Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

docx 8 trang Đăng Bình 11/12/2023 570
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_10_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

  1. ĐỀ CƯƠNG KHỐI 10 Ôn tập học kì 1- năm học 2020-2021 BÀI 15: THUỶ QUYỂN - MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG - MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT - SÓNG - THUỶ TRIỀU - DÒNG BIỂN I. Những kiến thức cơ bản cần nắm. I. Thuỷ quyển: 1. Khái niệm: Là lớp nước trên mặt Trái đất ( nước biển, đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển ). 2. Tuần hoàn của nước trên Trái đất: - Là vòng vận chuyển khép kín của nước trên Trái đất, có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống. - Có hai vòng tuần hoàn: Vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm: - Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của vùng ôn đới lạnh chế độ nước sông phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa. - Ở vùng ôn đới lạnh hoặc núi cao chế độ nước sông phụ thuộc vào thời kì băng tan. - Ở vùng đất thấm nước nguồn nước ngầm có vai trò đáng kể trong chế độ nước sông. 2. Địa thế: Địa thế dốc nước sông thường có chế độ thất thường. 3. Thực vật: Vùng có lớp phủ thực vật nhiều, sông thường có chế độ điều hoà hơn. 4. Hồ đầm hai bên sông: Sông chảy qua vùng có nhiều hồ đầm thì sẽ có chế độ điều hoà hơn. III. Một số sông lớn : 1. Sông Nin: ( châu Phi) dài 6685km, lưu vực rộng gần 2,9 triệu km2. 2. Sông Amadôn: (châu Mĩ) dài 6437km, lưu vực rộng 7,2 triệu km2 ( gần đây người Bra-xin đã chứng minh con sông Amadôn dài hơn sông Nin 1 km.) 3. Sông I-ê-nít-xây: ( châu Á) dài 4102km, lưu vực rộng 2,6 triệu km2. II. Trắc nghiệm. 1. câu hỏi. Đánh dấu chéo(X) vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Chế độ nước của phần lớn các sông trên thế giới hiện nay phụ thuộc vào nguồn nước từ : A. Băng tuyết. C. Nước ngầm. B. Lượng nước mưa. D. Hệ thống hồ, đầm. Câu 2: Sông Amadôn có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới và chế độ khá điều hoà nhờ : A. Lượng băng tuyết trên dãy Anđét rất lớn, cung cấp nước thường xuyên cho sông. B. Có chiều dài lớn nhất thế giới, lưu vực rộng nhất thế giới. C. Sông nằm trong khu vực khí hậu xích đạo, mưa nhiều quanh năm. D. Chảy trong khu vực có khí hậu xích đạo và ôn đới lạnh có nguồn tiếp nước quanh năm từ mưa và băng tuyết. Câu 3: Yếu tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất đối với chế độ nước của một con sông ? A. Khí hậu. C. Địa chất. B. Địa hình. D. Lớp phủ thực vật và hồ đầm vùng hai bên sông. Câu 4: Các sông bắt nguồn từ núi cao và các sông ở vùng ôn đới lạnh thường có lũ lụt vào : A. Mùa xuân. C. Mùa thu. B. Mùa hạ. D. Mùa đông Câu 5: Ở các vùng đồng bằng sông có chế độ nước điều hòa hơn miền núi, nguyên nhân chính là do: A. Đất phù sa dễ thấm nước hơn đất feralit B. Hai bên sông thường có nhiều hồ đầm hơn. C. Có lượng mưa nhiều hơn vì gần biển hơn. D. Có địa hình bằng phẳng hơn. Câu 6: Ở nước ta sông Cửu Long có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng là nhờ: A. Có chiều dài lớn gấp 3 lần. B. Vùng đầu nguồn có nhiều rừng hơn C. Có Biển Hồ và sông Tông lê xáp ở thượng lưu. D. Phát nguyên từ vùng có mưa nhiều hơn. Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản giữa vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn là: A. Điểm khởi đầu. B. Điểm chấm dứt. C. Quảng đường đi. D. Quá trình biến đổi.
