Chuyên đề Nâng cao khả năng tự học của học sinh dựa trên phương pháp dạy học tích hợp

doc 13 trang Đăng Bình 05/12/2023 490
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao khả năng tự học của học sinh dựa trên phương pháp dạy học tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_kha_nang_tu_hoc_cua_hoc_sinh_dua_tren_phu.doc

Nội dung text: Chuyên đề Nâng cao khả năng tự học của học sinh dựa trên phương pháp dạy học tích hợp

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH  CHUYÊN ĐỀ “NÂNG CAO KHẢ NĂNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP” TỔ: LÝ-TIN NĂM HỌC 2016-2017
  2. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lí do chọn chuyên đề 1 II. Thuận lợi và khó khăn 4 1. Thuận lợi 4 2. Khó khăn 5 B. PHẦN NỘI DUNG 5 I. Thực trạng 5 II. Giải quyết vấn đề 7 1. Ứng dụng bài dạy tích hợp vào tin bậc THCS 7 2. Một số lưu ý trong khi dạy học tích hợp 9 3. Tiết dạy minh họa 12 C. KẾT LUẬN 12
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn chuyên đề: * Tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp: Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sụ thống nhất, hài hoà, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tìêu dạy học tốt nhất. Dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà tứ đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thúc, kĩ năng, thái độ đuợc tích hợp với nhau trong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lực thục hiện hoạt động cho nguời học; tạo ra mối liên kết giữa các môn học và tri thúc, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tính tích cực trong học tập. Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hoá sâu, song song với tích hợp liên môn, liên ngành càng rộng, chính vì thế việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, không thể giảng dạy các khoa học như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có giới hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp. Nếu trong nhà trường THCS, học sinh quen tiếp cận các khái niệm một cách rời rạc, học sinh có nguy cơ sau này tiếp tục suy luận theo kiểu khép kín. Những chương trình nghiên cứu quốc tế đã cho thấy hiện tượng “mù chữ chức năng", đó là trường hợp những người đã lĩnh hội được kiến thúc trường tiểu học nhưng không cỏ khả năng sử dụng các kiến thúc đó vào cuộc sống hằng ngày. Họ có thể đọc được một văn bản, nhưng không thể hiểu ý nghĩa của nó, có thể biết làm tính cộng, nhưng khi có một vấn đề của cuộc sổng hằng ngày đặt ra cho họ thì họ không biết phải làm tính cộng hay tính trừ Điều này đặt ra một đòi hỏi cần phải dạy học trong sự tích hợp để đào tạo những con người đáp ứng được yêu cầu luôn luôn biến động của thực tiễn. 1
  4. Mặt khác, với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học và kĩ thuật, nguồn thông tin hàng ngày đổi mới và gia tăng, mọi kiến thúc được học trong nhà truờng có thể trở nên cũ đi, trong khi đó học sinh lại có thể tiếp thu các nguồn thông tin qua nhiều kênh khác nhau ngoài nhà truờng (đài, báo, đặc biệt là internet). Để việc học ờ nhà trường vẫn tiếp tục là có ý nghĩa đối với học sinh, việc dạy học cần đuợc đổi mới, không chỉ là dạy kiến thúc mà cần phải dạy các kĩ năng, không chỉ là học kiến thúc khoa học của một môn mà cần dạy trong sự tích hợp với nhiều môn học khác nhau Hiện nay, nhiều môn học đã được đưa vào nhà truờng THCS, các môn học đó đã có xu hướng phải liên kết với nhau. Điều này thể hiện quá trình mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. Tuy nhiên với quỹ thời gian và kinh phí có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà truờng cho dù những tri thức này rất cần thiết, vì vậy, việc dạy học tích hợp (DHTH) các môn học, các nội dung giáo dục trong nhà trường là giải pháp quan trọng. Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp và quá trình dạy học để nâng cao chất luợng giáo dục học sinh (như các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn đưa các nội dung giáo dục vào môn học ). DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức. Thục hiện một năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huổng có ý nghĩa. Thay vì việc dạy một số lớn kiến thúc cho học sinh, người giáo viên trước hết hãy xem xét xem học sinh có thể vận dụng các kiến thúc đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vì nhắc lại những lời mẫu nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả năng lựa chọn một mẫu lời nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu đó một cách đúng đắn; hoặc thay vì học một lượng kiến thúc liên quan đến môi trường (trong môn Sinh học, Địa lí ), học sinh cỏ khả năng hành động để bảo vệ môi trường xung 2
