Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

doc 4 trang thuongdo99 5280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_01_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề

  1. UUBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II TTRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 9 NNăm học 2018- 2019 Mã đề 01 Thời gian: 45 Phút Ngày thi: 10 /4 / 2019 I. Trắc nghiệm (7 điểm) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đầu câu em chọn đáp án đúng Câu 1: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thực hiện pháp luật. B. Vi phạm pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lí. Câu 2: Chị M mở cửa hàng cắt tóc gội đầu và có đăng kí giấy phép kinh doanh, đóng thuế hàng tháng. Gần đây, nhiều khách đến cửa hàng có nhu cầu cao về các dịch vụ làm đẹp như xăm môi, nâng mũi, nên chị đã quyết định đi học nghề để làm thêm các dịch vụ đó. Trong trường hợp này, chị M A. được tự do mở thêm dịch vụ mà không cần đăng kí thêm giấy phép kinh doanh nữa. B. không được phép mở thêm dịch vụ vì giấy phép chỉ cho phép kinh doanh cắt tóc, gội đầu. C. có thể mở thêm dịch vụ nhưng cần phải đăng kí lại giấy phép kinh doanh. D. được tự do mở thêm dịch vụ vì đó là quyền tự do kinh doanh của công dân. Câu 3: Bà H mở cửa hàng kinh doanh có đăng kí kinh doanh 8 loại mặt hàng và đóng thuế đầy đủ. Nhưng khi ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà có bán tới 12 loại mặt hàng. Trong trường hợp này, hoạt động kinh doanh của bà H là A. vi phạm pháp luật vì không kế khai đúng số vốn kinh doanh. B. vi phạm pháp luật vì không kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép. C. không vi phạm pháp luật vì có đăng kí giấy phép kinh doanh. D. không vi phạm pháp luật vì có đóng thuế đầy đủ. Câu 4: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp được gọi là A. Công ty cổ phần. B. Doanh nghiệp nhà nước. C. Doanh nghiệp tư nhân. D. Công ty hợp doanh. Câu 5: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện. D. Hành vi do người trên 16 tuổi đến 18 tuổi thực hiện. Câu 6: Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Hành chính. Câu 7: Do muốn có tiền tiêu xài nên bạn N học sinh lớp 9 nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng, N bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng đó là ma túy tổng hợp. Hành vi của N là vi phạm nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 8: Sau thời gian thử việc tại công ty X, chị H đã được nhận vào làm nhân viên và kí hợp đồng chính thức. Trong thời gian làm việc, chị H có thai nên người mệt mòi và đã nghỉ việc 5 ngày để đi khám sức khỏe mà không báo với công ty. Khi đi làm trở lại, chị H nhận được quyết định cho nghỉ việc của giám đốc công ty X. Trong trường hợp này, ai dưới đây đã vi phạm pháp luật lao động? A. Chị H và giám đốc công ty X. B. Chị H. C. Giám đốc công y X. D. Không vi phạm. Câu 9: Hiến pháp 2013 nước ta quy định: Lao động là quyền và A. trách nhiệm của mọi người. B. bổn phận của mọi người. C. nhu cầu của mọi người. D. nghĩa vụ của mọi công dân. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của thuế? A. Thúc đẩy quan hệ đối ngoại. B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trang 1/4 - Mã đề thi 01
  2. C. Ổn định thị trường. D. Điều tiết kinh doanh. Câu 11: Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là A. khẳng định thương hiệu. B. mở rộng thị trường. C. thu lợi nhuận. D. khai thác tối đa nguồn lực kinh tế. Câu 12: Bạn T (16 tuổi) đã học hết lớp 9. do nhà đông em, gia đình khó khăn nên bạn T muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, có thế tìm việc làm bằng cách nào dưới đây? A. Xin vào biên chế, làm việc trong cơ quan nhà nước. B. Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. C. Xin làm việc nặng ở các công ty để kiếm được nhiều tiền. D. Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê lao động. Câu 13: Hải là con trai độc nhất trong một gia đình giàu có nhưng lười học nên không thi đậu vào đại học. Không học, cũng chẳng có công việc làm. Suốt ngày Hải lao vào chơi bi-a, điện tử. Bạn bè lo lắng hỏi Hải về công việc và tương lai. Hải trả lời: “Nhà tớ thiếu gì tiền! Tớ không cần phải đi học và tớ không cần phải lao động!”. Nếu được khuyên Hải, em sẽ nói điều gì? A. Không quan tâm đến Hải nữa. B. Giận dữ và không khuyên Hải bất cứ điều gì. C. Cùng hùa vào với Hải. D. Hải không nên trông chờ, ỷ lại vào gia đình, phải lo học nghề để tạo dựng tương lai. Câu 14: Thuế không dùng để chi tiêu cho công việc nào dưới đây? A. Xây dựng nhà trường. B. Xây nhà ở cho quan chức nhà nước. C. Trả lương cho công chức nhà nước. D. Làm đường giao thông. Câu 15: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền lao động của công dân? A. Chỉ làm việc khi thật cần thiết. B. Làm bất cứ công việc nào mà mình thích. C. Sử dụng sức lao động của mình để học nghề. D. Nghỉ việc không có lí do chính đáng. Câu 16: Nhận định nào dưới đây không đúng? Công dân có quyền A. tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào mà mình thích. B. kinh doanh theo đúng mặt hàng và số lượng đã đăng kí. C. kinh doanh bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm. D. Tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Câu 17: .Quyền tự do kinh doanh của công dân được hiểu là công dân được A. kinh doanh bất kì mặt hàng nào mà mình có khả năng. B. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật. C. kinh doanh bất kì ngành nghề nào mà không chịu sự quản lí của ai. D. tự do lựa chọn ngành nghề và quy mô kinh doanh theo nhu cầu của bản thân. Câu 18: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện? A. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đập vỡ cửa kính nhà hàng. B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình. D. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bại bị thương nặng. Câu 19: Công dân thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. Câu 20: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Sản xuất. B. Kinh doanh. C. Dịch vụ. D. Lao động. Câu 21: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Trang 2/4 - Mã đề thi 01
  3. C. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 22: Phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung được gọi là A. lãi suất. B. tiền lương. C. tiền công. D. thuế. Câu 23: Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về kinh doanh? A. Đóng thuế cho hoạt động kinh doanh. B. Kê khai đúng số vốn kinh doanh. C. Buôn bán thuốc nổ, vũ khí. D. Đăng kí thêm mặt hàng kinh doanh. Câu 24: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Đầu tư. B. Kinh doanh. C. Thương mại. D. Kinh tế. Câu 25: Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm A. kỉ luật B. dân sự. C. hành chính. D. hình sự. Câu 26: Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự và hành chính. B. Hình sự và dân sự. C. Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và dân sự. Câu 27: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lí. B. Vi phạm pháp luật. C. Nghĩa vụ pháp lí. D. Thực hiện pháp luật. Câu 28: . Học sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Kỉ luật. D. Dân sự. IIIIIIIIiii III II. Tự luận ( 3 điểm). Câu 1. (1 điểm). Lao động là gì? Câu 2.(1 điểm). Trách nhệm của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Câu 3. (1 điểm). Tình huống: Hàng cơm gần nhà Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh những thùng nước to, nặng quá sức và còn hay bị bà chủ đánh đạp, chửi mắng. Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào? HẾT Trang 3/4 - Mã đề thi 01
  4. Trang 4/4 - Mã đề thi 01