mọi việc có kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
- D. Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng 4. biết làm việc có kế hoạch và điều ta chỉnh kế hoạch khi cần thiết. 5. rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình. Câu 8: Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? Không tán Ý kiến Tán thành thành A. Chỉ những người trưởng thành, đi làm mới cần sống và làm việc có kế hoạch. B. Chỉ cần làm việc có kế hoạch trong những khoảng thời gian nhất định. C. Việc sống và làm việc có kế hoạch khiến ta bị động với những việc phát sinh. D. Kế hoạch cần điều chỉnh cho phù hợp với từng thời điểm. E. Sống và làm việc có kế hoạch giúp ta làm được nhiều việc trong quỹ thời gian hạn hẹp. Câu 9: Điền các từ hoặc cụm từ vào chỗ trống trong câu dưới đây để có định nghĩa sống và làm việc có kế hoạch. Sống và làm việc có kế hoạch là biết nhiệm vụ, sắp xếp các công việc hàng ngày, hàng tuần một cách để mọi việc được thực hiện , có hiệu quả, chất lượng. Câu 10: Vào đầu năm học lớp 7, bố mẹ bảo Phương Anh: “Con đã lớn, cần tập dần việc sống và làm việc có kế hoạch” và bố đã hướng dẫn Phương Anh cách lập thời gian biểu. Bảng kế hoạch của Phương Anh có chia thời gian cho tất cả các việc: tập thể dục buổi sáng, học ở trường, tự học ở nhà, làm việc nhà giúp bố mẹ, xem ti vi Tuần đầu Phương Anh rất hào hứng với việc thực hiện theo thời gian biểu, nhưng rồi dần dần Phương Anh thấy rất khó để làm các việc theo kế hoạch đã dự định nên tự bỏ việc tập thể dục buổi sáng, còn việc nhà thì tuỳ hứng, lúc nào thích thì mới làm. Câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của bạn Phương Anh?
- 2. Theo em, việc lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch có cần thiết với học sinh không? Vì sao? Câu 11: Một lần đến nhà An chơi, Minh thấy ở góc học tập của An có dán Thời gian biểu với những việc cần làm trong mỗi ngày rất chi tiết với thời gian cụ thể. Thấy bạn chăm chú đọc, An cười nói: “Tớ lập thời gian biểu nhưng có thực hiện được đâu, lúc lập kế hoạch thì hào hứng lắm nhưng thực hiện rất khó, gò bó lắm”. Câu hỏi: 1. Em nhận xét thế nào về việc thực hiện Thời gian biểu của bạn An? 2. Bản thân em đã làm thế nào để thực hiện kế hoạch đề ra? Câu 12: Chiều thứ 7 được nghỉ học, Hồng sang nhà Hà rủ bạn đi chơi. Sang đến nơi, thấy Hà đang ngồi bên bàn học, miệt mài làm toán, Hồng trêu bạn: “Cậu muốn thành mọt sách à? Cả tuần đã học rồi, chiều thứ bảy phải nghỉ ngơi thư giãn chứ”. Đáp lời Hồng, Hà nói: “Trong thời gian biểu của tớ, chiều thứ bảy là thời gian tự học để ôn bài, phải học xong tớ mới làm việc khác được”. Hồng thuyết phục bạn thay đổi kế hoạch một hôm nhưng Hà không nghe, hẹn Hồng hôm khác đi chơi. Hồng cho bạn là cứng nhắc, không linh hoạt và giận dỗi bỏ về. Câu hỏi: 1. Em có tán thành đánh giá của Hồng về Hà không? Vì sao? 2. Nếu là Hà, em sẽ làm gì để Hồng hiểu và hết giận mình? Câu 13: Em hãy tự lập kế hoạch làm việc cho mình và tự nhận xét xem kế hoạch đã cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình chưa? Câu 14: Em hãy quan sát những người sống quanh em và kể về một người biết sống và làm việc có kế hoạch và đã gặt hái thành công trong cuộc sống? Câu 15: Có ý kiến cho rằng học sinh khi lập kế hoạch cần đặt việc học tập lên hàng đầu, dành hết thời gian cho việc học ở lớp, học thêm ở nhà và tự học ở nhà. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?