Đề cương học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

doc 4 trang thuongdo99 2970
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_vat_li_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truong_thc.doc

Nội dung text: Đề cương học kì II Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÝ 7 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Ôn lại kiến thức về sự nhiễm điện do xọ xát, hai loại điện tích - Ôn lại kiến thức về dòng điện. - Ôn lại kiến thức về sơ đồ mạch điện, các tác dụng của dòng điện. - Ôn lại kiến thức về cường độ dòng điện, hiệu điện thế. - Ôn lại kiến thức về đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song 2. Kỹ năng - Kĩ năng nhận biết các loại điện tích, các vật nhiễm điện. - Kĩ năng vẽ sơ đồ mạch điện bằng kí hiệu, vẽ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện - Đổi được các đơn vị đo, tính được cường độ dòng điện, hiệu điện thế. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong ôn tập II. PHẠM VI ÔN TẬP A. LÝ THUYẾT 1. Có mấy loại điện tích? Khi đặt các vật nhiễm điện cạnh nhau, khi nào thì chúng hút nhau, khi nào chúng đẩy nhau? 2. Khi nào vật nhiễm điện dương, khi nào vật nhiễm điện âm. 3. Thế nào là chất dẫn điện, chất dẫn điện? Mỗi loại lấy ba ví dụ. 4. Nêu quy ước về chiều dòng điện. Dòng điện có những tác dụng nào? 5. Hãy cho biết kí hiệu, đơn vị của cường độ dòng điện, dụng cụ đo cường độ dòng điện. 6. Cho biết kí hiệu, đơn vị của hiệu điện thế, dụng cụ đo hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện. 7. Trong mạch điện có hai bóng đèn mắc song song và mắc nối tiếp, cường độ dòng điện có đặc điểm gì? B. BÀI TẬP Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác. B. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác. C. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút các vật khác. Câu 2: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì có nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì: A.Lược nhựa chuyển động thẳng kéo dợi tóc thẳng ra. B. Các sợi tóc trơn hơn và bị kéo thẳng ra. C.Tóc đang rối khi bị chải thì thẳng ra. D. Cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
  2. Câu 3: Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen thì hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện như thế nào? A. Cùng loại B. Khác loại C. Không nhiễm điện D. Vừa cùng loại vừa khác loại. Câu 4: Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì: A. Đẩy nhau B. Hút nhau C. Không đẩy, không hút D. Vừa đẩy, vừa hút Câu 5: Cọ xát thanh thuỷ tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len sau đó đưa hai thanh này lại gần nhau thì: A. Chúng hút nhau B. Chúng không hút không đẩy C. Chúng vừa hút, vừa đẩy D. Chúng đẩy nhau Câu 6: Giữa hai cực của nguồn điện có: A. Cường độ dòng điện B. Một dòng điện C. Một hiệu điện thế D. Một điện tích Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng B. Dòng điện là dòng các êlectrôn chuyển dời có hướng C. Dòng điện là dòng các điện tích dương chuyển dời có hướng D. Dòng điện là dòng điện tích Câu 8: Bóng đèn bút thử điện sáng khi: A.Mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện B. Có các điện tích dịch chuyển qua nó C. Tay ta chạm vào đầu đèn bút thử điện D. Khi có dòng điện Câu 9: Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi: A. Có các hạt mang điện chạy qua B. Chúng bị nhiễm điện. C. Có dòng các êlectrôn chạy qua D. Có dòng điện chạy qua chúng Câu 10: Vật dẫn điện là vật: A. Có khối lượng riêng lớn B. Có các hạt mang điện C. Cho dòng điện chạy qua D. Có khả năng nhiễm điện Câu 11: Vật cách điện là: A. vật không cho dòng điện đi qua B. vật cho dòng điện đi qua C. vật cho điện tích chạy qua D. vật cho các êlectrôn đi qua Câu 12: Chọn câu phát biểu đúng: Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là: A. Chì, vônfram, kẽm B. Thiếc, vàng, nhôm C. Đồng, nhôm, sắt D. Đồng, vônfram, thép Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng: Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là: A. Sứ, thuỷ tinh, nhựa B. sơn, gỗ, cao su C. không khí, nilông D. sứ, nhôm, nhựa Câu 14: Dòng điện trong kim loại là: A. dòng điện tích chuyển dời có hướng B. dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng C. dòng các êlectrôn tự do D. dòng các êlectrôn chuyển dời từ cực dương sang cực âm.
