Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

pdf 9 trang thuongdo99 3910
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tru.pdf

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 8 Mã đề: 202 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN 1 (8 ĐIỂM): TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất và tô vào phiếu trả lời. (Học sinh được sử dụng máy tính cầm tay) Câu 1: Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây? A. Tĩnh mạch phổi B. Động mạch phổi C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ Câu 2: Tim được cấu tạo từ các cơ tim và mô liên kết, tạo thành bao nhiêu ngăn tim? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào? A. Động mạch phổi B. Động mạch chủ C. Tĩnh mạch phổi D. Tĩnh mạch chủ Câu 4: Ở người bình thường, trung bình tâm nhĩ làm việc trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây Câu 5: Trong hệ mạch máu của người, huyết áp ở đâu lớn nhất? A. Tĩnh mạch chủ B. Động mạch chủ C. Mao mạch phổi D. Tĩnh mạch phổi Câu 6: Hãy gọi tên các vị trí 1,2,3 có trong hình dưới đây: Thứ tự đúng lần lượt là A.Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. B.Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. C.Tĩnh mạch, mao mạch, động mạch D.Tĩnh mạch, động mạch, mao mạch Câu 7: Vòng tuần hoàn nhỏ đi qua cơ quan nào dưới đây? A. Dạ dày B. Gan C. Phổi D. Não Câu 8: Ở người bình thường, trung bình trong mỗi chu kì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,1 giây Câu 9: Trong các bệnh sau:bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh thấp khớp, bệnh nước ăn chân, thương hàn. Có bao nhiêu bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10: Vận tốc máu thay đổi như thế nào từ động mạch đến mao mạch? A. Giảm rồi tăng B. Tăng rồi giảm C. Giảm dần D. Tăng dần Câu 11: Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào của người diễn ra theo cơ chế A. bổ sung. B. chủ động C. thẩm thấu. D. khuếch tán. Câu 12: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn Câu 13: Nhận định nào dưới đây là đúng? A.Các van tim giúp máu lưu thông theo 2 chiều. B.Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô cơ trơn. C.Thành mao mạch chỉ có 1 lớp biểu bì. D.Động mạch có cấu tạo gồm: biểu bì, cơ trơn, mô liên kết và van. Câu 14: Một chu kì co dãn của tim gồm có mấy pha? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 15: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý những điều nào dưới đây? 1.Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng 2.Ăn mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn 3.Không uống rượu, bia, hút thuốc lá 4.Uống nhiều nước có ga và nước đường 5.Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3 Những lựa chọn đúng là A. 1,3,5 B. 1,4,5 C. 1,3,4 D. 2,3,4
  2. Câu 16: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tâm thất tim nghỉ ngơi bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A.37,5 giây B.22,5 giây C.30 giây D. 25 giây Câu 17: Các vị trí A, B, C trong hình bên dưới lần lượt là A.Tâm nhĩ trái, động mạch chủ, mao mạch phổi B.Tâm nhĩ phải, động mạch chủ, tĩnh mạch phổi C.Tâm thất phải, mao mạch phổi, động mạch phổi D.Tâm thất phải, động mạch chủ, tĩnh mạch phổi Câu 18: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô Câu 19: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi hít phải với liều cao? A. CO B. O2 C. SO2 D. NO2 Câu 20: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ? A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này. B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn. C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. D. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm giảm lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. Câu 21: Luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có dung tích sống lý tưởng vì A.khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn nở rộng, các cơ sẽ có khả năng co lớn hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn giảm. B.khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn nở rộng, các cơ sẽ có khả năng co nhỏ hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn giảm. C.khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn thu hẹp, các cơ sẽ có khả năng co lớn hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn tăng. D.khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn thu hẹp, các cơ sẽ có khả năng co nhỏ hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn tăng. Câu 22: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần thực hiện 1.Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại. 2.Đốt than tổ ong trong phòng để sưởi ấm. 3.Sử dụng thuốc lá điện tử. 4. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở. 5. Sử dụng năng lượng, nhiên liệu sạch. Những đáp án đúng là: A.1,4,5 B.1,2,3 C.2,3,4 D.3,4,5 Câu 23: Ở người bình thường, trung bình tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,6 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,3 giây Câu 24: Nhận định nào dưới đây là sai? A.Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là một cử động hô hấp. B. Trao đổi khí ở tế bào có sự khuếch tán của O2 từ tế bào vào máu C.Trao đổi khí ở phổi có sự khuếch tán của O2 từ không khí vào phế nang vào máu. D. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp. Câu 25: Hoạt động nào dưới đây không xảy ra khi chúng ta hít vào
