Đề cương học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truong_t.docx
Nội dung text: Đề cương học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Tổ tự nhiên MÔN: SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2017-2018 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Tái hiện lại kiến thức chương 6,7,8. -Trình bày được đặc điểm của chim và thú: cách thức di chuyển, môi trường sống, cấu tạo. -Trình bày vai trò của lớp thú, lấy được ví dụ từng vai trò -Trình bầy đặc điểm của cây phát sinh giới, hiểu rõ quan hệ học hàng giữa các loài động vật -Giải thích về sự tiến hóa sinh sản, sự đa dạng sinh học. 2.Kỹ năng - Biết tổng hợp, phân tích, hệ thống lại kiến thức đã học - Vận dụng giải quyết các hiện tượng thực tế - Trình bầy bài tự luận 3.Thái độ - Làm bài nghiêm túc, ý thức tự học bài,+ ôn tập kiểm tra. II: PHẠM VI ÔN TẬP Chương 6:Ngành Động vật có xương sống Chương 7:Sự tiến hóa của động vật Chương 8:Động vật và đời sống con người III: MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ 1.Trình bày cách thức di chuyển của chim, thú? Thú sống ở những môi trường nào? 2.So sánh đặc điểm cấu tạo của khỉ hình người với khỉ và vượn người? 3.Giải thích sự tiến hóa về hình thức sinh sản hữu tính, cho ví dụ? 4.Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật? 5.Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và đới nóng? 6.Người ta sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học gì trong trường hợp sau: a. Mèo diệt chuột; gia cầm diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian; cắt ăn chuột về ban ngày; sáo ăn sâu bọ về ban ngày; b.Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô).Ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám c.Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Úc. Đến năm 1900 số thỏ lên tới vài trăm triệu con và trờ thành loài có hại. Người ta dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1% thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh.
- Khi đó người ta phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm họa thỏ mới cơ bản được giải quyết. d. Ở miền Nam nước Mỹ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta phải tuyệt sản ruồi đưc. Ruồi cái không sinh sản được. 7.(Câu hỏi liên hệ thực tế)Trình bày vai trò của lớp thú? Lấy ví dụ cụ thể từng vai trò. 8.(Câu hỏi liên hệ thực tế) Chó có quan hệ họ hàng gần với mèo hơn hay với cá chép hơn? Chim có quan hệ gần gũi với thằn lằn hơn hay với châu chấu hơn? BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Đào Thị Thanh Mai Đoàn Minh Giang