  5. quanh mình DHTH đuợc hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lục rõ ràng, cỏ dụ tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tương sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. *Cơ sở pháp lí : + Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nội dung bao gồm việc tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”. + Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. Chính vì những lí do đó, tôi thực hiện chuyên đề Nâng cao khả năng tự học của học sinh dựa trên phương pháp dạy học tích hợp II. Thuận lợi và khó khăn: * Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyên đề ở trường THCS Nguyễn Văn Linh, TP Vũng Tàu 1. Thuận lợi: * Nhà trường: - Nhà trường đã tạo mọi điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học theo kiểu tích hợp. - Được sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường. * Giáo viên: Giáo viên đã có những kiến thức nhất định đáp ứng yêu cầu cho việc dạy học tích hợp bậc THCS. 3
  6. Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học * Học sinh: Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 2. Khó khăn: Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Học sinh đôi lúc vẫn còn bỡ ngỡ trước những tiết học tích hợp khiếc cho trách nhiệm giảng dạy của giáo viên thêm nặng nề Trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy tích hợp đôi khi vẫn còn thiếu một số dụng cụ Một số giáo viên chưa có kinh nghiệm lắm trong việc dạy tích hợp. B. PHẦN NỘI DUNG: I/ Thực trạng: Trước khi thực hiện chuyên đề, trong năm học 2013-2014 và năm học 2015-2016 tôi đã dạy hai khối 6,7 thông qua các giờ dạy, và các tiết lý thuyết kết hợp thực hành, kiểm tra bài cũ. Tôi thấy nếu tiết học được dạy bằng phương 4
  7. pháp tích hợp thì học sinh học sôi nổi hơn, hứng thú hơn, khơi gợi sự thích thú trong việc học của học sinh giúp học sinh nhớ bài lâu hơn. Đặc biệt, học sinh rất thích học thực hành khi áp dụng với phương pháp dạy học tích hợp. Từ góc độ giáo dục, dạy học tích hợp phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực duy trì của học sinh vì nó luôn tạo ra các tình huống để học sinh duy trì kiến thức trong các tình huống gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập. Nhân đây cũng nên nhìn nhận sự giảm tải ở một góc độ khác, nghĩa là giảm tải không chỉ gắn với việc giảm thiểu kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việc dạy học một nội dung kiến thức theo quy định. Phát triển hứng thú học tập cũng có thể đuợc xem như một biện pháp giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa. Làm cho HS thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, bằng cách tích hợp một cách hợp lí và có ý nghĩa các nội dung gần với cuộc sống vào môn học, tù đó tạo xúc cảm nhận thức cũng sẽ làm cho HS nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của HS. Dạy học tích hợp được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phần định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường. Do đồ việc dạy học tích hợp ờ trường THCS có các ảnh hưởng tích cực. DHTH góp phần thực hiện mực tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường THCS: Vận dụng DHTH là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện nhiệm vụ dạy học ở nhà trường phổ thông. Việc có nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường THCS hiện nay là sự thể hiện quá trình thục hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thục hiện mục tiêu giáo dục nêu trên. Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão trong khi quỹ thời gian cũng như kinh phí để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, khi không thể đưa nhiều môn học hơn 5
