Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 3 trang thuongdo99 1970
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_su_no_vi_nhiet_cua_chat_ran_vat_li_lop_6_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 TÔ TOÁN - LÝ BỘ MÔN : VẬT LÍ – KHỐI 6 Ôn tập: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I.TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng Câu 1: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm. A. Không có gì thay đổi. B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại. C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn. D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại. Câu 2: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên. Câu 3: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây? A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ. Câu 4: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì: A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt. B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt. C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau. D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông. Câu 5: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Khối lượng của hòn bi tăng. B. Khối lượng của hòn bi giảm. C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng. D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm. Câu 6: Chọn phương án đúng: Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng. B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng. C. Chỉ có chiều cao tăng. D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi. Câu 7: Chọn câu trả lời đúng nhất : Sự nở vì nhiệt của các vật rắn theo một chiều được gọi là: A. Sự nở chiều dài. B. Sự nở khối. C. Sự nở thể tích. D. Sự nở dài. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng nhất : Sự nở vì nhiệt của các vật rắn theo thể tích được gọi là: A. Sự nở nhiều dài. B. Sự nở khối.
  2. C. Sự nở thể tích. D. Sự nở dài. Câu 9: Chọn câu phát biểu sai: A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. C. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 10: Chọn câu trả lời đúng: Khoét một lỗ tròn trên thanh thước nhôm sao cho khi ghép lại thì mảnh khoét này khít với lỗ tròn đó. Khi nhiệt độ thanh thước tăng lên, để mảnh khoét vẫn còn khít với lỗ tròn trên thước thì: A. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải lớn hơn nhiệt độ tăng của thanh thước. B. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải nhỏ hơn nhiệt độ tăng của thanh thước. C. Nhiệt độ của mảnh ghép này phải bằng với nhiệt độ tăng của thanh thước. D. Giữ nguyên nhiệt độ ban đầu của mảnh ghép. Câu 11: Chọn câu trả lời đúng: Một quả bi bằng kim loại được giữ hằng một vòng kim loại sao cho viên bi không rơi xuống. Cách nào sau đây làm cho viên bi có thể rơi xuống: A. Chỉ nung nóng viên bi. B. Nung nóng viên bi và vòng kim loại. C. Làm lạnh viên bi và vòng kim loại. D. Chỉ nung nóng vòng kim loại. Câu 12: Chọn câu trả lời đúng: Để cho việc mở một nút chai bằng kim loại khi nút chặt ở miệng chai được dễ dàng hơn, người ta thường: A. Đặt chai và nút vào trong nước nóng. B. Chỉ hơ nóng nút chai. C. Đặt chai và nút vào trong nước lạnh. D. Chỉ làm lạnh cái chai. II. TỰ LUẬN Bài 1: Một viên bi thép có kích tước vừa đủ lọt qua một chiếc vòng thép. a) Nếu nung nóng hòn bi lên, nó có thể chui lọt qua vòng thép nữa không? b) Nếu nung nóng cả vòng thép và bi thì viên bi có lọt qua vòng thép được không? Bài 2: Một quả cầu bằng nhôm bị kẹt trong một vòng sắt. Để tách quả cầu ra khỏi vòng, một học sinh đem hơ nóng cả cầu và vòng. Hỏi bn đó có tách đc ra quả cầu ko? Bài 3: Tại sao đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh chịu lửa thì cốc không bị vở, còn đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ? BGH DUYỆT Tổ CM Phạm Thị Hải Vân