  2. Câu 8: Ở miền núi, sông thường chảy nhanh hơn đồng bằng vì : A. Gần nguồn tiếp nước hơn. C. Bờ sông dốc đứng. B. Lòng sông thường hẹp hơn. D. Hai bên sông có nhiều rừng hơn. Câu 9: Nguồn tiếp nước chính của hệ thống sông ngòi của nước ta là: A.Nước mưa. C. Băng tuyết. B. Nước ngầm. D. Cả ba nguồn trên. Câu 10: Sông có chiều dài lớn nhất thế giới hiện nay là: A. A-ma-dôn. C. Mê-kông. B. Nin. D. I-ê-nit-xây. Câu 11: Sông có lưu vực lớn nhất thế giới nằm ở khu vực: A. Châu Á. C. Châu Mĩ. C. Châu Phi. D. Nam Mĩ. Câu 12: Trong các sông sau đây, sông nào có lũ lụt diễn ra vào mùa xuân? A. A-ma-dôn. C. Mê-kông. B. Nin. D. I-ê-nit-xây. 2. Đáp án. 1.B 2. C 3.A 4.A 5. D 6.C 7.C 8. B 9. A 10. A 11. D 12. D BÀI 16: SÓNG. THUỶ TRIỀU. DÒNG BIỂN. I.Những kiến thức cơ bản cần nắm. I. Sóng biển: - Sóng là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. - Nguyên nhân chính tạo ra sóng là gió, có khi do động đất và núi lửa lúc đó sẽ có sóng thần. II. Thuỷ triều: - Thuỷ triều là sự giao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do sức hút của Mặt trời và Mặt trăng, nhất là Mặt trăng. - Trong một tháng âm lịch có hai thời kì nước triều lên cao nhất ( triều cường) và hai thời kì nước triều xuống thấp nhất ( triều kém). + Khi Mặt Trời, Trái đất và Mặt trăng nằm thẳng hàng (không trăng hoặc trăng tròn) giao động thuỷ triều cao nhất ( chịu sức hút của cả hai về một hay hai phía ). + khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm vuông góc nhau( trăng bán nguyệt) thì giao động thuỷ triều thấp nhất ( sức hút chia đều cho 2 phía). III. Dòng biển: - Là các dòng chảy trong các biển và đại dương. - Các dòng biển nóng và lạnh ở hai bán cầu hoạt động có qui luật: + Dòng nóng phát sinh ở hai bênh Xích đạo chảy về hướng Tây gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực. + Dòng lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30-40 độ thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương rồi chảy về phía Xích đạo. + Các dòng nóng và lạnh kết hợp với nhau tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại dương ở từng bán cầu. Ở cầu Bắc các hoàn lưu chảy theo chiều kim đồng hồ, ở cầu Nam chảy ngược lại. + Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua Xích đạo. II. Trắc nghiệm. 1. Câu hỏi. Đánh dấu chéo vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Sóng biển là: A. Hiện tượng giao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong đại dương. B. Hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. C. Hiện tượng giao động của nước biển theo chiều ngang từ ngoài khơi vào bờ. D. Sự giao động của nước biển vừa theo chiều thẳng đứng vừa theo chiều ngang. Câu 2: Sóng bạc đầu thường xuất hiện khi: A. Bể lặng. B. Có gió nhẹ. C. Có gió lớn. D. Có động đất Câu 3: Giao động thuỷ triều lớn nhất khi: A. Mặt trời, Mặt trăng nằm thẳng hàng
  3. B. Trái đất và Mặt trăng nằm thẳng hàng C. Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất nằm thẳng hàng D. Khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm ở vị trí vuông góc. Câu 4: Hiện tượng triều kém xảy ra vào thời điểm: A. Trăng tròn. B. Trăng bán nguyệt. C. Không trăng. D. Trăng lưỡi liềm. Câu 5: Hiện tượng triều cường xảy ra vào thời điểm: A. Trăng tròn. B. Trăng bán nguyệt. C. Trăng khuyết D. Trăng lưỡi liềm. Câu 6: Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ: A. Xích đạo. B. Hai cực. C. Chí tuyến. D. Các vĩ tuyến từ 30-40º B,N. Câu 7: Đây là qui luật hoạt động của các dòng biển. A. Các dòng nóng từ Xích đạo chảy về cực, các dòng lạnh chảy từ cực về Xích đạo. B. Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương. C. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh đổi chiều tuỳ theo mùa. D. Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau giữa hai bán cầu. 2. Đáp án. 1.B 2.C 3.C 4.B 5. A 6. D 7B BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN - CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG I. Những kiến thức cơ bản cần nắm. I. Thổ nhưỡng - Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. - Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí, các chất dinh dưỡng. - Lớp vỏ chứa các chất tơi xốp nầy gọi là thổ nhưỡng quyển. II. Các nhân tố hình thành đất 1. Đá mẹ: Cung cấp thành phần vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật của đất. 2. Khí hậu: Phá vở đá mẹ, phân giải chất hửu cơ. Tạo nguồn thực vật bảo vệ đất. 3. Sinh vật: Phá huỷ đá mẹ, cung cấp chất hửu cơ, bảo vệ đất. 4.Địa hình: ảnh hưởng đến khí hậu nên ảnh hưởng đến quá trình hình thành, độ dốc cũng ảnh hưởng đến mức độ xói mòn, bồi tụ. 5. Con người: tác động làm thay đổi thành phần khoáng chất, độ phì thông qua hoạt động sản xuất. 6. Thời gian: Mọi tác động đều phải diễn ra trong một thời gian. II. Trắc nghiện. 1. Câu hỏi. Đánh dấu chéo(X) vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Đặc trưng của thổ nhưỡng là : A.Thành phần khoáng chất. C.Độ phì. B. Kết cấu của các phân tử. D. Nguồn gốc hình thành. Câu 2: Độ phì của đất được hiểu là : A. Thành phần cơ giới biểu hiện qua kết cấu các phân tử đất. B. Thành phần hoá học biểu hiện qua số lượng các chất hữu cơ và vô cơ. C. Khả năng cung cấp nước, không khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng. D. Khả năng thích nghi của đất đối với các loại cây trồng. Câu 3: Thành phần khoáng chất của đất được quyết định bởi yếu tố: A. Đá mẹ. C. Khí hậu. B. Sinh vật. D. Thời gian. Câu 4: Tuổi tuyệt đối của đất là: A. Thời gian để biến đổi từ đá mẹ thành đất.
  4. B. Thời gian đủ để có thể hình thành đất C. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay. D. Nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất. Câu 5: Sinh vật đóng vai trò chủ đạo đến sự hình thành đất vì : A. Sinh vật có ảnh hưởng đến khí hậu. B. Cung cấp nguồn khoáng chất, quyết định tính chất của đất. C. Quyết định cách thức phong hoá đá mẹ và phân huỷ chất hửu cơ. D. Tham gia quá trình phong hoá, cung cấp chất hửu cơ cho đất. Câu 6: Hoạt động nào sau đây của con người có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành đất ? A. Xây dựng các công trình thuỷ lợi. B. Thực hiện cơ giới hoá trong trồng trọt. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Xây dựng đồng cỏ để chăn nuôi. Câu 7: Khí hậu tác động gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua yếu tố chính là : A.Lớp phủ thực vật. C.Không khí. B. Nhiệt, ẩm . D. Đá mẹ. Câu 8: Ở nơi bằng phẳng có hiện tượng bồi tụ nên thường có tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng còn ở địa hình dốc đất dễ bị xói mòn nên thường có tầng đất mỏng : A. Đúng B Sai 1.C 2.C 3.A 4.C 5. D 6. C 7. A 8.A BÀI 18: SINH QUYỂN - CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT I. Những kiến thức cơ bản cần nắm. I. Sinh quyển: - Là một quyển của Trái đất trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. - Giới hạn của sinh quyển gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển,lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật. 