  3. A. cơ liên sườn ngoài co B. cơ hoành co. C. cơ liên sườn ngoài dãn D. thể tích lồng ngực tăng. Câu 26: Người năng hoạt động và luyện tập thể thao đều đặn có thể A.giảm dần dung tích phổi của mình B.tăng dần dung tích sống của mình C.tăng lượng khí cặn trong phổi D.giảm lượng khí lưu thông Câu 27: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim làm việc bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A.37,5 giây B.22,5 giây C.30 giây D. 25 giây Câu 28: Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong A. 1 giờ B. 1 phút C. 1 giây D. 1 ngày Câu 29: Vị trí 1,2,3 có tên lần lượt là A.Khí quản, lá phổi phải, phế quản B.Khí quản, lá phổi trái, phế nang C.Thanh quản, lá phổi phải, phế quản D.Thanh quản, lá phổi trái, phế nang Câu 30: Loại khí nào dưới đây thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong? A. SO2 B. O2 C. NO2 D. CO Câu 31: Có bao nhiêu loại tác nhân nào dưới đây gây hại cho hệ tim mạch? 1.Hở van tim 2.Sốt cao 3.Nước khoáng 4.Rượu bia 5.Bệnh cúm Số lựa chọn đúng là A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 32: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tâm thất của tim làm việc bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A. 25 giây B. 37,5 giây C. 30 giây D. 22,5 giây PHẦN 2 (2 ĐIỂM): TỰ LUẬN Các nhà khoa học cho biết, có đến trên 80% ca mắc ung thư phổi tử vong có liên quan đến khói thuốc lá. Tại Việt Nam, trong tổng số ca mắc ung thư phổi thì có tới trên 90% bệnh nhân có hút thuốc. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy gọi tên tác nhân đã gây ra bệnh ung thư phổi có trong khói thuốc lá? Từ đó, đề xuất các biện pháp phòng tránh bệnh và rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh. CHÚC CON THI TỐT
  4. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 8 Lớp: 8 Mã đề: 404 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN 1 (8 ĐIỂM): TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất và tô vào phiếu trả lời. (Học sinh được sử dụng máy tính cầm tay) Câu 1: Luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có dung tích sống lý tưởng vì A. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn nở rộng, các cơ sẽ có khả năng co nhỏ hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn giảm. B. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn nở rộng, các cơ sẽ có khả năng co lớn hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn giảm. C. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn thu hẹp, các cơ sẽ có khả năng co lớn hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn tăng. D. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn thu hẹp, các cơ sẽ có khả năng co nhỏ hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn tăng. Câu 2: Trong hệ mạch máu của con người, huyết áp ở đâu lớn nhất ? A. Động mạch chủ B. Tĩnh mạch chủ C. Mao mạch phổi D. Tĩnh mạch phổi Câu 3: Trong số các bệnh sau: bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh thấp khớp, bệnh nước ăn chân, thương hàn. Có bao nhiêu bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 4: Tim được cấu tạo từ các cơ tim và mô liên kết, tạo thành bao nhiêu ngăn tim? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Ở người bình thường, trung bình trong mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,5 giây C. 0,4 giây D. 0,1 giây Câu 6: Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào? A. Động mạch chủ B. Động mạch phổi C. Tĩnh mạch phổi D. Tĩnh mạch chủ Câu 7: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn C. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn D. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co Câu 8: Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây? A. Động mạch chủ B. Động mạch phổi C. Tĩnh mạch phổi D. Tĩnh mạch chủ Câu 9: Nhận định nào dưới đây là đúng? A.Các van tim giúp máu lưu thông theo 2 chiều. B.Thành mao mạch chỉ có 1 lớp biểu bì. C.Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô cơ trơn. D.Động mạch có cấu tạo gồm: biểu bì, cơ trơn, mô liên kết và van. Câu 10: Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào của người diễn ra theo cơ chế A. bổ sung. B. chủ động C. khuếch tán. D. thẩm thấu. Câu 11: Chu kì co dãn của tim gồm có mấy pha? A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 12: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tâm thất của tim nghỉ bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A. 25 giây B. 22,5 giây C. 30 giây D. 37,5 giây Câu 13: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi dùng với liều cao? A. CO B. O2 C. NO2 D. SO2 Câu 14: Ở người bình thường, trung bình tâm nhĩ làm việc trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,1 giây C. 0,5 giây D. 0,4 giây Câu 15: Vòng tuần hoàn nhỏ đi qua cơ quan nào dưới đây? A. Dạ dày B. Phổi C. Gan D. Não Câu 16: Hoạt động nào dưới đây không xảy ra khi chúng ta hít vào A. cơ liên sườn ngoài dãn B. cơ hoành co. C. cơ liên sườn ngoài co D. thể tích lồng ngực tăng.
