Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần Văn học - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

doc 14 trang Đăng Bình 08/12/2023 1760
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần Văn học - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_9_phan_van_hoc_truong.doc

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần Văn học - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. Trường Nguyễn Huệ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI Tên Thời gian: 1 tiết Lớp 9/ Đề B Điểm: I. TRẮC NGHIỆM ( 6 câu = 3 điểm). Chọn một câu trả lời đúng nhất. 1.Nhận xét nào nói đúng nhất về giọng điệu của “Bài thơ tiểu đội xe không kính? a. Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm, phù hợp với đối tượng miêu tả. b. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả. c. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng miêu tả. d. Hào hùng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng miêu tả. 2. Trong bài thơ “Đồng chí”, từ “ Đồng chí!” được tách thành câu thơ riêng. Điều đó có ý nghĩa gì? a. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu. b. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau. c. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ. d. Cả 3 ý trên đều đúng. 3. Nội dung các “ câu hát” trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” có ý nghĩa như thế nào? a. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên. b. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. c. Thể hiện sức mạnh của con người. d. Thể hiện sự bao la của biển cả. 4. Bố cục của bài thơ “Ánh trăng” có gì đặc biệt? a. Bài thơ miêu tả hình ảnh vầng trăng từ lúc mọc cho đến lúc lặn. b. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. c. Bài thơ như một vở kịch có nhiều mâu thuẫn, xung đột. d. Cả 3 ý trên đều đúng. 5. Hai khổ thơ cuối bài thơ Bếp lửa nói lên nội dung gì? a. Sự suy ngẫm của nhân vật trữ tình về người bà và hình ảnh bếp lửa. b. Nói lên nỗi khổ cực mà người bà phải chịu đựng trong một thời gian dài. c. Nói lên niềm vui của người cháu mỗi khi bà nấu nồi cơm gạo mới. d. Nói lên một thói quen của nhân vật trữ tình. 6. Nhận xét nào nêu đúng nét tính cách của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà? a. Có cá tính mạnh mẽ. c. Có tình thương yêu cha sâu sắc. b. Hồn nhiên, ngây thơ. d. Cả 3ý a,b,c đều đúng II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1(1đ) Nêu chủ đề của bài thơ Bài thơ tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Câu 2(2đ) Trình bày cảm nhận của em về khổ cuối bài thơ Đồng chí (tác giả Chính Hữu) “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” Câu 3(4đ) Viết đoạn văn (khoảng 15dòng trở lên) phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (tác giả: Nguyễn Thành Long). Bài làm 1
  2. Trường Nguyễn Huệ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: 9/ MÔN: VĂN HỌC (PHẦN THƠ) Tên: ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) 1. Nghệ thuật nổi bật trong câu thơ sau là gì? 4. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được bắt Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng nguồn từ cảm xúc nào? Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ a. Cảm xúc về truyền thống của đất nước a. So sánh c. Ẩn dụ b. Vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế b. Điệp từ d. Hoán dụ. c. Vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội 2. Bài thơ Viếng lăng Bác có sự kết hợp của d. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của những phương thức biểu đạt nào? dân tộc. a. Tự sự và biểu cảm 5. Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ b. Biểu cảm và miêu tả – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ c. Tự sự và miêu tả nào? c. Tự sự, miêu tả và biểu cảm a. Nhân hoá b. So sánh 3.Trong bài Sang thu, hình ảnh thiên nhiên c. Hoán dụ d. Điệp từ vào thời điểm giao mùa có gì đặc biệt? 6. Lời thơ trong bài thơ “Nói với con” có gì a. Sôi động, náo nhiệt mới lạ so với các bài thơ em đã học? b. Bình lặng, ngưng đọng a. Thể thơ tự do, ít vần. c. Xôn xao, rộn rã b. Thể thơ tự do, từ ngữ mộc mạc. d. Nhẹ nhàng, giao cảm. c. Thể thơ tự do, ít vần, lời thơ mộc mạc, nhiều hình ảnh lạ. d. Thơ hùng hồn, giọng điệu mạnh mẽ. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) 1.(1đ)Ý nghĩa của hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) 2.(2đ) Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh) 4.(4đ) Viết một đoạn văn hoặc bài văn (15 dòng trở lên), phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương BÀI LÀM 3
  3. Trường Nguyễn Huệ KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: 9/ MÔN: VĂN HỌC (PHẦN THƠ) Tên: ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) 1. Qua bài thơ Nói với con, nhà thơ muốn c. Giọng điệu buồn bã, tha thiết. gửi gắm điều gì? d. Gồm tất cả các yếu tố trên. a. Tình yêu quê hương sâu nặng 4. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả b. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng trong bài thơ Sang thu? c. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ a. Hồn nhiên, tươi trẻ. của quê hương b. Mới mẻ, tinh khôi d. Cả ba ý trên c. Lãng mạn, siêu thoát 2. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về ý d. Mộc mạc, chân thành. nghĩa của hình ảnh con chim hót, cành hoa, 5. Từ “lộc” trong bài Mùa xuân nho nhỏ nốt trầm xao xuyến? được hiểu theo nghĩa nào? a. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân a. Là hình ảnh chồi non khi mùa xuân về b. Là những gì nhỏ bé nhất trong cuộc sống b. Là mùa xuân, là sức sống, là thành quả c. