Đề cương ôn tập Bài 24 đến 28 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS An Thới

docx 6 trang Đăng Bình 06/12/2023 1590
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 24 đến 28 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS An Thới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_24_den_28_mon_hoa_hoc_lop_8_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 24 đến 28 môn Hóa học Lớp 8 - Trường THCS An Thới

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN BÌNH THỦY TRƯỜNG THCS AN THỚI NỘI DUNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ÔN TẬP Ở NHÀ MÔN HÓA 8 CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ. HÓA 8 Bài 24 và 25: TÍNH CHẤT CỦA OXI VÀ SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI. 1. Trình bày tính chất vật lý, tính chất hóa hoc và ứng dụng của oxi? 2. Thế nào là phản ứng hóa hợp? Cho ví dụ? 3. Viết PTHH biểu diễn sự cháy trong oxi của: S, P, Cu, Mg, Ca, Al, CH4, C và C4H10 4. Đốt cháy hoàn toàn 8,4 gam sắt trong bình đựng khí oxi dư, thu được sắt (II, III) oxit. a. Viết phương trình phản ứng hóa học. b. Tính thể tích khí oxi cần dùng ở (đktc). 5. Đốt cháy hỗn hợp bột nhôm và bột Magie, cần tổng cộng 3,36 lít khí O2 (đktc) biết trong đó bột nhôm là 2,7 gam. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? 6. Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình đựng 17 gam khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit. a. Sau phản ứng chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư? b. Tính khối lượng đi photpho penta oxit? 7. a. Cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị (III) thu được 10,2 gam oxit. Xác định tên kim loại? b. Đốt cháy hoàn toàn 18 gam kim loại hóa trị (II) cần dùng vừa đủ 8,4 lít khí O 2 (đktc). Xác định tên kim loại? Bài 26: OXIT I. LÝ THUYẾT 1. Định nghĩa Oxit là gì? - Là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Ví dụ: Na2 O, CaO, SO3 ,CO2 2. Phân loại: Dựa vào thành phần phân tử oxit được phân làm 2 loại là oxit bazơ và oxit acid.
  2. - Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại tương ứng với 1 bazơ Ví dụ: Na2O, FeO, K2 O, CaO, BaO, Fe2O3 , MgO Na2O ( oxit ) NaOH ( bazơ) - Oxit axit: thường là oxit của phi kim (1 số kim loại có hóa trị cao) tương ứng với 1 axit Ví dụ: CO2, P2O5 ,SO3, N2O3, Mn2O7 SO3 (oxit) H2SO4 (axit) Mn2O7 (oxit) HMnO4 (axit) 3. Gọi tên Oxit bazơ: - Nếu kim loại có một hóa trị Tên oxit = Tên kim loại + oxit Ví dụ : CaO: Canxi oxit MgO: Magie oxit Na2O: Natri oxit - Nếu kim loại có nhiều hóa trị Tên oxit = Tên kim loại (+ hóa trị) + oxit Ví dụ : FeO: Sắt (II) oxit Fe2O3: Sắt (III) oxit CuO: Đồng (II) oxit Lưu ý các kim loại có nhiều hóa trị là: Fe; Cu; Cr Oxit acid: Khi gọi tên gọi kèm các tiền tố Các tiền tố: 1: mono 2: đi 3: tri 4: tetra 5: penta Tên oxit = (tiền tố số chỉ phi kim) + Tên phi kim + (tiền tố số chỉ oxi) + oxit Ví dụ: SO3: lưu huỳnh tri oxit P2O5: đi photpho penta oxit II. BÀI TẬP: Bài 1: Cho các chất sau CaO, CaC2 , MgCl2 , MgO, CaCO3, KMnO4 ,Cu, C, H2 S CaO, P2O5, SO3, Fe2O, CO2, K2O, CuO, N2O5, Fe2O3 , MgO. Hãy cho biết chất nào là oxit? a. Gọi tên b. Phân loại. c. Viết CTHH bazơ hay axit tương ứng của các oxit trên Câu 1: Khả năng tan của oxi trong nước là
  3. A. rất ít B. ít C. nhiều D. rất nhiều Câu 2: Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ A. yếu B. rất yếu C. bình thường D. mạnh Câu 3: Để điều chế oxi trong phòng thí nghiện người ta thường dùng A. KClO3 B. KMnO4 C. H2O D. Cả A và B Câu 4: Biện pháp nào giúp chúng ta có thể bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm? A. Trồng rừng. B. Bảo vệ rừng . C. Giảm lượng khí thải vào bầu khí quyển. D. Cả ba biện pháp trên. Câu 5: Vai trò lớn nhất của oxi đối với đời sống con người là A. cung cấp oxi cho sự hô hấp của cơ thể. B. cung cấp oxi để đốt nhiên liệu. C. cung cấp oxi cho các lò luyện gang, thép. D. Cung cấp oxi cho các đèn xì oxi. Câu 6: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất nào sau đây? A. Nặng hơn không khí . B. Tan nhiều trong nước. C. Ít tan trong nước D. Khó hóa lỏng Câu 7: Tỉ lệ thể tích khí oxi trong không khí là A. 21% B. 78% C. 1% D. 50% Câu 8: Đơn chất oxi có thể tác dụng được với A. P B. S C. Fe D. Cả 3 chất. Câu 9: Phản ứng hóa học có xảy ra sự oxi hóa là: t o A. O2+ 2SO2  2SO3 t0 B. CaCO 3  CaO + CO 2↑ C. Na2 SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl D. Na2 O + H2 O 2NaOH Câu 10: Chỉ ra công thức oxit viết đúng? A. BaO2 B. CuO2 C. P5O2 D. ZnO Câu 11: Trong các dãy chất sau, dãy nào là oxit bazơ? A. SO2, CH4, P2O5 . B. Na2O, Al2O3, Fe3O4. C. CuO, Fe2O3, N2O5 . D. CO2, ZnO, HCl. Câu 12: Hệ số cân bằng của phản ứng là t0 Al + O 2  Al2O 3 A. 1:1:1 B. 2:1:1 C. 4:3: 2 D. 4:2:3
