Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 6 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

docx 4 trang thuongdo99 6220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 6 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_vat_li_lop_6_de_3_nam_hoc_2019_2020_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Vật lí Lớp 6 - Đề 3 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ LỚP 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 06/12/ 2019 Mã đề 03 ( Đề bài gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm ( 5 điểm):Trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra bài làm chữ cái đầu của đáp án đúng: Câu 1. Công thức tính trọng lượng riêng là: A. d = B. D = C. D = D. d = Câu 2. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? A. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. B. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. C. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực. D. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. Câu 3. Lực nào dưới đay là lực đàn hồi? A. Trọng lực của một quả nặng. B. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với bảng. C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt. Câu 4. Hai lực cân bằng cùng đặt vào 1 vật có đặc điểm nào dưới đây? A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau. C. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau. B. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau. D. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau. Câu 5. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách : A. Đo thể tích bình tràn. B. Đo thể tích nước còn lại trong bình. C. Đo thể tích bình chứa. D. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. Câu 6. Dụng cụ nào sau đây không đo được thể tích của chất lỏng? A. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. C. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình tràn. D. Bình chia độ. Câu 7. Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là: A. 7800kg sắt bằng 1m3 sắt. C. 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg. B. 1m3 sắt có trọng lượng là 7800kg. D. 1m3 sắt có khối lượng riêng là 7800kg. Câu 8. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? A. d = P.V B. P = 10.m C. d = V.D D. d = 10.D Câu 9. Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3.Thể tích của vật rắn là : A. V = 30 cm3 B. V = 25 cm3 C. V = 20 cm3 D. V = 125 cm3 Câu 10. Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  2. C. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. D. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Câu 11. Gió thổi căng phồng một cánh buồm gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì ? A. Lực kéo. B. Lực đẩy. C. Lực căng. D. Lực hút. Câu 12. Khi nói về lực đàn hồi, câu kết luận nào sau đây không đúng? A. Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ. C. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. Câu 13. Đơn vị nào sau đây dùng để đo thể tích? A. cm B. C. gam D. Cc Câu 14. Khi quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Biến dạng quả của bóng B. Biến dạng và biến đổi chuyển động của quả bóng. C. Không xảy ra hiện tượng gì. D. Biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 15. Lực kế dùng để: A. đo chiều dài. B. đo lực. C. đo thể tích. D. đo khối lượng. Câu 16. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị dùng để đo độ dài là: A. kg B. cc C. dm2 D. cm Câu 17. Một lò xo xoắn dài 25cm khi treo vật nặng có trọng lượng 1N. Treo thêm vật nặng có trọng lượng 2N vào thì độ dài của lò xo là 26cm. Vậy chiều dài tự nhiên 10 của lò xo là bao nhiêu? A. 24,5cm B. 24cm C. 23cm D. 23,5cm Câu 18. Con số 750g được ghi trên hộp bánh chỉ: A. sức nặng của hộp bánh. C. số lượng bánh trong hộp. B. khối lượng của bánh trong hộp. D. thể tích của hộp bánh. Câu 19. Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản? A. Lăn thùng phuy nặng trên mặt đường nằm ngang. B. Lăn 1 thùng phuy nặng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải. C. Người đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao để xây nhà. D. Dùng búa để nhổ đinh. Câu 20. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là kết quả của trọng lực? A. Nam châm hút được chiếc đinh sắt. C. Vật nặng treo vào đầu lò xo làm lò xo giãn ra. B. Một quả táo rơi từ cây xuống đất. D. Quyển sách nằm trên mặt bàn. II. Tự luận ( 5 điểm): Câu 1(3 điểm):Biết 10dm3 cát có khối lượng 17kg. a) Tính khối lượng riêng của cát. b) Tính trọng lượng của một đống cát 4m3. Câu 2 ( 2 điểm):Một thùng phi có trọng lượng 1800N. Đạt và Hùng muốn đưa thùng phi lên xe tải. Biết lực tối đa mà mỗi bạn có thể tác dụng lên thùng hàng là 900N. a)Đạt và Hùng dự tính đưa thùng phi lên xe bằng cách sau: Hai bạn dùng tay nâng thùng phi lên, sau đó từ từ đặt lên xe. Em hãy cho biết nếu dùng phương án trên thì có thể đưa thùng phi lên xe tải không? Vì sao? b) Hãy tìm một loại máy cơ đơn giản mà em đã học để giúp Đạt và Hùngthực hiện công việc trên dễ dàng hơn.
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI VẬT LÝ 6 NĂM HỌC 2019-2020 Mã đề 03 I.Trắc nghiệm (5 điểm):Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm 1.A 2.C 3.C 4.B 5.D 6.B 7.C 8.B 9.A 10.D 11. B 12. D 13. D 14. B 15. B 16. D 17. A 18. B 19. A 20. A II.Tự luận ( 5 điểm): Câu Nội dung Điểm 1 Tóm tắt : (3đ) V=10 d m3=0,01m3 0,5 điểm m1 = 17kg a. D=? b. P’ =? , V’=4m3 Giải: a) Khối lượng riêng của cát là : 1 điểm D = = = 1700 kg/m3 b) Trọng lượng riêng của đống cát là: 1 điểm Ta có : d = 10.D = 10.1700 = 17000 N/ m3 Trọng lượng của đống cát là: 0,5 điểm P’ = d.V’ = 17000. 4 = 68000 N 2 a) Có thể. 0,5 điểm (2đ) Vì để kéo một vật lên theo phương thẳng đứng, ta phải dùng 1 lực ít nhất 0,5 điểm bằng trọng lượng của vật. Lực của cả 2 bạn tác dụng vào thùng phi tối đa là 1800N bằng trọng lượng của vật. b) Máy cơ đơn giản là dùng mặt phẳng nghiêng . 1 điểm BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Thị Tú Anh