Bài thuyết trình môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập về thơ

pptx 22 trang Đăng Bình 07/12/2023 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập về thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_mon_ngu_van_lop_9_on_tap_ve_tho.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình môn Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập về thơ

  1. CHÀO MỪNG THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI PHẦN THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 1 NGỮ VĂN 9
  2. công việc làm của các thành viên Họ và Tên thành viên Công việc Trần Hồng Nhung Tìm tư liệu – Làm bài thuyết trình Đặng Thị Tuyết Nhi Thuyết trình Lê Gia Hân Tìm tư liệu Nguyễn Huỳnh Phúc Quang Thuyết trình Phan Quang Khải Tìm tư liệu Nguyễn Hoàng Thanh Tìm tư liệu Lê Trọng Khoa Tìm tư liệu Tống Hải Đăng Tìm tư liệu Lương Hoàng Nhân Tìm tư liệu Lê Huỳnh Phương Đông Tìm tư liệu – Làm bài thuyết trình Phan Nguyễn Gia Huy Tìm tư liệu
  3. ÔN TẬP VỀ THƠ 3
  4. 1 Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9.
  5. Ta đã được học bao nhiêu bài thơ từ đầu năm đến giờ ???
  6. 1. Đồng chí Tác giả: Chính Hữu Năm sáng tác: 1948 Thể thơ: Tự do Tóm tắt nội dung: Bài thơ gợi ca tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó của người lính Cụ Hồ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp còn vô vàn khó khăn thiếu thốn Đặc sắc nghệ thuật: - Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật không to vẽ, không cường điệu lại sống động gợi cảm 6
  7. 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tác giả: Phạm Tiến Duật Năm sáng tác: 1969 Thể thơ: Tự do Tóm tắt nội dung: Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, hóm hỉnh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ Đặc sắc nghệ thuật: - Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi như câu văn xuôi - Kết hợp biện pháp tả thực cùng với các biện pháp nghệ thuật một cách linh hoạt - Nhịp thơ nhanh, đúng với không khí khẩu trương nơi chiến trường 7
  8. 3. Đoàn thuyền đánh cá Tác giả: Huy Cận Năm sáng tác: 1958 Thể thơ: Bảy chữ Tóm tắt nội dung: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tráng lệ của những con người lao động mới đang cống hiến sức mình để xây dựng đất nước Đặc sắc nghệ thuật: - Hình ảnh được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú - Có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng 8
  9. 4. Bếp lửa Tác giả: Bằng Việt Năm sáng tác: 1963 Thể thơ: Tự do Tóm tắt nội dung: Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện long kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà. Đặc sắc nghệ thuật: - Hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa biểu tượng - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, bình luận - Giọng điệu và thể thơ tự do phù hợp vs dòng cảm xúc và suy ngẫm của tác giả 9
  10. 5. Ánh trăng Tác giả: Nguyễn Duy Năm sáng tác: 1978 Thể thơ: Năm chữ Tóm tắt nội dung: Bài thơ là lời nhắc nhở những năm tháng gian lao của người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước và nhắc nhở con người thái độ sống thủy chung cùng quá khứ Đặc sắc nghệ thuật: - Kết hợp biểu cảm, tự sự, miêu tả và nghị luận rất độc đáo - Giọng điệu tâm tình, tự nhiên - Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng 10
  11. 6. Mùa xuân nho nhỏ Tác giả: Thanh Hải Năm sáng tác: 11-1980 Thể thơ: Năm chữ Tóm tắt nội dung: Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cho cuộc đời, đất nước và ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước Đặc sắc nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ gần với các làng điệu dân ca xứ Huế Sử dụnghình ảnh thơ giản dị nhưng lại giàu ý nghĩa biểu trưng - Kế cấu chặt chẽ, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật 11