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn hạnh phúc. có. c. Là những điều may mắn d. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết d. Là những khát khao hạnh phúc của tác giả. 6. Thơ của Y Phương thể hiện tâm hồn 3. Nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ Viếng chân thành, mạnh mẽ và trong sáng, cách lăng Bác là gì? tư duy giàu hình ảnh của con người miền a. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm núi, đúng hay sai? b. Ngôn ngữ trau chuốt, trong sáng a. Đúng b. Sai. II. TỰ LUẬN: (7 điểm) 1. (1đ)Ý nghĩa của hai câu thơ: “ Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi.” trong bài thơ: “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) là gì? 2. (2đ)Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ “ Sang thu”(Hữu Thỉnh) 3. (4đ) Viết một đoạn văn hoặc một bài văn (15 dòng trở lên), phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ: “Nói với con” (Y Phương) BÀI LÀM 6
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: 6 câu – 3 điểm A B 1c-2d-3d-4b-5a-6c 1d-2d-3a-4b-5b-6a II. Tự luận: 7điểm 1. Nêu đúng ý nghĩa: (1đ) ĐỀ A Ý nghĩa ẩn dụ: Hình ảnh: “Mùa xuân nho nhỏ”: Là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời. Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. ĐỀ B: Ý nghĩa tả thực và ý nghĩa ẩn dụ. Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ, hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. 2. Nêu nội dung và nghệ thuật chính:(2đ) Đảm bảo các ý trong ghi nhớ SGK 9
  5. 3. Phân tích một hoặc hai khổ thơ(4đ) - Viết đoạn văn rõ ràng, rành mạch, giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ, đoạn thơ, (1đ) - Xác định đúng đoạn thơ và nội dung, nghệ thuật chính của đoạn, khổ thơ đó.(1đ) - Phân tích được chi tiết, hình ảnh trong khổ thơ, đoạn thơ. (2đ) Trường THCS Nguyễn Huệ KIỂM TRA VĂN HỌC (PHẦN TRUYỆN) Tên Thời gian: 1 tiết (Ngày 6 /4/ 2016) Lớp 9/ Đề A Điểm: I. TRẮC NGHIỆM ( 6 câu x 0,5 = 3 điểm). Chọn một câu trả lời đúng nhất. 1. Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được kể qua điểm nhìn của ai? a. Ông họa sĩ già b. Anh thanh niên c. Cô kĩ sư d. Bác lái xe 2. Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” sáng tác trong giai đoạn nào? a. Giai đoạn 1945-1954 b. Giai đoạn 1954-1964 c. Giai đoạn 1964-1975 d. Giai đoạn sau năm 1975 3. Tác giả đã đặt ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình? a. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe nhờ người khác đọc báo. b. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. c. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông. d. Ở nơi tản cư, ông Hai lúc nào cũng nhớ làng Chợ Dầu của mình. 4. Ý nghĩa của chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên là gì? a. Ca ngợi tình đồng đội gắn bó keo sơn b. Là lời dặn của bé Thu lúc chia tay cha. c. Là biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng d. Là món quà dành cho con gái thân yêu sau tám năm xa cách 5. Nội dung chính của truyện “ Những ngôi sao xa xôi” là gì ? a. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. b. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn. c. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. d. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn. 6. Bài thơ nào có đề tài gần gũi với truyện “Những ngôi sao xa xôi”? a. Sang thu . b. Ánh trăng c. Đoàn thuyền đánh cá d. Bài thơ về tiểu đội xe không kính II. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Nêu chủ đề truyện Lặng lẽ Sa Pa (1 điểm) 2. Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà, không quá 15 dòng (2 điểm) 3. Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng phát biểu cảm nghĩ của em về ba nhân vật nữ thanh niên xung phong (hoặc nhân vật Phương Định) trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (4 điểm) BÀI LÀM 10
  6. Trường THCS Nguyễn Huệ KIỂM TRA VĂN HỌC (PHẦN TRUYỆN) Tên Thời gian: 1 tiết (Ngày 6/4/2016) Lớp 9/ Đề B Điểm: I. TRẮC NGHIỆM ( 6 câu x 0,5 = 3 điểm). Chọn một câu trả lời đúng nhất. 1. Ngôi kể của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” giống với tác phẩm nào sau đây? a. Chiếc lược ngà b. Làng c. Bến quê d. Lặng lẽ Sa Pa 2. Truyện ngắn “ Làng” sáng tác trong giai đoạn nào? a. Giai đoạn 1945-1954 b. Giai đoạn 1954-1964 c. Giai đoạn 1964-1975 d. Giai đoạn sau năm 1975 3. Đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út có ý nghĩa gì? a. Thể hiện tình yêu làng quê tha thiết, nhớ những ngày cùng anh em kháng chiến. b. Thể hiện lòng thủy chung với cách mạng và nỗi xấu hổ về làng Chợ Dầu. c. Thể hiện nỗi bàng hoàng, xấu hổ vì nghe tin làng theo giặc. d. Thể hiện tình yêu làng quê sâu nặng và lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng. 4. Truyện nào có nghệ thuật kể chuyện kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận? a. Làng b. Lặng lẽ Sa Pa c. Chiếc lược ngà d. Những ngôi sao xa xôi 5. Nội dung chính của truyện “ Những ngôi sao xa xôi là gì”? a. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. b. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn. c. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ. d. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn. 6. Bài thơ nào có đề tài gần gũi với truyện “Lặng lẽ Sa Pa”? a. Bài thơ về tiểu đội xe không kính . b. Ánh trăng c. Mùa xuân nho nhỏ d. Sang thu 12
  7. II. TỰ LUẬN (7 điểm) 1. Nêu chủ đề truyện Chiếc lược ngà (1điểm) 2. Tóm tắt truyện Làng, không quá 15 dòng ( 2 điểm) 3. Viết bài văn ngắn hoặc đoạn văn không quá 20 dòng phát biểu cảm nghĩ của em về ba nhân vật nữ thanh niên xung phong (hoặc nhân vật Phương Định) trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (4 điểm) BÀI LÀM 13