  5. Câu 17: Các vị trí A, B, C trong hình bên dưới lần lượt là A.Mao mạch phổi, tâm thất phải, tâm thất trái B.Mao mạch phổi, thâm thất trái, tâm thất phải C.Tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ phải, tâm thất trái D.Tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, tâm thất phải Câu 18: Hãy gọi tên các vị trí 1,2,3 có trong hình dưới đây: Thứ tự đúng lần lượt là A.Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. B.Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. C.Tĩnh mạch, mao mạch, động mạch D.Tĩnh mạch, động mạch, mao mạch Câu 19: Người năng hoạt động và luyện tập thể thao đều đặn có thể A.tăng dần dung tích sống của mình B.giảm dần dung tích phổi của mình C.tăng lượng khí cặn trong phổi D.giảm lượng khí lưu thông Câu 20: Nhận định nào dưới đây là sai? A.Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là một cử động hô hấp. B. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp. C. Trao đổi khí ở tế bào có sự khuếch tán của O2 từ tế bào vào máu. D.Trao đổi khí ở phổi có sự khuếch tán của O2 từ không khí vào phế nang vào máu. Câu 21: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim làm việc bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A. 37,5 giây B. 30 giây C. 22,5 giây D. 25 giây Câu 22: Vận tốc máu thay đổi như thế nào từ động mạch đến mao mạch? A. Tăng rồi giảm B. Tăng dần C. Giảm dần D. Giảm rồi tăng Câu 23: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tâm thất của tim làm việc bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A.37,5 giây B.22,5 giây C.30 giây D. 25 giây Câu 24: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần thực hiện 1.Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại. 2.Đốt than tổ ong trong phòng để sưởi ấm. 3.Sử dụng thuốc lá điện tử. 4. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở. 5. Sử dụng năng lượng, nhiên liệu sạch. Những đáp án đúng là: A.2,3,4 B.1,2,3 C.1,4,5 D.3,4,5 Câu 25: Loại khí nào dưới đây thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong? A. SO2 B. O2 C. CO D. NO2 Câu 26: Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong A. 1 giờ B. 1 giây C. 1 phút D. 1 ngày Câu 27: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý những điều nào dưới đây? 1.Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng 2.Ăn mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn
  6. 3.Không uống rượu, bia, hút thuốc lá 4.Uống nước có ga và nước đường 5.Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3 Những lựa chọn đúng là A. 1,4,5 B. 1,3,5 C. 1,3,4 D. 2,3,4 Câu 28: Vị trí 1,2,3 có tên lần lượt là A.Họng, thanh quản, lá phổi phải B.Họng, thanh quản, lá phổi trái C.Thanh quản, khí quản, lá phổi trái D.Thanh quản, khí quản, lá phổi phải Câu 29: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu? A. Khí nitơ B. Khí ôxi C. Khí cacbônic D. Khí hiđrô Câu 30: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ? A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này. B. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn. C. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm giảm lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. D. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. Câu 31: Ở người bình thường, thời gian tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,6 giây B. 0,3 giây C. 0,4 giây D. 0,5 giây Câu 32: Có bao nhiêu loại tác nhân nào dưới đây gây hại cho hệ tim mạch? 1.Hở van tim 2.Sốt cao 3.Nước khoáng 4.Rượu bia 5.Bệnh cúm Số lựa chọn đúng là A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 PHẦN 2 (2 ĐIỂM): TỰ LUẬN Hiện nay trên thế giới có hơn 68 triệu ca mắc Covid-19 và có hơn 1,4 triệu ca tử vong vì căn bệnh viêm đường hô hấp này. Dựa vào kiến thức đã học em hãy chỉ ra nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp này? Từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh bệnh và rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh. CHÚC CON THI TỐT
