Đề cương ôn tập Chương II môn Hình học Lớp 7

pdf 5 trang Đăng Bình 05/12/2023 770
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Chương II môn Hình học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_chuong_ii_mon_hinh_hoc_lop_7.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập Chương II môn Hình học Lớp 7

  1. ĐỢT 1 ÔN TẬP CHƯƠNG 2 HÌNH HỌC 7 TAM GIÁC I/ LÝ THUYẾT: - Định lí tổng ba góc của một tam giác: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 - Định nghĩa tam giác vuông; định lí: Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau. - Định nghĩa góc ngoài của tam giác: Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy. định lí về tính chất góc ngoài của tam giác: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó. - Định nghĩa Hai tam giác bằng nhau. - Các trường hợp bằng nhau của tam giác c-c-c, c-g-c, g-c-g. - Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. - Định nghĩa tam giác cân, định lí. - Định nghĩa tam giác đều, hệ quả. - Định lí Py-ta-go: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông. định lí Py-ta-go đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông. II/ BÀI TẬP: 1/ Tính các góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 500 2/ Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 3/ Cho tam giác ABC vuông tại B, biết BC = 8cm, AC = 10cm. Tính độ dài cạnh AB. 4/ Cho tam giác DEF vuông tại E, biết ED = 5cm, EF= 12cm. Tính độ dài cạnh DF. 5/ Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có đọ dài ba cạnh như sau: a) 12cm, 9cm, 15cm. b) 6m, 6m, 9m. c) 6cm, 8cm, 10cm.
  2. 6/ Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D trên cạnh AB, điểm E trên cạnh AC sao cho AD = AE. a) Chứng minh BE = CD. b) Gọi O là giao điểm của BE và CD. Chứng minh rằng BOD = COE. c) Chứng minh tam giác BOC cân. III/ BÀI KIỂM TRA: ( Học sinh nộp bài từ 8 giờ đến 17 giờ ngày 13/ 2/ 2020) Bài1 ( 3 điểm) a) Tính các góc ở đáy của một tam giác cân biết góc ở đỉnh bằng 450 b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 450 Bài 2 ( 2 điểm). Cho tam giác ABC vuông tại A, biết BC = 29cm, AC = 21cm. Tính độ dài cạnh AB. Bài 3 ( 5 điểm). Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ tia phân giác AH. a) Chứng minh =ABHACH . b) Chứng minh AHBC⊥ . c) Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho HM = HA. Chứng minh rằng tam giác ACM cân.
  3. ĐỢT 2 I/ BÀI TẬP: 1/ Cho tam giác ABC ( AB AC), tia Ax đi qua trung điểm D của BC. Kẻ BM và CN vuông góc với Ax ( M Ax , N ). Chứng minh BM = CN. 2/ Tam giác ABC có AB= 8cm, AC = 15cm, BC = 17cm có phải là tam giác vuông hay không? Vì sao? 3/ Cho tam giác ABC có A = 500 , B = 450 . Tính số đo góc C. 4/ Cho tam giác ABC có góc B= C= 500 . Gọi Ax là tia phân giác của góc ngoài ở đỉnh A. Hãy chứng tỏ rằng Ax// BC. 5/ Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC. Tính chu vi tam giác ABC biết AC = 20cm, AH = 12cm, BH = 5cm. 6/ Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông góc với AD, kẻ CK vuông góc với AE. Chứng minh rằng: a) BH = CK. b) =ABHACK . II/ BÀI KIỂM TRA: ( Học sinh nộp bài từ 8 giờ đến 17 giờ ngày 16/ 2/ 2020) Bài 1 ( 2 điểm). Cho tam giác ABC có A = 600 , C 70 0 . Tính số đo góc B. Bài 2 ( 2 điểm). Tam giác ABC có AB= 6cm, AC = 10cm, BC = 8cm có phải là tam giác vuông hay không? Vì sao? Bài 3 ( 6 điểm). Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường phân giác BM, trên cạnh BC lấy điểm H sao cho BH = BA. a) Chứng minh ABM = HBM. b) Chứng minh MH ⊥ HB c) Cho BM = 5cm, BH = 4cm. Tính độ dài cạnh AM. d) Chứng minh tam giác AMH cân.