  8. nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết, chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thúc về an toàn giao thông, về bảo vệ mỏi trường sống, về năng lượng và sử dụng năng lượng, về định hướng nghề nghiệp ) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường vì lí do phải đảm bảo không quá tải trong học tập để phù hợp với sự phát triển của HS. II/Giải quyết vấn đề: 1. Ứng dụng bài dạy tích hợp vào tin bậc THCS thì: Thực chất phương pháp dạy học tích hợp đã được áp dụng từ nhiều năm nay trong các trường THCS. Tuy nhiên, để thực hiện tốt tiết dạy tích hợp nói chung thì cần phải lưu ý: 1.1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp Ví dụ: Trong suốt tiết dạy cần phải có nhiều hoạt động cho học sinh luyện tập cũng như tìm hiểu để phát huy tính tích cực. Các hoạt động không nên lặp lại theo khuôn mẫu mà cần có sự thay đổi để tạo thêm phần sinh động, hấp dẫn cho bài giảng 1.2. Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Ví dụ: Với những bài học cần sử dụng nhiều thao tác máy tính thì nên cho kết hợp học tại phòng máy luôn, để học sinh thực hành luôn phần thao tác. Như vậy vừa giúp học sinh nhớ bài lâu vừa làm cho học sinh hiểu bài nhanh hơn, tiết dạy cũng trực quan, sinh động hơn. 1.3. Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi học thực hành của hiệu quả hơn. Ta có thể cho một số học sinh thực hành ngay trong tiết lí thuyết để các học sinh khác theo dõi rút kinh nghiệm, có thể những em này hướng dẫn lại các em khác trong tiết thực hành. 6
  9. 1.4. Đối với lớp 7, khi dạy bảng tính nếu dùng hình vẽ thì một bài học rất nhiều hình vẽ không thể giáo viên tự vẽ được (tốn rất nhiều thời gian, không thẩm mỹ, không thực tế). Còn nếu để học sinh thực hành trên máy để phát hiện ra kiến thức thì các em phải soạn thảo mẫu trong máy trước không đủ thời gian, lạc trọng tâm bài học. Nếu sử dụng bài giảng điện tử thì giáo viên chỉ cần thao tác nhấp chuột thì mọi học sinh có thể quan sát phát hiện ra kiến thức mới, và đủ thời gian để cho một số học sinh có thể thực hành mẫu cho các bạn khác quan sát rút kinh nghiệm. 1.5. Trong giờ thực hành giáo viên nên trình chiếu hướng dẫn trên bảng để học sinh nắm bắt thao tác và yêu cầu thực hành. Ví dụ : Trong bài thực hành số 3 tin học 6: các thao tác đối với thư mục việc trình chiếu hướng dẫn thực hiện thao tác trên bảng có tác dụng rất lớn đối với học sinh. Nếu không trình chiếu ta phải hướng dẫn bằng cách ghi bảng rất dài dòng khó hiểu, còn để HS tự nghiên cứu thực hành thì HS thì việc vừa nghiên cứu SGK vừa thực hành rất khó. 1.6. Tận dụng những những phần mềm chụp hình quay phim lại các thao tác thực hành để trong qua trình giảng giáo viên đưa các hình ảnh , đoạn phim vào minh họa cho quá trình dạy và học làm HS hứng thú, tập trung hơn . 7
  10. Ví dụ: Để giảng các thao tác đối với bảng tính để Hs thấy sự cần thiết phải chỉnh động rộng của cột và độ cao của hàng thì ta đưa hình sau cho HS nhận xét thì sẽ chính xác và hiệu quả hơn ta vẽ lên bảng hay nhìn vào SGK. 1.7. Trong các tiết bài tập: là các tiết không có nội dung bắt buộc tùy theo từng bài, những tiết bài tập ôn tập nên sử dụng Violet để thiết kế tiết ôn tập đa dạng kiểu bài tập tạo không khí sinh động, không nhàm chán trong tiết bài tập. 1.8. Với tin 6 chương trình có một số phần mềm khi ta sử dụng liên quan đến một số kiến thức vật lý, khi dạy các phần mềm này ta nhắc luôn đến những kiến thức ấy làm cho học sinh có thể tiếp cận sâu hơn đồng thời giúp củng cố về kiến thức cho học sinh. 1.9. Với tin 7 có bài nói về việc vẽ biểu đồ, ta cũng tích hợp luôn với kiến thức địa lí tạo hiệu quả sinh động cho bài dạy. 2. Một số lưu ý trong khi dạy học tích hợp 2.1.Về cấu trúc bài dạy : - Cần phân bổ hợp lý về kiến thức giữa các môn với nhau - Cấu trúc của bài lên lớp sẽ gồm một chuỗi những hoạt động của giáo viên và học sinh, được sắp xếp theo một trình tự hợp lí đảm bảo cho học sinh hoạt động có hiệu quả nhằm chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực và hình thành thái độ, đạo đức. Mỗi bài học có một mục đích chung, được phân chia thành những mục tiêu bộ phận. Mỗi mục tiêu bộ phận ứng với một nội dung cụ thể, phải sử dụng những phuơng tiện dạy học nhất định, áp dụng những phương pháp hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong khi thực hiện, mọi hành động phải luôn luôn đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu bộ phận, nội dung và phuơng pháp, đồng thời 8
