Bài tập ôn bài 9 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 4 trang thuongdo99 2630
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn bài 9 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_bai_9_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_2019_2020_t.docx

Nội dung text: Bài tập ôn bài 9 Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY PHIẾU BÀI TẬP Năm học: 2019- 2020 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá. Câu 1: Em hiểu thế nào là gia đình văn hoá? Câu 2: Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người trong gia đình phải làm gì? Câu 3: Theo em, học sinh góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá bằng cách nào? Câu 4: Việc xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân và toàn xã hội? Câu 5: Bản than em đã có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hoá chưa? Nêu những biểu hiện cụ thể? Câu 6: Ở địa phương em, để được công nhận là gia đình văn hoá phải đạt được những tiêu chuẩn cụ thể nào? Câu 7: Chọn trong các từ cho sẵn một từ thích hợp điền vào chỗ trống. ( nghĩa vụ, bổn phận, quyền lợi, vai trò ) “ Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần thực hiện tốt , trách nhiệm của mình với gia đình ”. Câu 8: Việc làm nào dưới đây góp phần xây dựng gia đình văn hoá? ( Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn ) A. Con cái chỉ chăm lo học hành. B. Cha mẹ chỉ mải mê kiếm tiền. C. Anh em tị nạnh nhau việc nhà. D. Phân công cụ thể việc của từng thành viên. Câu 9: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? ( Khoanh tròn chữ cái trước ý kiến mà em đồng ý )
  2. A. Gia đình phải có con trai để nối dõi tông đường. B. Con gái phải đảm đương việc nhà thay mẹ. C. Mỗi người trong gia đình hỗ trợ nhau khi cần thiết. D. Người bố phải lo những việc lớn, không phải làm việc vặt trong nhà. Câu 10: Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? ( Đánh dấu X vào ô tương ứng ) Không Ý kiến Tán thành tán thành A. Việc xây dựng gia đình văn hoá là trách nhiệm của cha mẹ. B. Con cái chỉ cần học giỏi là góp phần xây dựng gia đình văn hoá. C. Cha mẹ cần làm hộ việc của con để con dành thời gian học tập. D. Mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện tốt trách nhiệm của mình Câu 11: Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống để có định nghĩa về gia đình văn hoá. Gia đình văn hoá là gia đình ., hạnh phúc, ., thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. Câu 12: Nối mỗi cụm từ ở cột II với mỗi cụm từ ở cột I sao cho đúng với nội dung bài học. I II A. Xây dựng gia đình văn hoá 1. trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú
  3. vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. B. Học sinh góp phần xây dựng gia 2. là gia đình hoà thuận, tiên bộ, thực đình văn hoá hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. C. Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi 3. là góp phần xây dựng xã hội văn người cần thực hiện tốt bổn phận minh, tiến bộ. D. Gia đình văn hoá 4. thì xã hội mới ổn định 5. bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà cha mẹ; yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm tổn hại đến danh dự gia đình. Câu 13: Gia đình Nam mới được nhận danh hiệu gia đình văn hoá. Hôm sau đi học, Nam liền khoe với Linh nhưng Linh bĩu môi và nói: “ Tớ thấy chỉ cần nhiều tiền là đủ, gia đình giàu có mới đáng hãnh diện”. Câu hỏi: Em có tán thành ý kiến của Linh không? Vì sao? Câu 14: Bố mẹ Hà thường đi làm về muộn nên phân công cho Hà việc nấu bữa cơm tối nhưng Hà hay lấy lí do bận học để khỏi phải nấu cơm. Bố mẹ đi làm về lại phải nấu cơm nên thường bực dọc, quát mắng con. Câu hỏi: 1/ Em có nhận xét gì về việc làm của Hà? 2/ Nếu em là một người bạn sống gần nhà Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Câu 15: Trong khu tập thể, gia đình Hoà rất khá giả và sống khép kín. Bố mẹ Hoà không quan hệ với hàng xóm, nhà Hoà thường cửa đóng, then cài nên mọi người cũng ngại tiếp xúc. Mọi người trong nhà Hoà đều có suy nghĩ là nhà mình đầy đủ, chẳng cần gần gũi với hàng xóm cho thêm phiền hà.
  4. Câu hỏi: Em có đồng ý với cách sống và suy nghĩ của mọi người trong gia đình Hoà không? Vì sao? Câu 16: Tổ dân phố nơi nhà Huy ở thường tổ chức họp đều đặn hàng tháng. Nhưng từ khi chuyển về đó ở, Huy không thấy bố, mẹ mình đi họp tổ dân phố bao giờ, dù có đôi lần bác tổ trưởng đã đến nhắc nhở. Một lần, Huy thắc mắc điều ấy với mẹ thì mẹ bảo rằng: “ Ở cơ quan bố mẹ đã phải họp hành nhiều rồi, với lại họp tổ dân phố thì chỉ có nghe cãi nhau, thì giờ ấy để nghỉ ngơi, xem ti vi còn bổ ích hơn”.