Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

docx 3 trang thuongdo99 2510
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truong_th.docx

Nội dung text: Đề cương học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 - MÔN NGỮ VĂN 9 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - HS ôn tập những kiến thức về văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học trong chương trình học kì II. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời các dạng câu hỏi, kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Biết hệ thống kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để làm các dạng bài nhận diện, phân loại, phân tích tác dụng, cảm thụ, đặt câu, viết đoạn. 3. Thái độ: - Ôn tập nghiêm túc, tự giác, có tinh thần học hỏi, ý thức cầu tiến. - Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, tốt đẹp: tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình cảm kính yêu với lãnh tụ, lí tưởng sống cao đẹp II. PHẠM VI ÔN TẬP 1. Phần văn bản: - Văn bản nghị luận: Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông – ten – H. Ten - Thơ hiện đại: Sang thu – Hữu Thỉnh Nói với con – Y Phương Viếng lăng Bác – Viễn Phương Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải - Truyện hiện đại: Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê. - Văn học nước ngoài: Mây và sóng – R. Ta go. Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang – Đ. Đi – phô. * Yêu cầu: - Thuộc thơ, tóm tắt tác phẩm truyện - Nắm vững kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm theo đặc trưng thể loại - Cảm thụ chi tiết hay, hình ảnh đặc sắc - Vận dụng trả lời các dạng câu hỏi đọc hiểu, viết đoạn. 2. Phần Tiếng Việt: - Các thành phần biệt lập - Khởi ngữ - Nghĩa tường minh và hàm ý. - Tổng kết về ngữ pháp: từ loại, cụm từ, các kiểu câu, thành phần câu * Yêu cầu: - Lập bảng hệ thống kiến thức. - Làm các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, sách ôn tập. 3. Phần Tập làm văn: - Nghị luận về 1 tác phẩm truyện, đoạn trích
  2. - Nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ. - Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống hoặc 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí. * Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết, viết đoạn hoàn chỉnh. III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO. Bài tập 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại”. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Nêu xuất xứ của văn bản. b. Vấn đề nghị luận của văn bản là gì? Nêu những luận điểm để triển khai vấn đề nghị luận của tác giả. c. Qua đoạn văn trên, em hãy cho biết tầm quan trọng của sách. d. Em hiểu như thế nào về câu nói: đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn? Bài tập 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó và quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”. Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào. Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản. Thời điểm ra đời của văn bản có ý nghĩa gì? Câu 2. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn. Tìm thành phần phụ chú và nêu tác dụng. Câu 3. Vì sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới? Câu 4. Dựa vào văn bản, hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam. Tác dụng của cách nêu các điểm mạnh bên cạnh điểm yếu là gì? Bài tập 3. Cho câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. b. Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? c. Hãy cho biết cảm xúc của tác giả trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”? d. Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của nhà thơ khi đến lăng Bác. Hãy viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu để làm sáng tỏ nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng câu hỏi tu từ và lời dẫn gián tiếp. e. Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, có đoạn thơ nào mà nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương, đoàn kết của người VN. Hãy chép chính xác và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Bài tập 4: Là khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng, “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương bằng một cách rất riêng. Câu 1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ. Tại sao tác giả lại đặt tên nhan đề bài thơ là “ Sang thu” mà không phải là “ Thu sang”?
  3. Câu 2: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được thi nhân sử dụng trong khổ thứ hai của bài thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật. Câu 3: Có ý kiến cho rằng : Đến khổ thứ hai của bài thơ, với những cảm nhận tinh tế của thi nhân, bức tranh sang thu đã hiện ra rõ ràng hơn. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12-14 câu theo dạng T-P-H để làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn có sử dụng một câu hỏi tu từ và một thành phần cảm thán- chỉ rõ. Bài tập 5: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu “Ta làm con chim hót”. Câu 1: Ghi lại chính xác 7 câu thơ tiếp theo để đoạn thơ được hoàn thành. Câu 2: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Từ hoàn cảnh ra đời của bài thơ em hiểu điều gì về nhà thơ Thanh Hải? Câu 3: Để suy nghĩ về đoạn thơ em vừa ghi, có bạn viết câu chủ đề như sau: “Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn được dâng hiến cho cuộc đời chung”. Coi đó là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn theo cách lập luận T-P-H khoảng 15 câu, trong đoạn văn sử dụng phép lặp và câu có thành phần biệt lập (gạch chân, chỉ rõ). Câu 4: Kể tên một văn bản cũng viết về mùa xuân em đã học, ghi rõ tên tác giả. Bài tập 6: Bài tập vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn : Câu 1: Từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn của con người trong cuộc sống (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy). Câu 2: Từ bài thơ “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương, nêu suy nghĩ của em về vai trò của những vị lãnh đạo anh minh với đất nước. Câu 3: Từ bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, hãy trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện nay bằng một đoạn văn khoảng 12 câu. Long Biên, ngày 28 tháng 3 năm 2019 BGH duyệt Nhóm CM duyệt Người lập Hoàng Thị Tuyết Dương Hồng Nhung Lê Thị Hồng Đăng