Đề cương Bài 26, 27 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Bài 26, 27 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_bai_26_27_mon_hoa_hoc_lop_8_truong_thcs_tay_son.doc
Nội dung text: Đề cương Bài 26, 27 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS Tây Sơn
- Tiết 40: Bài 26: OXIT A.LÍ THUYẾT I. Định nghĩa: * VD: CuO, Na2O, FeO, SO2, CO2 * Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. ? Hợp chất nào sau đây thuộc loại oxit: K2O; KCl; FeO; Fe2O3; N2O5; SO3; CO2; CaO; H2SO4; Ba(OH)2. II. Công thức: * Công thức chung: MxOy với M hóa trị n và O(II), theo quy tắc hóa trị x.n=y. II Câu hỏi: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau a) Cu (I) và O ; Cu (II) và O. b) Al và O; Zn và O; Mg và O; c) Fe (II) và O; Fe(III) và O d) N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O. III. Phân loại: 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. - VD: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5 + CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3 + SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3 + P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4 b. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. - VD: K2O, MgO, Li2O, FeO + K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH. + MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2. *Lưu ý: - Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit, ví dụ Mangan(VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, có axit tương ứng là HMnO4. - Một số oxit của kim loại, phi kim không thuộc 2 loại trên sẽ được học tiếp trong chương trình Hóa 9. IV. Cách gọi tên:
- * Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit. VD: K2O : Kali oxit. ? MgO: . ? NO: + Nếu kim loại có nhiều hoá trị: Tên của oxit kim loại: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit. - FeO : Sắt (II) oxit. ? Fe2O3 : . ? CuO : ? Cu2O : + Nếu phi kim có nhiều hoá trị. Tên của oxit phi kim: ( tiền tố chỉ số nguyên tử PK) tên phi kim + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) oxit Tiền tố: - Mono: 1, thường lược bỏ để đơn giản. - Đi : 2. - Tri : 3. - Tetra : 4. - Penta : 5. - SO2 : Lưu huỳnh đioxit. ? SO3 : ? CO2 : . - N2O3 : Đinitơ trioxit. - N2O5 : Đinitơ pentaoxit. ? P2O5 : B. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Chỉ ra công thức viết sai: MgO, P2O, FeO2, ZnO, Cu2O. Bài 2:Trong các CTHH sau: BaO, C2H6O, ZnO, SO3, KOH, CO2, Fe2O3; N2O5; SO3; CO2; CaO. a) CTHH nào là CTHH của oxit. b) Chỉ ra CTHH của oxit axit và oxit bazơ. c) Gọi tên các oxit đó. Bài 3: Cho các oxit sau: SO2, Fe3O4, Al2O3, P2O5, CO2
- a) Các oxit này có thể được tạo thành từ các đơn chất nào? b) Viết phương trình phản ứng tạo ra sản phẩm là các oxit trên. Bài 4: Hoàn thành bảng sau: Thành phần CTHH Phân loại Tên gọi N(V) và O Fe(III) và O S(IV) và O Mg và O Bài 5: Hoàn thành bảng sau: Oxit Phân loại Tên gọi Oxit bazơ Oxit axit N2O5 Al2O3 Lưu huỳnh đioxit SO3 Lưu huỳnh trioxit Fe2O3 Na2O Natri oxit CO Cacbon oxit ZnO Bài 6: Oxit của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Hãy cho biết oxit trên thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ. Bài 7: Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit. Bài 8: CTHH của một sắt oxit có tỉ lệ khối lượng mFe : mO. Xác định CTHH của oxit. Bài 9: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa khí oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam lưu huỳnh đioxit (SO2). a) Viết PTHH b) Tính thể tích SO2 (đktc) c) Tính số gam lưu huỳnh đã cháy. d) Bình oxi trên chứa 15g oxi. Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy.
- Tiết 41: Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI- PHẢN ỨNG PHÂN HỦY A.LÍ THUYẾT I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: a)Phương pháp: Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3. PTHH: to 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. to 2KClO3 2KCl + 3O2. b) Cách thu khí oxi: 2 cách + Bằng cách đẩy không khí. + Bằng cách đẩy không khí. ? Cho biết trong mỗi cách thu, bình đựng oxi đặt trong tư thế nào ( úp hay đứng)? II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp: * Nguyên liệu: Không khí và nước. a. Sản xuất khí oxi từ không khí. dp b. Sản xuất khí oxi từ nước (điện phân nước). 2H2O 2H2 + O2 III. Phản ứng phân huỷ: VD: to 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2. to 2KClO3 2KCl + 3O2. dp 2H2O 2H2 + O2 * Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
- ? Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng phân hủy? to a. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 to b. CuO + H2 Cu + H2O. to c. 2KNO3 2KNO2 + O2 to d. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O to e. CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: - Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tính chất vật lý nào của oxi? - Người ta còn có thể thu khí oxi bắng phương pháp đẩy không khí là dựa vào tính chất vật lí nào của oxi? Bài 2: Cho những phản ứng hoá học sau (chú ý cân bằng các phương trình hóa học này trước): to 1. Al + O2 Al2O3 to 2. KNO3 KNO2 + O2 to 3. P + O2 P2O5 to 4. C2H2 + O2 CO2 + H2O to 5. HgO Hg + O2 Cho biết phản ứng nào là: a) Phản ứng oxi hóa b) Phản ứng hoá hợp. c) Phản ứng cháy d) Phản ứng phân huỷ Bài 3: Người ta điều chế kẽm oxit(ZnO) bằng cách đốt kẽm trong khí oxi. a) Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để điều chế 40,5 gam kẽm oxit b) Muốn có lượng oxi nói trên cần phân huỷ bao nhiêu gam Kali clorat (KClO3) Bài 4: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi. a) Viết PTHH của phản ứng b) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào c) Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được. Bài 5: Tính thể tích oxi thu được: a) Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong PTN b) Khi điện phân 36 Kg H2O trong công nghiệp.
- Bài 6: Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit và oxi. a) Hãy viết PTHH của phản ứng. b) Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc). Bài 7: Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Cho vào bình 10 gam photpho và đốt. Hỏi photpho bị cháy hết không? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.