Đề cương học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

doc 2 trang thuongdo99 1950
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_vat_li_lop_7_nam_hoc_2017_2018_truong_thc.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: VẬT LÝ 7 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Kiến thức: - Hệ thống các kiến thức của chương Điện học 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện - Rèn kỹ năng giải thích các hiện tượng Vật lý liên quan đến thực tế 3.Thái độ: - Tích cực trong học tập, yêu thích bộ môn II. PHẠM VI ÔN TẬP - Sự nhiễm diện do cọ xát, hai loại điện tích - Dòng điện, nguồn điện - Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại - Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện - Các tác dụng của dòng điện - Cường độ dòng điện và hiệu điện thế III. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích. Câu 2: Việc làm nào sau đây là an toàn khi sử dụng điện? A. Chạm tay vào ổ cắm điện. B. Mắc cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị điện. C. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc bị hở. D. Chơi thả diều gần đường dây điện. Câu 3: Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn ruột bút chì. C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thuỷ tinh. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1: Trong mỗi hình sau đây các mũi tên đã cho chỉ tác dụng giữa các vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa biết của vật thư hai ! Câu 3 : Chỉ ra vật dẫn điện, vật cách điện trong các vật sau đây: thanh gỗ khô; ruột bút chì; dây nhựa; thanh thủy tinh; đoạn dây thép; đoạn dây nhôm; mảnh sứ; dây cao su; cành cây tươi; nước bẩn; không khí ẩm; giấy ẩm; Câu 2 : Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây : a. 0,35A = mA ; b. 425mA = A ;
  2. Câu 4: Cho một nguồn điện là hai pin, một bóng đèn, một công tắc và các dây dẫn. a/ Dùng kí hiệu của chúng, hãy vẽ một sơ đồ mạch điện hoàn chỉnh. b/ Dùng kí hiệu mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trên mạch điện vừa vẽ khi công tắc đóng. Câu 5: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chay qua những bộ phận nào ? Ruột ấm điện; Công tắc điện; Đèn LED; Dây dẫn điện; Quạt điện; Đèn báo ti vi; Bóng neon; Loa phóng thanh; Bơm nước; Bút thử điện; Câu 6: Hãy kẻ các đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây cho phù hợp nội dung Tác dụng sinh lý * * Bóng đèn bút thử điện sáng Tác dụng nhiệt * * Mạ điện Tác dụng hóa học * * Chuông điện kêu Tác dụng phát sáng * * Dây tóc bóng đèn nóng sáng Tác dụng từ * * Cơ co giật Câu 7: Cho hình vẽ như hình 3: a. Đây là mặt số của dụng cụ đo nào ? Vì sao em biết ? b. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo này ? Vì sao ? c. Ghi giá trị đo của dụng cụ đo này ứng với 2 vị trí của kim chỉ thị trên hình ? Hình 3 C.MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC TẾ Câu 1: Khi gần có mưa dông thì có gió rất mạnh thổi các đám mây bay vần vũ. Sau đó, giữa các đám mây có hiện tượng chớp, sấm. Giải thích hiện tượng ? Câu 2 : Quan sát dưới gầm xe các ô tô chở xăng bao giờ ta cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng như thế để làm gì ? Tại sao ? Câu 3: Tại sao các dụng cụ sửa chữa điện, ở chỗ tay cầm thường bọc nhựa? Câu 4 : Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn? Long Biên, ngày 26 tháng 3 năm 2018 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập Hoàng Thị Tuyết Nguyễn Hoàng Quân Đặng Thị Yến