Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019

docx 7 trang thuongdo99 2990
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_chuong_2_lich_su_lop_6_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019

  1. Chương II. Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc Câu 1: Người nguyên thủy trên đất nước ta tiếp tục mở rộng vùng cư trú như thế nào? A. Chuyển xuống vùng đất bãi ven sông và một số khác dừng lại ở thung lung, khe suối B. Chuyển xuống thung lung ven khe, suối còn một số khác dừng lại ở ven sông C. Dừng lại ở vùng đất bãi ven sống, còn một số khác chuyển lên vùng thung lũng ven khe, suối D. Dừng lại ở chân núi, thung lung ven khe, suối, một số khác chuyển xuống vùng đất bãi ven sông Câu 2: Ở di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra: A. những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng B. những hòn cuội, lưỡi rìu đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng rõ ràng C. những rìu đá, chày được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng chưa được rõ ràng D. những rìu đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng, rõ ràng Câu 3: Ở di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hàng loạt công cụ vào thời gian nào? A. Niên đại 4.000 – 3.500 năm B. Niên đại 3.500 – 3.000 năm C. Niên đai 3.000 – 2.500 năm D. Niên đại 2.000 – 1.500 năm Câu 4: Vào niên đại 4000 – 3500 năm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được hàng loạt các công cụ ở di chỉ nào? A. Thẩm Khuyên, Thẩm Hai B. Óc Eo, Sa Huỳnh C. Phùng Nguyên, Hoa Lộc D. Quỳnh Văn, Nghệ An Câu 5: Kim loại được dùng đầu tiên của người Phùng Nguyên, Hoa Lộc là: A. thép B. đồng C. sắt D. kẽm Câu 6: Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác trên đất nước ta, người ta phát hiện được gì? A. Phát hiện nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng B. Phát hiện nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây kẽm C. Phát hiện được nghề luyện kim, nhiều cục đồng
  2. D. Phát hiện được thuật luyện kim, cục kẽm, dây kẽm Câu 7: Trên đất nước ta, nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? A. Ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển và trong điều kiện đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây B. Ở vùng ven sông, ven biển và trong điều kiện đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây C. Ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển và trong điều kiện đất phù sa màu mỡ, cây lúa là lương thực chính D. Ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển và trong điều kiện đủ nước tưới cho cây, lúa là cây lương thực chính Câu 8: Vào cuối thời nguyên thủy trên đất nước ta, sự phân công lao động đã diễn ra, người phụ nữ phải làm những công việc gì? A. Việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ trang sức B. Việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải C. Tham gia sản xuất nông nghiệp, đánh cá, chế tạo đồ trang sức D. Tham gia vào công việc đồng áng, đúc đồng, làm đồ gốm Câu 9: Vào cuối thời nguyên thủy trên đất nước ta, sự phân công lao động đã diễn ra, nam giới phải làm những công việc gì? A. Làm việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải B. Làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, chế tác công cụ, làm đồ trang sức C. Làm buôn bán, làm đồ gốm, đồ trang sức và chế tác công cụ D. Làm nông nghiệp,dệt vải, đánh cá, chế tác công cụ, làm đồ trang sức Câu 10: Các cụm chiềng, chạ hay làng, bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là: A. thị tộc B. bộ tộc C. dân tộc D. bộ lạc Câu 11: Vào cuối thời nguyên thủy, chế độ mẫu hệ dần dần bị thay thế bởi chế độ gì? A. Chế độ thị tộc B. Chế độ phụ mẫu C. Chế độ phụ hệ D. Chế độ bộ tộc Câu 12: Thời nguyên thủy, đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa phát triển cao như Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn vào khoảng thời gian nào?
  3. A. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN B. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ II TCN C. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ III TCN D. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ IV TCN Câu 13: Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa: A. Óc Eo, Sa Huỳnh, Quỳnh Văn B. Hạ Long, Đông Sơn, Óc Eo C. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn D. Óc Eo, Đông Sơn, Lạng Sơn Câu 14: Nền văn hóa Óc Eo thuộc tỉnh nào? A. An Giang ở Tây Nam Bộ B. An Giang ở Nam Trung Bộ C. An Giang ở Bắc Trung Bộ D. An Giang ở Bắc Bộ Câu 15: Khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của xã hội loài người, trong đó người phụ nữ giữ vai trò quyết định, có uy tín lên làm chủ là gì? A. Chế độ phụ mẫu B. Chế độ thị tộc mẫu hệ C. Chế độ thị tộc D. Chế độ phụ hệ Câu 16: Vào thời văn hóa Đông Sơn, công cụ góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội là: A. công cụ, vũ khí bằng gốm như bình vò, đồ trang sức B. công cụ, vũ khí bằng đá và gốm như lưỡi cày, bình vò, dao găm C. công cụ, vũ khí bằng đá như lười cày, lưỡi rìu, dao găm D. công cụ, vũ khí bằng đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên Câu 17: Người Lạc Việt là cư dân thuộc nền văn hóa nào? A. Đông Sơn B. Sa Huỳnh C. Óc Eo D. Sơn Vi Câu 18: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Câu nói trên là của ai? A. Hai Bà Trưng B. Lý Thái Tổ
  4. C. Võ Nguyên Giáp D. Hồ Chí Minh Câu 19 Hùng Vương lên ngồi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước thành bao nhiêu bộ? A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 Câu 20: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là: A. An Dương Vương B. Hùng Vương C. Triệu Đà D. Thục Phán Câu 21: Đứng đầu các bộ là: A. lạc tướng B. lạc hầu C. bồ chính D. già làng Câu 22: Đứng đầu chiềng, chạ là: A. lạc tướng B. lạc hầu C. bồ chính D. già làng Câu 23: Dưới thời Hùng Vương, con trai vua được gọi là: A. quan lang B. văn lang C. hoàng tử D. thái tử Câu 24: Dưới thời Hùng Vương, con gái vua được gọi là: A. công chúa B. Mị Nương C. Mị châu D. tiểu thư Câu 25: Nhà nước Văn Lang ra đời ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào khoảng thời gian nào? A. Khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN B. Khoảng các thế kỉ VIII – VI TCN C. Khoảng các thế kỉ VIII – V TCN D. Khoảng các thế kỉ VIII – IV TCN Câu 26: Nhà nước Văn Lang đóng đô ở đâu? A. Bắc Giang B. Gia Ninh C.Bạch Hạc
  5. D. Việt Trì Câu 27 Nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào và ở đâu ? A. Khoảng thế kỉ IV TCN, ở vùng Gia Ninh ( Phú Thọ ) B. Khoảng thế kỉ V TCN, ở vùng Bạch Hạc ( Phú Thọ ) C. Khoảng thế kỉ VI TCN, ở vùng Bạch Hạc ( Phú Thọ ) D. Khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh ( Phú Thọ ) Câu 28 Cây trồng chính của cư dân Văn Lang là: A. cây lúa nước B. khoai, đậu, cà, bí C. cây ăn quả ( chuối, cam ) D. cây dâu Câu 29: Nghề thủ công của cư dân Văn Lang được chuyên môn hóa cao là nghề nào? A. Nghề dệt vải lụa B. Nghề làm gốm C. Nghề luyện kim, đúc đồng D. Nghề xây nhà, đóng thuyền Câu 30: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang là: A. xe ngựa B. xe bò C. thuyền D. xe máy Câu 31: Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là gì? A. Cơm nếp, cơm tẻ B. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá C. Thịt thú rừng, hải sản D. Hải sản, rau, cà, thịt, cá Câu 32: Vào cuối thế kỉ VIII TCN, tình hình nước Văn Lang như thế nào? A. Nước Văn Lang đang trên đà phát triển mạnh mẽ
  6. B. Nước Văn Lang đang đà phát triển, nhiều bộ lạc mạnh lên C. Nhiều bộ lạc mạnh lên, chống lại chính quyền Trung ương D. Vua không chăm lo đến sản xuất, quân sự; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Câu 33: Quân Tần đã đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi vào năm nào? A. 218 TCN B. 217 TCN C. 216 TCN D. 215 TCN Câu 34: Quân Tần tấn công nước Văn Lang vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ III TCN B. Năm 218 TCN C. Năm 214 TCN D. Năm 210 TCN Câu 35: Nước Âu Lạc ra đời, An Dương Vương đóng đô ở: A. Phong Khê B. Bạch Hạc C. Gia Ninh D. Việt Trì Câu 36: Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương là gì? A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành, cả nước chia thành nhiều bộ B. Vua đứng đầu nhà nước, cả nước chia thành nhiều bộ, giúp việc cho vua là lạc hầu, lạc tướng C. Vua năm giữ mọi quyền hành, cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu D. Quyền hành nhà nước cao hơn, chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước Câu 37: Thành Cổ Loa được xây dựng ở vùng đất nay thuộc huyện: A. huyện Đông Anh – Hà Nội B. huyện Thanh Trì – Hà Nội C. huyện Sóc Sơn – Hà Nội D. Huyện Từ Liêm – Hà Nội
  7. Câu 38: Thành Cổ Loa còn có tên gọi khác là gì? A. Hoàng thành B. Kinh thành C. Loa thành D. Trường thành Câu 39: Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã làm gì? A. Cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc B. Cắt đất sáu quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc C. Cắt đất ba quận, lập thành nước Lạc Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc D. Cắt đất sáu quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Tây Âu Câu 40: Do sự chủ quan, không đề phòng của An Dương Vương, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà nào? A. Nhà Tần B. Nhà Hán C. Nhà Triệu D. Nhà Hồ