Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Ôn tập về thơ - Trường THCS Bình Thủy

pptx 18 trang Đăng Bình 07/12/2023 1130
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Ôn tập về thơ - Trường THCS Bình Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_ngu_van_lop_9_chu_de_on_tap_ve_tho_truong_t.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Ôn tập về thơ - Trường THCS Bình Thủy

  1. TRƯỜNG THCS BÌNH THỦY
  2. ĐỀ TÀI ÔN TẬP VỀ THƠ
  3. THÀNH VIÊN 1. Phạm Hứa Gia Hân 2. Nguyễn Thị Thanh Thoại 3. Lê Minh Khoa 4. Nguyễn Thị Kiều Anh 5. Lê Hoàng Quốc Việt 6. Nguyễn Hoàng Hải Sơn 7. Trương Thành Chuẩn 8. Phan Trần Khánh Vy 9. Nguyễn Kim Ngân 10.Tống Hải Đăng
  4. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I ĐỒNG CHÍ Tác giả: Chính Hữu Năm sáng tác: 1948 Thể thơ: Tự Do Nội dung: Bài thơ ngợi ca tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của người lính cụ Hồ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp còn vô vàng khó khăn, thiếu thốn. Đặc sắc nghệ thuật: -Ngôn ngữ thơ bình dị,gần gũi,giàu sức biểu cảm. -Sử dụng biện pháp tả thực , không tô vẽ,không cường điệu lại sống động, gợi cảm. -Sử dụng bút pháp lãng mạn, hình ảnh sóng đôi độc đáo gây ấn tượng cho người đọc.
  5. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH Tác giả: Phạm Tiến Duật Năm sáng tác: 1969 Thể thơ: Tự Do Nội dung: Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung,hóm hỉnh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đầy cam ro, khắc nghiệt. Đặc sắc nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, gần gũi như câu văn xuôi. -Kết hợp với biện pháp tả thực cùng với các biện pháp nghệ thuật: từ láy , ẩn dụ một cách linh hoạt, giàu tính khẩu ngữ. -nhịp thơ nhanh như không khí khẩn trương nơi chiến trường.
  6. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Tác giả: Huy Cận Năm sáng tác: 1958 Thể thơ: Tự Do Nội dung:Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao,giàu đẹp và nhiệt tình lao động của những con người lao động mới đang cống hiến sức mình để xây dựng đất nước. Đặc sắc nghệ thuật: Có sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo. -Có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. -Bút pháp lãng mạn
  7. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I BẾP LỬA Tác giả: Bằng Việt Năm sáng tác: 1963 Thể thơ: Tự Do Nội dung:Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc dodojng về bà và tình bà cháu,đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà cũng là với gia đình, quê hương và đất nước. Đặc sắc nghệ thuật: -hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa biểu tượng là 1 sự sáng tạo độc đáo -Kết hợp miêu tả, biểu cảm bình luận. -Giọng điệu và thể thơ tự do(phần lớn là khổ thơ 8 chữ) phù hợp với dòng cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.
  8. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I VIẾNG LĂNG BÁC Tác giả: Viễn Phương Năm sáng tác: 1976 Thể thơ: Tám Chữ Nội dung:Bài thơ thể hiện niềm xúc động thành kính thiêng liêng, lòng biết ơn và tự hào,pha lẫn nỗi xót đau khi nhà thơ từ miền Nam vào thăm lăng viếng Bác. Đặc sắc nghệ thuật:Giọng điệu nghiêm trang, sâu lắng, vừ atha thiết,vừa tự hào. -Thể thơ tự do phần lớn là những câu thơ 8 chữ,cách gieo vần và nhịp linh hoạt. -Hình ảnh thơ sáng tạo kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật có ý nghĩa khái quát cao . -Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp ngữ, liên tưởng có sức biểu cảm cao.
  9. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I MÙA XUÂN NHO NHỎ Tác giả: Thanh Hải Năm sáng tác: 1980 Thể thơ: Năm Chữ Nội dung:Bài thơ thể hiện niềm yêu mến, thiết tha cuộc sống,đất nước và ước nguyện được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước của nhà thơ. Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ gần gũi cùng với làng điệu dân ca xứ Huế -Sử dụng hình ảnh thơ tự nhiên,giản dị nhưng lại giàu ý nghĩa biểu trưng. -Kết cấu chặt chẽ, sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật -Giọng điệu âm hưởng nhẹ nhàng,thiết tha gần gũi với làng điệu dân ca.
