Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019

doc 3 trang thuongdo99 2890
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_bai_2_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2018_20.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm bài 2 môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019

  1. Câu 1. Nguyên nhân quan trọng nhất đòi hỏi Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau CTTG thứ hai là: A. Chiếm được nhiều thuộc địa và nguồn lợi từ chiến tranh. B. Bị các nước tư bản đứng đầu là Mĩ bao vây, cô lập về kinh tế và chính trị. C. Tiến lên xây dựng CSVC của CNXH. D. Là nước chịu tổn thất nặng nề nhất trong cuộc CTTG thứ Hai. Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là: A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh. B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới. C. Tính ưu việt của XHCN và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng. D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. Câu 3. Thành tựu có ý nghĩa và nổi bật nhất của Liên Xô trong giai đoạn 1945-1950? A. Sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. B. Sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. C. Nhiều xí nghiệp được phục hồi và đưa vào sản xuất. D. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử và phá vỡ thế độc quyền của Mĩ Câu 4. Sự kiện được coi là mở đầu của kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là: A. Năm 1957, chế tạo thành công vệ tinh nhân tạo. B. Năm 1961, phóng thành công tàu vũ trụ đưa nhà du hành Gararin bay vòng quanh trái đất. C. Nhà du hành Amstrong đi bộ lên mặt trăng. D. Đưa người lên thám hiểm sao hỏa. Câu 5. Số liệu có ý nghĩa nhất đối với Liên Xô trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là: A. Đến năm 1970, sản xuất được 115,9 triệu tấn thép. B. Nông nghiệp đến những năm 60 tăng trung bình hàng năm 16% C. Từ năm 1951 đến năm 1975, mức tăng trưởng hàng năm đạt 9,6%.
  2. D. Đến nửa đầu những năm 70, sản lượng công nghiệp chiếm khoảng 20% của toàn thế giới. Câu 6. Ý nghĩa lớn nhất của những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong quá trình xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là: A. Thể hiện tính ưu việt của CNXH B. Nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. C. Đạt thế cân bằng về sức mạnh quân sự, kinh tế với Mĩ. D. Là thành trì vững chắc của phong trào giải phong trào giải phóng dân tộc và hòa bình trên thế giới. Câu 7. Mục đích chính của sự ra đời tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va (14/5/1955) là: A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu. B. Để tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa C. Để đối phó với việc thành lập khối quân sự NATO của Mĩ. D. Để duy trì hoà bình và an ninh ở châu Âu, củng cố sức mạnh của các nước XHCN. Câu 8. Mốc lịch sử đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Liên bang Xô viết là: A. Ngày 29/8/1991, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. B. Ngày 6/9/1991, Quốc hội bãi bỏ hiệp ước Liên bang năm 1922. C. Ngày 21/12/1991, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập. D. Ngày 25/12/1991, lá cờ đỏ búa liểm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. Câu 9. Trong đường lối xây dựng CNXH ở Liên xô, các nhà lãnh đạo đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là: A. . Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh. B. Chủ quan duy ý chí, thiếu công bằng dân chủ, vi phạm pháp chế XHCN. C. Không chú trọng văn hoá, giáo dục, y tế. D. Ra sức chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế.
  3. Câu 10. Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết tồn tại trong khoảng thời gian: A. 1917-1991. B. 1918-1991. C. 1920-1991 D. 1922-1991. Câu 11. Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là: A. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. B. sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, khoa học C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm D. sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.