  7. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 8 Lớp: 8 Mã đề: 606 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN 1 (8 ĐIỂM): TRẮC NGHIỆM Lựa chọn đáp án đúng nhất và tô vào phiếu trả lời. (Học sinh được sử dụng máy tính cầm tay) Câu 1: Trong hệ mạch máu của con người, huyết áp ở đâu lớn nhất ? A. Tĩnh mạch phổi B. Tĩnh mạch chủ C. Mao mạch phổi D. Động mạch chủ Câu 2: Vận tốc máu thay đổi như thế nào từ động mạch đến mao mạch? A. Giảm rồi tăng B. Tăng rồi giảm C. Giảm dần D. Tăng dần Câu 3: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn C. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co D. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co Câu 4: Tim được cấu tạo từ các cơ tim và mô liên kết, tạo thành bao nhiêu ngăn tim? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: Vị trí 1,2,3 có tên lần lượt là A.Khoang mũi, khí quản, phế quản B.Khoang mũi, thanh quản, phế quản C.Lỗ mũi, khí quản, thanh quản D.Lỗ mũi, thanh quản, phế quản Câu 6: Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào? A. Động mạch chủ B. Tĩnh mạch phổi C. Động mạch phổi D. Tĩnh mạch chủ Câu 7: Có bao nhiêu loại tác nhân nào dưới đây gây hại cho hệ tim mạch? 1.Hở van tim 2.Sốt cao 3.Nước khoáng 4.Rượu bia 5.Bệnh cúm Số lựa chọn đúng là A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào của người diễn ra theo cơ chế A. bổ sung. B. khuếch tán. C. chủ động D. thẩm thấu. Câu 9: Hoạt động nào dưới đây không xảy ra khi chúng ta hít vào A. thể tích lồng ngực tăng. B. cơ hoành co. C. cơ liên sườn ngoài co D. cơ liên sườn ngoài dãn Câu 10: Nhận định nào dưới đây là đúng? A.Các van tim giúp máu lưu thông theo 2 chiều. B.Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô cơ trơn. C.Thành mao mạch chỉ có 1 lớp biểu bì. D.Động mạch có cấu tạo gồm: biểu bì, cơ trơn, mô liên kết và van. Câu 11: Ở người bình thường, trung bình mỗi chu kì thì tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong bao lâu? A. 0,4 giây B. 0,5 giây C. 0,3 giây D. 0,1 giây Câu 12: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần thực hiện 1.Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại. 2.Đốt than tổ ong trong phòng để sưởi ấm. 3.Sử dụng thuốc lá điện tử. 4. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở. 5. Sử dụng năng lượng, nhiên liệu sạch. Những đáp án đúng là: A.2,3,4 B.1,4,5 C.1,2,3 D.3,4,5
  8. Câu 13: Trong số các bệnh sau: bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh thấp khớp, bệnh nước ăn chân, thương hàn. Có bao nhiêu bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở hệ tim mạch? A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 14: Hãy gọi tên các vị trí 1,2,3 có trong hình dưới đây: Thứ tự đúng lần lượt là A.Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. B.Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. C.Tĩnh mạch, mao mạch, động mạch D.Tĩnh mạch, động mạch, mao mạch Câu 15: Nhận định nào dưới đây là sai? A.Cứ 1 lần hít vào và 1 lần thở ra được coi là một cử động hô hấp. B. Số cử động hô hấp trong 1 phút là nhịp hô hấp. C.Trao đổi khí ở phổi có sự khuếch tán của O2 từ không khí vào phế nang vào máu. D. Trao đổi khí ở tế bào có sự khuếch tán của O2 từ tế bào vào máu. Câu 16: Ở người bình thường, trung bình tâm thất nghỉ trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,6 giây B. 0,4 giây C. 0,5 giây D. 0,3 giây Câu 17: Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ? A. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này. B. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. C. