Bài tập tự học môn Toán Lớp 7 - Lần 5 - Trường THCS Hoàng Diệu

docx 4 trang Đăng Bình 12/12/2023 290
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự học môn Toán Lớp 7 - Lần 5 - Trường THCS Hoàng Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_tu_hoc_mon_toan_lop_7_lan_5_nam_hoc_2019_2020_truong.docx

Nội dung text: Bài tập tự học môn Toán Lớp 7 - Lần 5 - Trường THCS Hoàng Diệu

  1. Trường THCS Hoàng Diệu TỔ TOÁN LÝ BÀI TẬP ÔN TẬP TOÁN 7 CHO HỌC SINH TẠI NHÀ - LẦN 5 Thời gian nộp :19h, ngày 5/3/2020 PHẦN ĐẠI SỐ I. Lí thuyết: Ôn kỹ các nội dung đã hướng dẫn ở bài tập lần 2 và lần 3, 4 về: 1. Cách lập bảng “tần số”. 2. Dựa vào bảng “tần số” rút ra một số nhận xét về dấu hiệu. 3. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật (Đọc “Bài đọc thêm” trang 15, 16 SGK Toán 7 tập 2). 4. Cách tính số trung bình cộng, tìm mốt của một dấu hiệu. II. Một số đề tham khảo kiểm tra chương 3 : ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM (3điểm): Thời gian làm bài tập ( tính theo phút) của học sinh một lớp được ghi lại trong bảng sau: Thời gian(x) 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tần số (n) 5 6 4 8 3 4 2 7 1 N = 40 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Mốt của dấu hiệu là: a) 6 b) 7 c) 8 d) 12 2. Số các giá trị của dấu hiệu là: a) 12 b) 40 c) 9 d) 8 3. Tần số 3 là của giá trị: a) 9 b) 10 c) 5 d) 8 4. Tỉ lệ số học sinh làm bài trong 10 phút là: a) 5% b) 20% c) 25% d) 28% 5. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: a) 40 b) 12 c) 9 d) 8 6. Tổng các tần số của dấu hiệu là: a) 40 b) 12 c) 8 d) 10 II. TỰ LUẬN( 7 điểm): Bài 1 : (6 điểm). Điểm bài kiểm tra môn Toán của một lớp 7 được ghi trong bảng sau: 2 6 5 6 6 4 6 5 7 7 8 3 6 5 8 9 7 7 2 7 5 5 6 6 3 5 8 2 a) Dấu hiệu ở đây là gì?
  2. b) Lập bảng “tần số” và nhận xét. c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Bài 2: (1 điểm). Điểm kiểm tra “1 tiết” môn toán của một “tổ học sinh” được ghi lại ở bảng “tần số” sau: Điểm (x) 5 7 9 10 Tần số (n) 3 2 n 2 Biết điểm trung bình cộng bằng 7,6. Hãy tìm giá trị của n. ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM (3điểm): Thống kê các từ dùng sai trong các bài Văn của học sinh lớp 7 được ghi lại trong bảng sau: Số từ sai (x) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số bài văn (n) 10 4 1 5 4 3 2 0 4 7 N = 40 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Tổng các tần số của dấu hiệu là: a) 9 b) 10 c) 40 d) 45 2. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: a) 45 b) 40 c) 10 d) 9 3. Tần số của giá trị 5 là: a) 3 b) 4 c) 5 d) 7 4. Tỉ lệ số bài có 3 từ viết sai là: a) 15% b) 12,5% c) 10% d) 7,5% 5. Số bài có 7 từ viết sai trở lên là: a) 11 b) 9 c) 8 d) 0 6. Mốt của dấu hiệu là: a) 0 b) 7 c) 9 d) 10 II. TỰ LUẬN( 7 điểm): Bài 1 : (6 điểm). Điểm bài kiểm tra môn Toán của một lớp 7 được ghi trong bảng sau: 7 4 4 6 6 4 6 8 8 7 2 6 4 8 5 6 9 8 4 7 9 5 5 5 7 2 7 6 7 8 6 10 a) Dấu hiệu ở đây là gì? b) Lập bảng “tần số” và nhận xét. c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Bài 2: (1 điểm). Điểm kiểm tra “1 tiết” môn toán của một “tổ học sinh” được ghi lại ở bảng “tần số” sau:
  3. Điểm (x) 6 8 9 10 Tần số (n) 2 3 n 1 Biết điểm trung bình cộng bằng 8,2. Hãy tìm giá trị của n. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Vận dụng các nội dụng kiến thức chương 3 để làm bài I.Trắc nghiệm: Chọn mỗi câu đúng được 0,5 điểm II.Tự luận: ( 7 điểm ) Bài Câu Đề số 1 Đề số 2 Điểm Câu a Trả lời đúng dấu hiệu Trả lời đúng dấu hiệu 0,5 (0,5 đ) Câu b Lập được bảng tần số và nhận Lập được bảng tần số và nhận 1,5 (1,5 đ) xét xét Bài 1 Lập được công thức tính trung Lập được công thức tính trung 0,5 (6,0 đ) bình cộng bình cộng Câu c 156 196 (2,0 đ) X 5,57 X =6,125 1,0 28 32 Mốt của dấu hiệu là : M0 = 6 Mốt của dấu hiệu là : M0 = 6 0,5 Câu d Vẽ được biểu đồ đoạn thẳng Vẽ được biểu đồ đoạn thẳng 2,0 (2,0 đ) đúng tỉ lệ đúng tỉ lệ Lập được công thức tính trung Lập được công thức tính trung bình cộng và tính được n=3 bình cộn và tính được n=4 Bài 2 1 (1,0 đ) PHẦN HÌNH HỌC I.Lí thuyết: Ôn kỹ các nội dung: 1. Các trường hợp bằng nhau của tam giác, tam giác vuông. 2. Định lí Py-ta-go thuận, đảo. 3. Tam giác cân, tam giác đều: Định nghĩa, tính chất, cách chứng minh (dấu hiệu nhận biết), cách tính số đo các góc. II. Bài tập: Bài 1: Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC. Tính chu vi tam giác ABC biết AC= 20cm, AH = 12 cm và BH = 5cm ( Gợi ý: Áp dụng định lý Pytago tính AB, BC. Chu vi tam giác ABC = AB+AC+BC. Đáp số chu vi = 54 cm) Bài 2: Cho tam giác ADE cân tại A. Trên cạnh DE lấy các điểm B và C sao cho DB = EC < 1/2 DE
  4. a. Tam giác ABC là tam giác gì? Chứng minh điều đó? b. Kẻ BM ⊥AD, kẻ CN⊥AE. Chứng minh rằng BM = CN c. Gọi I là giao điểm của MB và NC. Tam giác IBC là tam giác gì? Chứng minh điều đó? d. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc BAC Gợi ý Câu a) c/m ΔABD= ΔACE(c.g.c) Suy ra: AB = AC (hai cạnh tương ứng) Vậy: ΔABC cân tại A Câu b) c/m ΔBMD= ΔCNE(cạnh huyền,góc nhọn) Do đó,BM = CN ( hai cạnh tương ứng). Câu c) C/m :góc IBC = góc ICB => ΔIBC cân tại I Câu d) c/m ΔABI= ΔACI(c.c.c) => góc BAI = góc CAI (hai góc tương ứng) Vậy AI là tia phân giác của góc ∠BAC Thực hiện: Nhóm Toán 7