Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

docx 4 trang thuongdo99 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong_th.docx

Nội dung text: Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN : NGỮ VĂN 7 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Nắm vững kiến thức các văn bản đã học: tục ngữ, văn bản nghị luận, truyện ngắn, văn bản nhật dụng. - Nắm vững kiến thức Tiếng Việt: câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, liệt kê và công dụng của các dấu câu. - Nắm vững kiến thức văn nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản, cảm nhận chi tiết đặc sắc trong văn bản. - Vận dụng kiến thức đã học để làm các dạng bài tập nhận diện, phân tích tác dụng, đặt câu, viết đoạn. - Viết bài văn giải thích, chứng minh hoàn chỉnh. 3. Thái độ: - Ôn tập nghiêm túc. - Chủ động, tích cực làm đề cương. - Có lòng say mê, yêu thích các tác phẩm văn chương. 4. Năng lực: - Hệ thống, tư duy, vận dụng, thẩm mĩ, tạo lập văn bản II. PHẠM VI ÔN TẬP. 1. Văn bản: - Tục ngữ: + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất + Tục ngữ về con người và xã hội - Văn bản nghị luận: + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta + Đức tính giản dị của Bác Hồ + Ý nghĩa văn chương - Truyện hiện đại: Sống chết mặc bay - Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương * Yêu cầu: - Học thuộc lòng các câu tục ngữ. - Đọc lại các tác phẩm cần ôn tập, nắm vững tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa nhan đề (nếu có), nội dung, nghệ thuật đặc sắc 2. Tiếng Việt: - Câu rút gọn - Câu đặc biệt - Thêm trạng ngữ cho câu - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu - Liệt kê - Các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang. * Yêu cầu: - Lập bảng hệ thống kiến thức.
  2. - Làm lại bài tập sách giáo khoa. 3. Tập làm văn: - Dạng bài: + Nghị luận chứng minh + Nghị luận giải thích III. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ  VĂN BẢN Bài tập 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản có chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Đoạn trích đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. 4. Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của các trạng ngữ ấy. 5. Tìm cụm C - V làm thành phần của cụm từ trong đoạn văn. Cho biết, cụm C - V làm thành phần gì? Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn: 6. Từ văn bản chứa đoạn văn trên, em thấy thế hệ học sinh hiện nay cần làm gì để gìn giữ và phát huy tinh thần yêu nước? Bài tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!” 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản có chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn. 3. Đoạn văn đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. 4. Sử dụng dấu chấm lửng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn: 5. Từ văn bản chứa đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về lối sống giản dị của thế hệ trẻ trong cuộc sống hiện nay? Bài tập 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Đấy là lúc ca nhi cất lên những điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.” (Sách Ngữ văn 7 – Tập 2) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
  3. 3. Dấu chấm lửng trong đoạn trích trên có tác dụng gì? 4. Đoạn văn đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. 5. Tác giả cho rằng, ca Huế là một thú chơi tao nhã. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Bài tập 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: - Ù! Thông tôm, chi chi nảy! Điếu, mày! Ấy, trong khi quan ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!” (Sách Ngữ văn 7 – Tập 2) 1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Văn bản có chứa đoạn văn trên thuộc thể loại nào? 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích. 3. Đoạn trích đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. 4. Sử dụng dấu gạch ngang trong đoạn trích trên có tác dụng gì? 5. Nhân vật quan phụ mẫu trong văn bản “Sống chết mặc bay” được khắc họa trên những phương diện nào? Hãy ghi lại những chi tiết miêu tả mỗi phương diện ấy và nêu nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật? 6. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản chứa đoạn trích trên. Cho biết giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn: 7. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, nêu suy nghĩ của em về thái độ của con người đối với cái xấu, cái ác trong xã hội hiện nay?  TIẾNG VIỆT Bài tập 1: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng: a. Hôm nay. Nam là tiến sĩ. b. - Bao giờ bạn đi? - Hôm nay. c. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo! (Hà Đình Cẩn) d. – Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời được! Như những ngọn gió! (Nguyễn Huy Thiệp) e. - Cốm thường có vào mùa nào? - Mùa thu. g. - Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy Hơn ba năm Có đến ngót bốn năm (Nam Cao) Bài tập 2: Chuyển các câu chủ động sau sang câu bị động theo hai cách khác nhau: a. Các ca công biểu diễn ca Huế bằng những ngón đàn điêu luyện của mình. b. Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh khẳng định “nguồn gốc của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài”. c. Thủ tướng biểu dương chiến công của các đơn vị công an biên phòng. d. Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy.
  4. Bài tập 3: Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu hoặc đoạn trích dưới đây, cho biết cụm chủ vị ấy làm thành phần gì? a. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) b. Người ta kể chuyện đời xưa có một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. ( Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh) c. Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của Tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó. (Sự giàu đẹp của Tiếng Việt – Phạm Văn Đồng) Bài tập 4: Nêu tác dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong các câu sau: a. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán (Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh). b. Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc chia rẽ, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cùng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. (Xuân Diệu) c. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)  TẬP LÀM VĂN Lập dàn ý cho các đề văn sau: Đề 1: Em có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đề 2: Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”. Đề 3: Em có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao: “ Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Đề 4: Nhiều bạn hiện nay chỉ quan tâm đến việc học kiến thức sách vở, không tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. Em hãy chứng minh cho bạn thấy hoạt động ngoại khóa rất bổ ích và lí thú với học sinh. Long Biên, ngày 27 tháng 3 năm 2019 BGH duyệt Tổ/ Nhóm CM duyệt Người lập Hoàng Thị Tuyết Tô Thị Kim Thoa Tô Thị Kim Thoa