  11. đảm bảo thực hiện được mục đích, nội dung và phương pháp chung mỗi bài, được xem như một thể thống nhất. Luôn ghi nhớ rằng hoạt động của học sinh là trọng yếu - Với mỗi mục đích, mỗi nội dung dạy học, úng với mãi đổi tương trong những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học xác định, bài lên lớp phải có cấu trúc riêng thích hợp thì mới có hiệu quả. Tuy khó có thể đề ra một cẩu trúc chung, nhưng vì học sinh hoạt động trong một tập thể lớp xác định, phải thực hiện những mục đích chung trong một thời gian xác định nên vẫn có thể nêu ra một số hoạt động điển hình phải thực hiện trong mỗi bài. Những hoạt động đó là những yếu tố cấu trúc của bài học. - Mục tiêu bài học nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể có thể lượng hoá được. Mục tiêu bài học cần được cụ thể hoá để người thầy giáo có một định hướng rõ ràng, chính xác khi dạy học bài này. Một cách cụ thể hoá tốt nhất là cố gắng hoạt động hoá mục tiêu, tức là chỉ ra những hoạt động tương thích với nội dung và mục tiêu bài học mà khả năng tiến hành các hoạt động đó của học sinh biểu thị mức độ đạt mục tiêu này. Liên quan đến mục tiêu của tiết học, ta cần lưu ý: +Thứ nhất, đây là những yêu cầu mà học sinh cần đạt được sau khi chứ không phải là trong khi học tập một bài. ví dụ như yêu cầu học sinh phát biểu được một định nghĩa, chứng minh một định lí có nghĩa là học sinh phải làm đuợc những việc này sau khi học xong tiết học chú không phải là đòi hỏi họ tự làm được các việc trong quá trình lĩnh hội bài học. +Thứ hai, các mục tiêu là căn cứ để thầy giáo định hướng bài học và "hình dung" đuợc kết quả dạy học bài đó chứ không phải là đòi hối họ tiết nào cũng phải kiểm tra để kết luận chính xác học sinh có đạt được từng mục tiêu đề ra hay không. Trên thục tế, thầy giáo không thể cỏ đủ thì giờ để làm như vậy. 9
  12. Sau khi đã liệt kê các mục tiêu cụ thể, bài soạn cần nêu rõ trọng tâm. Trong khi đối với toàn bộ môn học; đổi với từng phần lớn, từng chương, ta đòi hỏi thực hiện mục tiêu toàn diện thì ờ từng bài, ta không yêu cầu một sự dàn trải tràn lan, trái lại phải tập trung vào những trọng tâm nhất định. 2.2.Về phương pháp: - Nên khuyến khích khả năng tự tìm tòi kiến thức của học sinh, tính chủ động, sáng tạo cần được đề cao tối đa. - Với những học sinh có những hiểu biết bên ngoài sách giáo khoa, nên để các em ấy phát biểu trước lớp về điều mình biết, điều này có tác động không nhỏ đến các học sinh khác. - Không nên có các động thái khiến học sinh mất tập trung, loãng nội dung chính của bài học. - Với những nội dung quan trọng nên để các học sinh phát biểu, nhận xét nhiều lần để các học sinh khác ghi nhớ - Đặc biệt, đối với môn tin học ta không nên để học sinh học theo cách hiểu không nên học vẹt như vậy sẽ nhớ lâu hơn. Khi kiểm tra bài cũ không nên bắt học sinh phải thuộc lòng như các định lí trong Toán hay các bài thơ trong môn Ngữ văn, định luật trong Vật lí . Học sinh nêu theo cách hiểu và thực hành được là đạt yêu cầu. Do đó, trong bài giảng hạn chế đưa ra nội dung ghi bảng nhiều. - Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò trong cả tiết học: Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học. Từ chỗ giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thúc đến chỗ truyền thụ cho được kiến thúc đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ở nguời thầy sự động não, sử dụng công thực sự. Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được phuơng pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một cách cụ thể công việc của thầy và trò trong tiết học cụ thể, xác định đồ dùng dạy 10
  13. học và phương pháp sử dụng chúng. 3.Tiết dạy minh họa: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI C. Kết luận: Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6 năm học 2016-2017, chúng tôi thấy biện pháp áp dụng việc dạy học tích hợp tin học lớp 6 đã trình bày ở trên, các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Trên đây là một số biện pháp mà chúng tôi đã áp dụng vào dạy tin học khối 6, tuy nhiên còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! Vũng Tàu, ngày 20 tháng 9 năm 2016 Nhóm Tin 11