Đề cương học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

docx 2 trang thuongdo99 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_ii_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong_t.docx

Nội dung text: Đề cương học kì II Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II Tổ tự nhiên MÔN: SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2018- 2019 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tái hiện lại kiến thức chương 6, 7, 8. - Phân biệt các hình thức sinh sản ở động vật. -Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. -Trình bày các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. 2.Kỹ năng - Biết tổng hợp, phân tích, hệ thống lại kiến thức đã học. - Vận dụng giải quyết các hiện tượng thực tế. - Trình bày bài tự luận. 3.Thái độ - Làm bài nghiêm túc, ý thức tự học bài, ôn tập kiểm tra. II: PHẠM VI ÔN TẬP Chương 6: Ngành Động vật có xương sống. Chương 7: Sự tiến hóa của động vật. Chương 8: Động vật và đời sống con người. III: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP A.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: I: Lớp lưỡng cư: Câu 1: Hiện nay ở Việt Nam phát hiện bao nhiêu loài lớp lưỡng cư? Câu 2: Ở não của ếch đồng, bộ phận nào kém phát triển nhất? Câu 3: Đặc điểm về đời sống của ếch đồng. Câu 4: Kể tên đại diện lưỡng cư không chân. II: Lớp bò sát: Câu 5: Thằn lằn bóng đuôi dài có mấy đốt sống cổ? Câu 6: Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở đâu? Câu 7: Lớp bò sát được chia làm mấy bộ? Câu 8: Đặc điểm hệ tuần hoàn của thằn lằn bóng đuôi dài. III: Lớp Chim: Câu 9: Hệ thống túi khí ở chim bồ câu có mấy túi khí? Câu 10: Hiện nay trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim? Câu 11: Thời xưa, con người thường nhờ động vật nào làm phương tiện đưa thư? Câu 12:Vì sao ở chim bồ câu mái buồng trứng trái phát triển, còn buồng trứng phải tiêu giảm? IV: Lớp Thú Câu 13: Bộ nào tiến hóa nhất trong lớp Thú? Câu 14: Vì sao cá voi được xếp vào lớp Thú? Câu 15: Đại diện thuộc bộ guốc chẵn. Câu 16: Đặc điểm của lông mao ở Thỏ. Câu 17: Ở thỏ, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ? Câu 18: Ngà voi là do loại răng nào biến đổi thành?
  2. V: Sự tiến hóa của động vật. Câu 19: Động vật nào có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan? Câu 20: Động vật nào hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí. Câu 21: Kể tên các hình thức sinh sản vô tính chính. Câu 22: Loài nào có quan hệ họ hàng gần với cá hơn? Câu 23: Quá trình tiến hóa về hệ tuần hoàn của động vật (Cá chép Ếch đồng Thằn lằn Chim bồ câu). Câu 24: Vì sao đẻ con được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với đẻ trứng? VI: Động vật và đời sống con người Câu 25:Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng? Câu 26: Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh? Câu 27: Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học. Câu 28: Vì sao đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp? Câu 29:Động vật quý hiếm có số lượng giảm sút 20% thì nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ nào? Câu 30: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền bắc Việt Nam có 7 loài rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau? B. TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó. Câu 2: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ từng biện pháp. Câu 3: Em hãy trình bày 4 biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học. Long Biên, ngày .tháng .năm 2019 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Đào Thị Thanh Mai Nguyễn Thị Thu Huyền