Bài tập ôn tập số 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập số 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_so_2_vat_li_lop_7_nam_hoc_2020_2021_truong_th.doc
Nội dung text: Bài tập ôn tập số 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 TÔ TOÁN - LÝ BỘ MÔN : VẬT LÍ – KHỐI 7 Ôn tập: Sự nhiễm điện - Hai loại điện tích Dòng điện - Nguồn điện I.TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng Câu 1: Chọn câu sai: A. Tất cả các vật đều có khả năng nhiễm điện B. Bàn ghế lau chùi mạnh dễ bị bám bụi C. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác D. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút, đẩy vật không nhiễm điện Câu 2: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát dễ xảy ra vào mùa nào? A. Mùa đông B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa Xuân Câu 3: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một thước nhựa có bị nhiễm điện? A. Nếu thước nhựa hút giấy vụn B. Nếu thước nhựa đẩy giấy vụn C. Cả A,B đúng D. Cả A, B sai Câu 4: Trong các cách sau đây cách nào làm lược nhựa nhiễm điện? A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm B. Phơi lược ngoài nắng C. Cọ xát lược nhựa vào vải len D. Cả ba cách trên Câu 5: Hai quả cầu nhựa cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau. Chúng có lực tác dụng với nhau như thế nào? A. Hút nhau B. Đẩy nhau C. Không có lực tác dụng D. Có lúc hút, có lúc đẩy Câu 6: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát có thể xảy ra ở nhiệt độ nào? A. Nhiệt độ cao B. Nhiệt độ thấp C. Bất kỳ nhiệt độ nào D. Nhiệt độ trung bình Câu 7: Lược nhựa bị nhiễm điện tác dụng lực hút vào vật nào trong các vật sau: A. Vụn giấy B. Quả cầu kim loại C. Dòng nước nhỏ chảy từ vòi D. Cả ba vật trên Câu 8: Vào mùa đông khi chải tóc bằng lược nhựa, thường xảy ra hiện tượng nào trong các hiện tượng sau: A. Lược nhựa bị nhiễm điện B. Tóc bị nhiễm điện C. Cả hai câu A,B đúng D. Cả A,B sai Câu 9: Các chất ở trạng thái nào có thể bị nhiễm điện? A. Trạng thái rắn B. Trạng thái lỏng C. Trạng thái khí D. Cả ba trạng thái trên
- Câu 10: Vật (hoặc) chất nào sau đây có thể bị nhiễm điện do cọ xát? A. Thanh thuỷ tinh B. Mảnh vải khô C. Không khí khô D. Cả 3 vật trên II. TỰ LUẬN: Bài 1: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. a. Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại? b. Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên. Bài 2: Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? Vì sao? BGH DUYỆT Tổ CM Phạm Thị Hải Vân