Bài tập trắc nghiệm Bài 24, 25, 26 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn

doc 5 trang Đăng Bình 11/12/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Bài 24, 25, 26 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_bai_24_25_26_mon_hoa_hoc_lop_8_truong_th.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Bài 24, 25, 26 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn

  1. BÀI TẬP ÔN TẬP BÀI 24-26 HÓA HỌC 8 I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Oxit là hợp chất của oxi với A. một nguyên tố phi kim. B. một nguyên tố kim loại. C. một nguyên tố hóa học khác. D. một chất khác. Câu 2: Chất nào không tác dụng được với oxi? A. Sắt. B. Lưu huỳnh. C. Phốt pho. D. Vàng. Câu 3: Dãy nào sau đây biểu diễn toàn oxit? A. CuO, CaCO3, SO3. C. FeO; KCl, P2O5. B. N2O5 ; Al2O3 ; SiO2 . D. CO2 ; H2SO4 ; MgO. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao. B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại. C. Oxi không có màu và mùi. D. Oxi cần thiết cho sự sống. Câu 5: Qúa trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật. Câu 6: Hãy cho biết 3,01.1024 phân tử oxi có khối lượng bao nhiêu gam? A. 120g. B. 140g. C.160g. D.150g. Câu 7: Cho các hiện tượng sau: 1. Đồ vật bằng sắt để lâu ngày trong không khí sẽ bị gỉ. 2. Sự hô hấp ở cơ thể người và động vật. 3. Sự quang hợp của cây xanh. 4. Đốt than trong không khí tạo ra khí cacbonic.
  2. 5. Nung nóng đồng hiđroxit tạo thành đồng oxit và nước. Các hiện tượng xảy ra sự oxi hóa là: A. 1,2,3 B. 1,2,3,4. C.2,3,4,5. D.1,2,4. Câu 8. Hãy chỉ ra những phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá trong các phản ứng cho dưới đây: 1) 4H2 + Fe3O4 -> 3Fe + 4H2O 2) Na2O + H2O -> 2NaOH 3) 2H2 + O2 -> 2H2O 4) CO2 + 2Mg -> 2MgO + C 5) SO3 + H2O -> H2SO4 6) 3Fe + 2O2 -> Fe3O4 7) CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O A. 1, 2, 4, 6. B. 3, 6. C. 1, 3, 4. D. 3, 4, 5, 6. Câu 9. Cho các oxit có công thức hoá học sau: 1) SO2 ; 2) NO2 ; 3) Na2O ; 4) CO2 ; 5) N2O5 ; 6) Fe2O3 ; 7) CuO ; 8) P2O5 ; 9) CaO ; 10) SO3 a) Những chất nào thuộc loại oxit axit? A. 1, 2, 3, 4, 8, 10. B. 1, 2, 4, 5, 8, 10. C. 1, 2, 4, 5, 7, 10. D. 2, 3, 6, 8, 9, 10. b) Những chất nào thuộc loại oxit bazơ? E. 3, 6, 7, 9, 10. F. 3, 4, 5, 7, 9. G. 3, 6, 7, 9. H. Tất cả đều sai. Câu 10 : Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp? A. CuO + H2 -> Cu + H2O B. CaO +H2O -> Ca(OH)2 C. 2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 D. CO2 + Ca(OH)2-> CaCO3 +H2O Câu 11: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp: A. 3Fe + 2O2 -> Fe3O4 B. S + O2 - > SO2 C. CuO +H2 -> Cu + H2O D. 4P + 5O2 - > 2P2O5 Câu 12: Một loại oxit sắt trong đó cứ 14 phần sắt thì có 6 phần oxi ( về khối lượng). Công thức của oxit sắt là:
  3. A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Không xác định. Câu 13: Một loại đồng oxit có tỉ lệ khối lượng giữa Cu và O là 8:1. Công thức hoá học của oxit này là: A. CuO. B. Cu2O. C. CuO2. D. Cu2O2. Câu 14: Đốt chấy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O 2( đktc). Thể tích khí SO2 thu được là: A. 4,48lít . B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít. Câu 15: Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí. Mỗi người trong một ngày đem cần trung bình một thể tích oxi là: (Giả sử các thể tích khí đo ở đkc và thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí) A. 0,82 m3 . B. 0,91 m3 . C. 0,95 m3. D. 0,84 m3. Câu 16: Một oxit của lưu huỳnh có tỉ lệ khối lượng giữa lưu huỳnh và oxi là 2 :3. Công thức hoá học đúng là : A. S3O2. B. SO2. C. SO3. D. S2O6. Câu 17: Đốt cháy 2,4g cacbon trong một bình chứa 11,2 lít khí O 2( đktc). Thể tích khí CO2( đktc) thu được là: A. 4,48lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít. Câu 18: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng người ta thu được 4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở đkc. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là A. 6,5 g. B. 6,8 g. C. 7g. D. 6.4 g. Câu 19: Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đkc) tạo thành điphotpho pentaoxit. 19.1 Chất nào còn dư, chất nào thiếu? A. Photpho còn dư, oxi thiếu. B. Photpho còn thiếu, oxi dư. C. Cả hai chất vừa đủ. D. Không xác định được. 19.2 Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu? A. 15,4 g. B. 14,2 g. C. 16 g. D. 24,8 g. Câu 20: Những nguyên tố có oxit ứng với công thức chung M2O3 là A. Al, Fe, P. B. Mg, P, S. C. Al, Fe, K. D. Na, N, Cu.
  4. Câu 21: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi. Sau phản ứng có chất nào còn dư? A. Oxi. B. Photpho. C. Hai chất vừa hết . D. Không xác định được. II.TỰ LUẬN Câu 1: Oxit Phân loại Tên gọi Oxit bazơ Oxit axit CaO CuO Điphotpho pentaoxit Lưu huỳnh trioxit Fe2O3 Na2O Cacbon đioxit Sắt (II) oxit Câu 2: Cho các chất: C, P, Fe, Cu, S, H2, CH4. a. Hãy viết PTHH khi cho lần lượt các chất trên tác dụng với oxi. b.Trong những phản ứng vừa viết, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? c. Gọi tên và phân loại những sản phẩm là oxit. Câu 3: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H5OH) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. a) Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên. b) Hãy tính khối lượng sản phẩm thu được nếu lượng mỗi chất ban đầu đem đốt là 0,5 mol. Câu 4: Tính thể tích không khí cần dùng (đktc), giả thiết oxi chiếm 20% thể tích không khí) để đốt cháy hết: a) 46,5 gam photpho b) 30 gam cacbon c) 67,5 gam nhôm d) 33,6 lít hiđro Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 25,2 g sắt trong bình chứa khí O2. a. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.
  5. b. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên. c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế được lượng khí O2 trên. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g cacbon trong bình chứa 22,4 lít oxi (đktc) a, Chất nào còn dư sau phản ứng trên? Tính khối lượng chất còn dư ? b, Tính thể tích khí cacbonic tạo thành. (đktc) Câu 7: Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% cacbon và 4% tạp chất không cháy. Câu 8: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit. a) Chất nào còn dư sau phản ứng, khối lượng dư là bao nhiêu? b) Tính khối lượng sản phẩm tạo thành. Hết