  3. Câu 15: Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thuỷ tinh Câu 16: Trong các vật liệu dưới đây, vật cách điện là A. một đoạn dây thép B. một đoạn dây nhôm C. một đoạn dây nhựa D. một đoạn ruột bút chì Câu 17: Khi có dòng điện chạy qua bóng đèn thì nó sẽ : A. Phát sáng B. Phát sáng nhưng không nóng C. Bị nóng lên D. Vừa phát sáng, vừa nóng lên Câu 18: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị: A. đốt nóng và phát sáng B. nóng lên C. đổi màu D. mềm và cong đi Câu 19: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường? A. Công tắc B. Máy bơm nước C. Đèn báo của tivi D. Dây dẫn điện của gia đình Câu 20: Tác dụng nhiệt của dòng điện có lợi ích trong các dụng cụ nào sau đây? A. Quạt điện B. Nồi cơm điện C Rađiô D. Máy tính bỏ túi Câu 21: Thiết bị nào dưới đây hoạt động nhờ vào tác dụng từ của dòng điện ? A. Ấm đun nước bằng điện B. Bàn ủi điện C. Nam châm điện D. Nam châm vĩnh cữu Câu 22: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện? A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay. B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên. C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên. D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ. Câu 23: Ampe (A) là đơn vị đo của : A. Lực B. Ampe kế C. Hiệu điện thế D. Cường độ dòng điện Câu 24: Chọn kết quả đúng : 1,5 ampe bằng bao nhiêu ? A. 0,15mA. B. 1500mA. C. 150mA. D. 15000mA Câu 25: Vôn (V) là đơn vị đo của : A. Hiệu điện thế B. Vôn kế C Lực D Cường độ dòng điện Câu 26: Trường hợp nào sau đây, đổi đơn vị đúng? A. 220V = 0,22KV B. 1200V = 12KV C. 50KV = 500000V D. 4,5V = 450mV. Câu 27: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính cường độ dòng điện đối với đoạn mạch 2 đèn nối tiếp. A. I = I1 + I2 B. I = I1 = I2 C. I = I1 - I2 D. I1 = I + I2 Câu 28: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính hiệu điện thế đối với đoạn mạch 2 đèn mắc nối tiếp. A. U = U1 + U2 B. U = U1 = U2 C. U = U1 - U2 D. U1 = U + U2
  4. Câu 29: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính cường độ dòng điện đối với đoạn mạch 2đèn song song. A. I = I1 + I2 B. I = I1 = I2 C. I = I1 - I2 D. I1 = I + I2 Câu 30: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính hiệu điện thế đối với đoạn mạch 2 đèn mắc song song. A. U = U1 + U2 B. U = U1 = U2 C. U = U1 - U2 D. U1 = U + U2 Dạng 2: Bài tập tự luận Bài 1. Lấy thanh thủy tinh cọ xát vào miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B; hút vật C và hút vật D. Khi đó thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? Khi để C gần D; B gần D thì xuất hiện lực hút hay đẩy? Bài 2. Sơ đồ mạch điện nào vẽ đúng? - + - + - + A) B) C) K K K    Bài 3: Trong mạch điện theo sơ đồ (hình 2) biết ampekế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: a) Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2 Đ1 Đ2 b) Biết các hiệu điện thế U12 = 2,4V; U23 = 2,5V. Hãy tính U13. 1 2 3 Bài 4. Cho mạch điện như sơ đồ. Ampe kế A1 chỉ 1A; ampe kế A2 chỉ 3A; số chỉ vôn kế là 24 V. Hãy cho biết K a) Sô chỉ của ampe kế A là bao nhiêu? Hiệu điện thế giữa hai + - cực của nguồn điện khi đó là bao nhiêu? A X A1 c) Khi công tắc K mở, số chỉ của các ampe kế và vôn kế là X A2 bao nhiêu? Vì sao? V Long Biên, ngày 25 tháng 3 năm 2019 BGH duyệt Nhóm trưởng Người lập đề cương Hoàng Thị Tuyết Nguyễn Thị Loan Nguyễn Hoàng Quân