  10. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I SANG THU Tác giả: Hữu Thỉnh Năm sáng tác: 1977 Thể thơ: Năm Chữ Nội dung: Bài thơ thể hiện thời khắc chuyển giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu qua sự cảm nhận tinh tế bằng những giác quan của nhà thơ. Đặc sắc nghệ thuật: -Thể thơ 5 chữ sử dụng rất độc đáo và phù hợp. -Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm đặc sắc. -Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ và kết hợp 1 cách nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật.
  11. Câu 1: Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 I NÓI VỚI CON Tác giả: Y Phương Năm sáng tác: 1980 Thể thơ: Tự Do Nội dung: Bài thơ thể hiện giúp người đọc hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ,tinh thần khoáng đạt của người dân tộc miền núi.Qua đó gợi nhắc cong người tình cảm gắn bó với truyefn thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đặc sắc nghệ thuật: Bằng giọng điệu thủ thỉ , tâm tình, trìu mến, thiết tha. -Cách nói dùng hình ảnh mộc mạc,giản dị của người dân tộc miền núi. -Hình ảnh thơ được xây dựng vừa cụ thể, vừa khái quát,mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ. - bố cục hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
  12. Câu 2: Các bài thơ theo từng giai đoạn và ý nghĩa các tác phẩm thơ đó 1945 – 1954: Đồng Chí 1954 – 1964: Đoàn Thuyền Đánh Cá, Bếp Lửa 1964 – 1975: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Sau 1975: Mùa Xuân Nho Nhỏ, Viếng Lăng Bác, Nói Với Con, Sang Thu
  13. Câu 2: Các bài thơ theo từng giai đoạn và ý nghĩa các tác phẩm thơ đó Các tác phẩm thơ trên đã thể hiện về cuộc sống của đất nước, tư tưởng, tình cảm của con người trong 1 thời kì lịch sử có nhiều biến động thay đổi lớn lao sâu sắc
  14. Câu 2: Các bài thơ theo từng giai đoạn và ý nghĩa các tác phẩm thơ đó - Ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước tha thiết nồng nàn & sự cống hiến cho dân tộc -Tình đồng đội gắn bó keo sơn, lòng thủy chung, ân nghĩa với cách mạng
  15. Câu 2: Các bài thơ theo từng giai đoạn và ý nghĩa các tác phẩm thơ đó - Lòng thành kính thiêng liêng, lòng biết ơn và niềm tự hào của đồng bào dành cho vị cha già kính yêu - Tình cảm gia đình gần gũi thiêng liêng, tình người nồng ấm, thiết tha
  16. Câu 3: Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong bài mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải ) Bài thơ mùa xuân nho nhỏ sử dụng bút pháp tượng trưng, hình ảnh thơ đẹp, gần gũi,giản dị, gợi cảm, giàu sức biểu cảm.
  17. Câu 4: Phân tích một Ước nguyện chân thành, cao đẹp đã được nhà thơ thể hiện rất tinh tế qua khổ thơ sau: “ Một mùa xuân nho nhỏ khổ Lặng lẽ dâng cho đời thơ Dù là tuổi hai mươi trong Dù là khi tóc bạc “ Với hình ảnh ẩn dụ” một mùa xuân nho nhỏ”đã biểu lộ 1 cuộc đời lẽ sống cao đẹp. Đây các có thể nói là sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ. Cùng với những hình bài ảnh “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”. Tất cả mang một vẻ đẹp bình dị, thơ khiêm nhường. Mỗi người hãy mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng. Cặp từ láy:” nho nhỏ”, “lặng lẽ” thể hiện thái độ chân thành,sự khiêm tốn của nhà thơ. Thể hiện lối đã sống cao đẹp của một người luôn lấy sự cống hiến của mình làm niềm vui và lẽ sống. học Với tác giả sống là để hiến dâng,ko ồn ào, khoe khoang mà chỉ lặng lẽ “dâng cho đời”. Đó là ý thơ hay,một khát vọng cao đẹp, một mục đích sống tiến bộ của nhà thơ Ở hai câu thơ cuối của khổ thơ, điệp ngữ :”Dù là” lặp đi lặp lại 2 lần nhằm nhấn mạnh cho thấy cuộc đời nhà thơ luôn giữ trọn 1 lẽ sống. Biện pháp hoán dụ:”tuổi 20” là tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người hay là “khi tóc bạc” khi tuổi đã xế chiều. Muốn nói lên cũng như thể hiện cách nói của Thanh Hải rất bình dị, tự nhiên và cũng rất đổi chân thành
  18. CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE