Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

docx 5 trang thuongdo99 2910
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_giao_duc_cong_dan_lop_6_co_dap_an_nam_ho.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

  1. 20 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GDCD 6 Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1 : Hành vi nào dưới đây thể hiện rõ sự lễ độ? A. Khách của cha mẹ đến nhà, Hiếu thường không chào vì cho là không cần thiết. B. Ông Vinh khi gặp cấp trên thường xoa xoa hai tay vào nhau, miệng cười tỏ ý vui mừng. C. Đi học muộn, tiến cứ tự nhiên vào lớp khi thầy/cô giáo đang giảng bài. D. Khi cô nào gọi lên kiểm tra bài cũ, Hằng đưa vở cho cô bằng hai tay. Câu 2 : Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của cách cư xử thiếu lễ độ? A. Thưa gửi khi nói chuyện với người lớn. B. Ngắt lời người khác để trình bày ý kiến của mình. C. Chào hỏi khi khách đến nhà. D. Lắng nghe người khác nói. Câu 3 : Hành động nào sau đây không thể hiện lòng biết ơn? A. Hỏi thăm thầy cô giáo cũ. B. Không tham gia làm vệ sinh, chăm sóc cây cỏ ở nghĩa trang liệt sỹ của địa phương. C. Chăm sóc cha mẹ khi về già. D. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng Câu 4 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây về sự việc tôn trọng kỷ luật? A. Cần phải tuân theo quy định chung ở mọi nơi, mọi lúc. B. Chỉ trong nhà mới cần có kỷ luật. C. Kỷ luật làm cho con người mất tự do, hạn chế khả năng sáng tạo của họ. D. Chỉ trong quân đội mới cần có kỷ luật. Câu 5 : Trong các hành vi sau, hành vi nào là biểu hiện của yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Săn bắn muông thú quý hiếm. B. Đánh bắt cá bằng mìn và lưới điện. C. Thải trực tiếp nước thải xuống lòng sông, hồ. 1
  2. D. Trồng và chăm sóc cây xanh. Câu 6 : Việc làm nào dưới đây không thể hiện sự biết ơn? A. Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng. B. Vào dịp Tết Nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. C. Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được nghèo đói, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình, ông An có vẻ lảng tránh. D. Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch đẹp. Câu 7 : Hành vi nào dưới đây là thiếu lễ độ? A. Kính thầy, yêu bạn. B. Biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc. C. Đi qua đi lại trước mặt người khác khi họ đang nói chuyện. D. Biết thưa gửi khi nói chuyện với người lớn. Câu 8 : Hành vi nào không thể hiện tính kỷ luật? A. Đá bóng dưới lòng đường. B. Viết đơn xin phép nghỉ một buổi học. C. Đi xe đạp đến cổng trường, xuống xe rồi dắt vào sân trường. D. Mặc đồng phục đúng theo quy định của nhà trường. Câu 9 : Thiên nhiên sẽ ra sao nếu con người yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Động thực vật quý hiếm ngày càng mất đi. B. Khí hậu hòa thuận. C. Lũ lụt xảy ra liên miên D. Mất cân bằng sinh thái. Câu 10 : Hành vi nào thể hiện tính kỷ luật? A. Đọc báo trong giờ học. B. Đi học đúng giờ. C. Đi xe đạp hàng ba. D. Đi xe vượt đèn đỏ. Câu 11 : Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nội dung không thể hiện lòng biết ơn? A. Làm ơn nên thoảng như không, chịu ơn nên tạc vào lòng chớ quên. 2
  3. B. Ngó lên nuộc lạt mái nhà, bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu. C. Có trăng phụ đèn. D. Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3. Câu 12 : Hành vi nào dưới đây là lễ độ? A. Đưa vật gì cho người lớn bằng hai tay. B. Thái độ nghênh ngang khi vào chỗ đông người. C. Nói tục, chửi thề. D. Nói chen vào lời người khác. Câu 13 : Theo em, câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất lễ độ? A. Nói trống không. B. Gọi dạ, bảo vâng. C. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người. D. Nói leo trong giờ học. Câu 14 : Theo em, câu tục ngữ nào sau đây nói về phẩm chất lễ độ? A. Ăn có chừng, chơi có độ. B. Gió chiều nào theo chiều ấy. C. Ăn có nhai, nói có nghĩ. D. Lời nói gói vàng. Câu 15 : Hành vi nào dưới đây là không tôn trọng kỷ luật? A. Trong giờ sinh hoạt lớp, Nghĩa xung phong phát biểu ý kiến và chỉ phát biểu khi được lớp trưởng chỉ định. B. Hoa đến lớp muộn vì trên đường đi học Hoa giúp một em bé bị lạc đường. C. Lớp phân công Loan giúp đỡ Hồng học môn toán, nhưng Loan không nhận vì không thích Hồng. D. Hôm nay Quế được phân công làm trực nhật lớp, Quế không thực hiện được vì ốm phải nghỉ học. Câu 16 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây về sự lễ độ? A. Lễ độ làm cho quan hệ giữa mọi người gò bó, mất tự nhiên. B. Lễ độ là khách sáo, thiếu chân thực. C. Lễ độ là thể hiện lối sống văn minh của người có văn hóa. D. Không cần lễ độ với người dưới hoặc người ngang hàng. Câu 17 : Theo em, câu tục ngữ nào sau đây nói về tính kỷ luật? 3
  4. A. Ăn có chừng, chơi có độ. B. Học ăn học nói, học gói học mở. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận. Câu 18 : Hành vi nào dưới đây thể hiện tôn trọng kỷ luật? A. Chờ không thấy xe rác đến, Huệ để túi rác ở gốc cây rồi ra về. B. Vì ốm nên Thư nghỉ học và không báo cáo với cô giáo. C. Thỉnh thoảng Tuấn không làm đủ bài tập về nhà. D. Quân luôn làm việc đúng giờ giấc và để mọi thứ đúng nơi quy định. Câu 19 : Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nội dung thể hiện lòng biết ơn? A. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. B. Có công mài sắt có ngày lên kim. C. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 20 : Thế nào là lễ độ? A. Là cách cư xử đúng mực trong khi giao tiếp với người khác. B. Là cách cư xử thoải mái trong khi giao tiếp với người khác. C. Là cách cư xử thân mật trong khi giao tiếp với người khác. D. Là cách cư xử khéo léo trong khi giao tiếp với người khác. Mã đề Câu Đáp án 106 1 B 106 2 C 106 3 A 106 4 C 106 5 A 106 6 B 106 7 D 106 8 B 106 9 D 106 10 D 106 11 D 106 12 B 106 13 D 106 14 D 106 15 D 106 16 D 106 17 D 4
  5. 106 18 A 106 19 C 106 20 C 5