Đề cương ôn giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 5 trang thuongdo99 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_giua_hoc_ki_i_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn giữa học kì I Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ TỔ XÃ HỘI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: GDCD 8 A. NỘI DUNG: Tôn trọng lẽ phải, Liêm khiết, Tôn trọng người khác, Pháp luật và kỷ luật Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam B. YÊU CẦU: - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản. - Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi chuẩn mực đạo đức,pháp luật trong cuộc sống hàng ngày. - Có kỹ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn GDCD. C. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1. Nêu khái niệm Tôn trọng lẽ phải? Câu 2. Ý nghĩa Tôn trọng lẽ phải? Câu 3. Khái niệm Tôn trọng người khác Câu 4. Ý nghĩa Tôn trọng người khác Câu 5. Cách rèn luyện tính tôn trọng người khác Câu 6. Khái niệm pháp luật ? Câu 7. Đặc điểm pháp luật ? Cho ví dụ làm rõ đặc điểm đó? Câu 8: Đã 23 giờ, Hòa vẫn bật nhạc to. Bác Trung sang bảo: - Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ. Theo em, Hòa có thể có các cách ứng xử như thế nào? (nêu ít nhất 3 cách). Nếu là Hòa em sẽ chọn cách nào? Vì sao? Câu 9 : Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng người khác có nghĩa là tự hạ thấp mình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
  2. BGH duyệt Tổ chuyên môn Người ra đề cương Phạm Thị Hải Vân Trương Thanh Xuân Nguyễn Thị Nga
  3. ĐÁP ÁN Câu 1. Nêu khái niệm Tôn trọng lẽ phải? - Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. Ví dụ: Tố cáo kẻ giết người; giúp công an bắt đối tượng buôn ma túy, chấp hành nghiêm chỉnh luật của nhà nước, chấp hành nội quy của lớp và trường - Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người. => Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và chở đúng số người quy định là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải - Các việc làm vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tại nơi làm việc, nơi công cộng là những hành vi không tôn trọng lẽ phải. Câu 2. Ý nghĩa Tôn trọng lẽ phải Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển. Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 có đáp án, hay khác: Câu 3. Khái niệm Tôn trọng người khác - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa. Câu 4. Ý nghĩa Tôn trọng người khác - Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. - Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Câu 5. Cách rèn luyện tính tôn trọng người khác
  4. - Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi. - Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác -Nêu 4 việc làm thể hiện tôn trọng người khác? Câu 6. Khái niệm pháp luật: Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Câu 7. Đặc điểm pháp luật? Cho ví dụ làm rõ đặc điểm đó? - Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn. - Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. - Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai. Câu 8 : Đã 23 giờ, Hòa vẫn bật nhạc to. Bác Trung sang bảo: - Cháu nghe nhạc nhỏ thôi để hàng xóm còn ngủ. Theo em, Hòa có thể có các cách ứng xử như thế nào? (nêu ít nhất 3 cách). Nếu là Hòa em sẽ chọn cách nào? Vì sao? Trả lời : có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Nêu được 3 cách ứng xử cơ bản có thể xảy ra Ví dụ: + Hòa vẫn tiếp tục nghe nhạc to như trước. + Hòa vặn nhỏ âm lượng đĩa nhạc. + Hòa tắt đĩa nhạc và đi ngủ. - Nếu em là Hòa em sẽ chọn cách ứng xử thứ 3. - Vì làm như vậy, tuy không được tiếp tục nghe nhạc nhưng lại không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và giữ gìn được sức khỏe của bản thân. Câu 9 : Có ý kiến cho rằng: Tôn trọng người khác có nghĩa là tự hạ thấp mình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
  5. Em không tán thành ý kiến (a), em đồng tình với ý kiến (b),(c). Bởi vì, tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lối sông có văn hóa của mỗi người.