  4. Câu 13: Cách nào sau đây dùng để phân biệt 2 bình riêng biệt đựng hai khí là O2 và N2 ? A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH C. Tàn đóm đỏ D. nước. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam magie trong khí oxi thu được magie oxit. Thể tích khí Oxi ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết magie là A. 1,12 lít B. 1,6 lít C. 11,2 lít D. 2,24 lít Câu 15: Trong phòng thí nghiệm 1 lớp học cần điều chế O2 từ hóa chất là KClO3 để làm thí nghiệm., lớp có 6 nhóm học sinh, mỗi nhóm cần thu 2 bình khí oxi, mỗi bình có thể tích chứa 280 ml. Khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu cho cả lớp? Biết các khí được đo ở (đktc) . A. 2,04 gam. B. 12,25 gam. C. 18,375 gam. D. 21,75 gam. Bài 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY I. LÝ THUYẾT 1. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: a. Nguyên liệu: KMnO4, KClO3 b. Cách tiến hành: dùng nhiệt phân hủy KMnO4, KClO3 PTPƯ MnO 2KClO3 2 2KCl +3O2↑ t0 t 2KMnO4  K2 MnO4 + MnO2 +O2↑ c. Cách thu có 2 cách - Đẩy nước (do O2 ít tan trong nước). - Đẩy không khí (do O2 nặng hơn không khí). II. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY. Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ 1 chất ban đầu sinh ra 2 hay nhiều chất mới. t0 PTHH: 2KClO3  2KCl + 3O2↑ t0 CaCO 3  CaO + CO 2↑ II. BÀI TẬP: 1. Cho các PƯHH sau: t0 a. Cu(OH)2  CuO + H 2O t0 b. S + O2  SO2 ↑ t0 c. 2KNO3  2KNO2 + O2↑ t  d. 2HgO  2Hg + O2 ↑ e. Fe + 2HCl FeCl2 + H2↑
  5. - PƯHH nào thuộc loại PƯ phân hủy? - PƯHH nào thuộc loại PƯ hóa hợp? 2. Từ những hoá chất cho sẵn KMnO4, P. Viết phương trình hoá học để điều chế P2O5. 3. Đốt cháy sắt trong oxi ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ. a. Tính số gam sắt và thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để điều chế 6,96 gam oxit sắt từ. b. Tính số gam KClO3 cần dùng để điều chế lượng khí oxi dùng cho phản ứng trên. Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY I. LÝ THUYẾT I. Thành phần của không khí: 1. Thí nghiệm. a. Tiến hành thí nghiệm (SGK). b. Quan sát hiện tượng. c. Nhận xét. d. Kết luận. 1 - Không khí là hỗn hợp gồm nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích khoảng chính xác 5 4 là 21% khí oxi và hay 78% khí nitơ. 5 2. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn những chất gì khác? Ngoài khí oxi và nitơ còn khoảng 1% các khí khác (như hơi nước, bụi khói, khí độc CO, CO2, và một số khí hiếm ). II. Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm. - Không khí bị ô nhiễm tức là không khí có chứa các chất gây tác hại cho người, động thực vật và xâm hại đến các công trình xây dựng, các di tích lịch sử (như khí CO, CO2, SO2, NO2 khói bụi). - Biện pháp bảo vệ: xử lí các khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, nâng cao ý thức người dân - Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức, quốc gia trên hành tinh chúng ta. III. Sự cháy và sự oxi hóa chậm. 1. Sự cháy - Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng t VD: C + O2  CO2 2. Sự oxi hóa chậm Sự oxi chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. VD: sự rỉ xét của dao, cuốc, xẻng 3. Điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy. - Điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là: + Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. + Phải có đủ oxi cho sự cháy. - Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện các biện pháp sau: + Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. + Cách li chất cháy với oxi (hoặc không khí ). II. BÀI TẬP
  6. 1. Ô nhiễm không khí là gì? Vì sao không khí bị ô nhiễm? Hiện nay có những vấn đề gì về môi trường toàn cầu mà thế giới đang quan tâm? Phải làm gì để bảo vệ môi trường? Bằng hiểu biết của bản thân hãy trả lời các câu hỏi trên rõ ràng và xúc tích, minh họa bằng hình ảnh nếu có. 2. Giải thích vì sao sự cháy của một chất trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy của chất đó trong khí oxi? 2. Vì sao muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước? 3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 chất khí bị mất nhãn gồm: khí oxi, khí cac bon dioxit ( khí cacbonic) và khí nitơ?