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn. D. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm giảm lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi. Câu 18: Các vị trí A, B, C trong hình bên dưới lần lượt là A.Tâm nhĩ trái, động mạch chủ, mao mạch phổi B.Tâm nhĩ phải, động mạch chủ, tĩnh mạch phổi C.Tâm thất phải, mao mạch phổi, động mạch phổi D.Tâm thất phải, động mạch chủ, tĩnh mạch phổi Câu 19: Vòng tuần hoàn nhỏ đi qua cơ quan nào dưới đây? A. Dạ dày B. Não C. Gan D. Phổi Câu 20: Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây? A. Động mạch chủ B. Tĩnh mạch chủ C. Tĩnh mạch phổi D. Động mạch phổi Câu 21: Ở người bình thường, thời gian tâm nhĩ làm việc trong mỗi chu kì tim là bao lâu? A. 0,3 giây B. 0,5 giây C. 0,1 giây D. 0,4 giây Câu 22: Luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có dung tích sống lý tưởng vì A. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn nở rộng, các cơ sẽ có khả năng co nhỏ hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn giảm. B. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn nở rộng, các cơ sẽ có khả năng co lớn hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn giảm.
  9. C. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn thu hẹp, các cơ sẽ có khả năng co lớn hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn tăng. D. khi luyện tập từ bé sẽ giúp khung xương sườn thu hẹp, các cơ sẽ có khả năng co nhỏ hơn giúp dung tích phổi tăng và lượng khí cặn tăng. Câu 23: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tâm thất của tim làm việc bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A. 30 giây B. 37,5 giây C. 22,5 giây D. 25 giây Câu 24: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim làm việc bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A. 37,5 giây B. 22,5 giây C. 30 giây D. 25 giây Câu 25: Người năng hoạt động và luyện tập thể thao đều đặn có thể A.tăng dần dung tích sống của mình B.giảm dần dung tích phổi của mình C.tăng lượng khí cặn trong phổi D.giảm lượng khí lưu thông Câu 26: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô Câu 27: Chu kì co dãn của tim gồm có mấy pha? A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 28: Loại khí nào dưới đây thường chiếm chỗ ôxi để liên kết với hồng cầu, khiến cơ thể nhanh chóng rơi vào trạng thái ngạt, thậm chí tử vong? A. CO B. O2 C. SO2 D. NO2 Câu 29: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý những điều nào dưới đây? 1.Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng 2.Ăn mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn 3.Không uống rượu, bia, hút thuốc lá 4.Uống nước có ga và nước đường 5.Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3 Những lựa chọn đúng là A. 1,4,5 B. 1,3,4 C. 1,3,5 D. 2,3,4 Câu 30: Loại khí nào dưới đây thường gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí và có thể gây chết người khi hít phải với liều cao? A. CO B. NO2 C. O2 D. SO2 Câu 31: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tâm thất của tim nghỉ bao lâu? Biết mỗi phút tim đập 75 nhịp/ phút. A. 25 giây B. 37,5 giây C. 30 giây D. 22,5 giây Câu 32: Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong A. 1 phút B. 1 giây C. 1 giờ D. 1 ngày PHẦN 2 (2 ĐIỂM): TỰ LUẬN Hiện nay, tình trạng chất lượng không khí ngày càng kém cụ thể là lượng bụi trong không khí ngày càng lớn. Khi lượng bụi nhiều quá (>100000 hạt/ml,cm3 không khí) sẽ quá khả năng lọc sạch của đường dẫn khí và gây ra bệnh bụi phổi. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy chỉ ra nguồn gốc tạo ra bụi ở trong không khí đã gây bệnh nói trên. Từ đó, đề xuất các biện pháp phòng tránh bệnh và rèn luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh. CHÚC CON THI TỐT