  12. 7. Sang thu Tác giả: Hữu Thỉnh Năm sáng tác: Mùa thu năm 1977 Thể thơ: Năm chữ Tóm tắt nội dung: Bài thơ cảm nhận tinh tế của tác giả trong thời khắc chuyển giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu Đặc sắc nghệ thuật: -Thể thơ 5 chữ sử dụng độc đáo - Hình ảnh thơ đẹp gợi cảm, đặc sắc - Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ như là bỗng là tả kết hợp nhuần nhuyễn 12
  13. Đặc sắc nghệ thuật: - Giọng điệu trang trọng và tha thiết.- Thể thơ tự do phần lớn những câu thơ 8 chữ, cách gieo vần và nhịp linh hoạt- Hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật có ý nghĩa khái 8. Viếng lăng Bác quát cao Tác giả: Viễn Phương Năm sáng tác: 04-1976 Thể thơ: Tám chữ Tóm tắt nội dung: Bài thơ thể hiện niềm xúc động thành kính thiên liêng, lòng biết ơn và tự hào,hoà lẫn nỗi xót đau khi nhà thơ từ miền Nam được ra thăm lăng Bác 13
  14. 9. Nói với con Tác giả: Y Phương Năm sáng tác: 1980 Thể thơ: Tự do Tóm tắt nội dung: Bài thơ giúp người đọc hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ khoáng đạt một dân tộc miền núi,gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống , quê hương và ý chí vương lên trong cuộc sống Đặc sắc nghệ thuật: - Bằng giọng điệu tâm tình, trìu mến thiết tha - Hình ảnh thơ được xây dựng vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ - Bố cục hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên 14
  15. 2 GHI LẠI TÊN CÁC BÀI THƠ Theo từng giai đoạn
  16. a ) Các giai đoạn lịch sử 1945 1954 1964 1975 Nay Đồng Đoàn thuyền đánh Bài thơ về Ánh trăng chí cá tiểu dội xe Mùa Xuân nho Bếp lửa không nhỏ kính Viếng lăng Bác Nói với con Sang thu
  17. b ) Các tác phẩm đã thể hiện như thế nào về cuộc sống đất nước và tư tưởng, tình cảm con người ??? Cuộc kháng chiến chống Pháp Công cuộc xây dựng Cuộc kháng chiến chống Mĩ Chủ nghĩa xã hội - Phản ánh chân thực đất nước, con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh hùng. - Thể hiện tâm tư, tình cảm của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động, nhiều đổi thay sâu sắc
  18. Một số đề tài, hình tượng trong văn học : - Người lính : Đồng Chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh Trăng - Lao động : Đoàn thuyền đánh cá - Lãnh tụ : Viếng Lăng Bác - Thiên nhiên, đất nước : Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu - Tình cảm gia đình : Bếp lửa, nói với con 18
  19. 3 NHẬN XÉT BÚT PHÁP XÂY DỰNG Hình ảnh trong các bài thơ - Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải): Hình ảnh so sánh, ẩn dụ đẹp, giàu ý nghĩa biểu trưng gợi nên bức tranh mùa xuân đầy sức sống và khát vọng cống hiến thiết tha của tác giả.
  20. 4 Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
  21. Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước, thơ của ông nhẹ nhàng ,giản dị mà hàm súc tập trung viết về người lính và vẻ đẹp của quê hương đất nước. Hữu Thỉnh đã thể hiện rất tinh tế những biến chuyển của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu bằng các giác quan để rồi hướng dần vào những tâm tưởng "Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi". Nắng cuối hạ "vẫn còn " nồng còn sáng nhưng nhạt dần. Cơn mưa mùa hạ " vẫn còn " nhưng đã "vơi dần", tiếng sấm cũng còn nhưng cũng "bớt bất ngờ " không còn xuất hiện đột ngột, có chăng chỉ ầm ì xa xa nên "hàng cây đứng tuổi" không còn bị giật mình. Cách nhân hóa giàu sức liên tưởng đã được nhà thơ thể hiện rất thú vị. Hai câu thơ cuối của khổ thơ ngoài ý nghĩa tả thực còn là một hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo. "Hàng cây đứng tuổi" cho ta thấy con người đã từng trải không còn bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh mà họ vẫn vững vàng và tiếp nhận những bão giông của cuộc đời .Như vậy 2 câu thơ trên đâu chỉ miêu tả thời khắc chuyển giao mùa mà còn chất chứa những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về con người và cuộc sống 21
  22. CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ EM