Đề cương ôn giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 7, 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 3 trang thuongdo99 5140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 7, 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_giua_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_7_9_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 7, 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ TỔ XÃ HỘI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: GDCD 7 A. NỘI DUNG: - Sống giản dị. - Trung thực. - Tự trọng. - Yêu thương con người. - Đoàn kết, tương trợ B. YÊU CẦU: - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. - Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi, việc làm có đạo đức hoặc không có đạo đức. - Có kĩ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn GDCD. C. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP: I. Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm trong tiết ôn tập. II. Trả lời các câu hỏi nhận biết và bài tập vận dụng, vận dụng cao. Câu 1. Nêu một số biểu hiện của đức tính giản dị trong cuộc sống? (Nêu ít nhất 5 biểu hiện). Câu 2. Thầy thuốc thường giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm này của người thầy thuốc? Câu 3. Vì sao học sinh phải rèn luyện để có lối sống giản dị? Theo em, học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị? Câu 4. Sau giờ tan học, Đức và Tình rủ nhau đá bóng ở công viên. Sau khi chơi xong, quá khát nước, Đức đã tự động lấy tiền mà mẹ đưa đóng học phí để mua kem và mời Tình cùng ăn. Về nhà, Đức nói dối với mẹ là đã đánh rơi tiền học phí. Tình nghe thế cũng nói theo Đức. Vì có Tình làm chứng nên mẹ Đức không trách phạt và cho Đức khoản tiền khác để đóng học phí. Em có nhận xét gì về hành vi của hai bạn Đức và Tình? Câu 5 . Trong lúc học bài “Sống giản dị”, bạn T nêu ý kiến với cô giáo và cả lớp rằng: Đức tính giản dị chỉ thực sự cần thiết khi dân ta còn nghèo khó, cuộc sống còn vất vả, thiếu thốn. Còn bây giờ đất nước đã phát triển, hàng hóa phong phú nên không cần phải sống tiết kiệm và giản dị nữa. Có như thế mới thể hiện sự phát triển của đất nước. Theo em, ý kiến của bạn T có đúng không? Vì sao? Câu 6. Sau khi học xong bài Trung thực, trên đường về nhà H và Y đã tranh luận với nhau. H cho rằng người trung thực là người nghĩ sao nói vậy. Y thì cho rằng người trung thực không nhất thiết phải nói ra tất cả những gì mình nghĩ vào bất cứ lúc nào hay bất cứ ở đâu, vì thế, các cụ mới có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. H phản đối cách giải thích của Y, vì bạn ấy cho rằng khi đã “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” rồi thì không thể coi là trung thực được nữa. Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao? BGH duyệt Tổ chuyên môn Người ra đề cương Phạm Thị Hải Vân Vũ Thị Phượng
  2. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ TỔ XÃ HỘI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: GDCD 9 A. NỘI DUNG: - Chí công vô tư. - Tự chủ. - Dân chủ và kỉ luật. - Bảo vệ hòa bình. - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Hợp tác cùng phát triển. B. YÊU CẦU: - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. - Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi, việc làm có đạo đức hoặc không có đạo đức. - Có kĩ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn GDCD. C. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP: I. Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm trong tiết ôn tập. II. Trả lời các câu hỏi nhận biết và bài tập vận dụng, vận dụng cao. Câu 1. Các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh có ý nghĩa như thế nào? Hãy kể một số hoạt động bảo vệ hoà bình mà em biết. Câu 2. Để chuẩn bị đại hội chi đội, các bạn trong ban chỉ huy chi đội tổ chức một cuộc họp để chuẩn bị công tác tổ chức và nhân sự. Đến phần ứng cử và đề cử các bạn đội viên có năng lực vào ban chỉ huy chi đội, bạn L chi đội trưởng nói: “Thôi, phần này chúng ta không đề cử hay ứng cử nữa mà tôi sẽ tham khảo ý kiến cô chủ nhiệm rồi chỉ định luôn, vì nếu các bạn đề cử sẽ không tập trung và mất thời gian”. Câu hỏi: 1. Em có tán thành việc làm của bạn chi đội trưởng không? Vì sao? 2. Nếu có mặt trong cuộc họp ấy, em sẽ có ý kiến như thế nào? Câu 3. Vì sao chúng ta phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Bản thân em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình? (nêu ít nhất 4 việc có thể làm) Câu 4. Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài "Bảo vệ hòa bình"? Là học sinh lớp 9, em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình? Câu 5. Cho tình huống sau: Bao giờ T cũng tự mình học bài, làm bài, gặp bài khó thì đào sâu suy nghĩ, cố gắng tự mình tìm cách làm. Còn L thì ngược lại, học bài lớt phớt, không kĩ, gặp bài khó thì chưa suy nghĩ đã hỏi người khác, nhờ người khác làm hộ. 1. Em có ý kiến gì về thái độ, thói quen trong cách học tập của T và L? 2. Em liên hệ với cách học tập của bản thân mình? Câu 6. Bạn H học cùng lớp với em, là người giao du rộng. Một hôm, bạn rủ em đến quán cà phê, bạn ấy bật mí cho em: “Đến đấy có nhiều trò chơi hay lắm, nhất là thấy người sảng khoái cực lạc, phiêu lắm khi được uống một viên thuốc màu hồng, không phải là heroin đâu, tớ được dùng rồi mà, đi với tớ bạn sẽ biết, tiền nong không thành vấn đề”. Em sẽ làm gì cho phù hợp trong trường hợp này? Vì sao em lại làm như vậy? BGH duyệt Tổ chuyên môn Người ra đề cương Phạm Thị Hải Vân Vũ Thị Phượng