1. Khí hậu: - Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua 3 yếu tố: nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí và ánh sáng. -Tất cả các sinh vật đều cần nước và ánh sáng và chỉ phát triển tốt trong một điều kiện nhiệt độ nhất định. 2. Đất: Mỗi loại thực vật chỉ phát triển tốt nhất với một loại đất thông qua thành phần khoáng chất và độ phì. 3. Địa hình: - Độ cao khác nhau thì đất đai và sinh vật cũng khác nhau. - Hướng sườn khác nhau sẽ có khí hậu khác nhau từ đó sinh vật cũng khác nhau. 4. Sinh vật: - Thực vật là nguồn thức ăn cho động vật. Sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến phân bố động vật. 5. Con nguời: - Có thể tác động tạo ra nhiêù giống loài mới, thay đổi vị trí phân bố ban đầu, làm phát triển hoặc tuyệt chủng nhiều giống loài. II. Trắc nghiệm. 1. Câu hỏi. Đánh chéo(X) vào trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Phạm vi của sinh quyển gồm : A Từ đáy đại dương hoặc lớp vỏ phong hoá cho đến hết tầng đối lưu. B Toàn bộ mặt đất, mặt nước và không gian có sự sống của sinh vật. C Tầng đối lưu, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng và thuỷ quyển. D. Bề mặt Trái Đất nơi có sự sống của sinh vật. Câu 2: Con người có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật, điều này được thể hiện ở : A Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi ra đời rất sớm và có mặt khắp nơi . B. Con người đã di cư các loại cây trồng và vật nuôi ra khỏi môi trường nguyên thuỷ. C. Con người biết lai tạo để cho ra đời nhiều giống mới có chất lượng và năng suất cao hơn. D. Hoạt động nông nghiệp ngày càng được phát triển và mở rộng. Câu 3: Nhân tố môi trường có ý nghĩa quyết định đến sự phân bố sinh vật là : A.Đất đai. C. Khí hậu. B. Địa hình. D. Sinh vật. Câu 4: Tác động tiêu cực của "Cách mạng xanh" đến sự phân bố sinh vật là :
  5. A. Diện tích rừng bị thu hẹp, mất nơi cư trú của động vật. B. Một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng. C. Sự lai tạo để tìm ra các giống mới, làm thay đổi giống loài nguyên thuỷ. D. Làm thay đổi môi trường, từ đó sinh vật cũng thay đổi theo. Câu 5: Địa hình có ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vì : A. Độ cao khác nhau thì khí hậu sẽ khác nhau. B. Độ dốc khác nhau tầng đất cũng sẽ khác nhau. C Hướng sườn khác nhau nên nhiệt, ẩm, ánh sáng khác nhau. D. Tất cả các yếu tố trên. Câu 6: Nhận định nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất ? A. Con người đã thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loại động thực vật B. Con người đã lai tạo để tìm ra các giống loài mới, làm đa dạng thêm giới sinh vật. C. Con người đã di cư các loại cây trồng và vật nuôi, làm thay đổi sự phân bố nguyên thuỷ. D. Con người đã làm thay đổi khí hậu nên đã làm thay đổi sự phân bố sinh vật. Câu 7: Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phân bố sinh vật vì khí hậu là tác nhân chính tạo ra sự khác biệt về đất đai, sinh vật trên Trái Đất : A. Đúng B Sai 2. Đáp án. 1C 2. B 3. C 4. B 5. D 6. B 7. A BÀI 19: SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT I. Những kiến thức cơ bản cần nắm. - Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn được gọi chung là thảm thực vật. - Sự phân bố các thảm thực vật trên Trái đất phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu. - Đất cũng chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu nên các đới đất và các thảm thực vật thường thay đổi theo các đới khí hậu: I. Sự phân bố sinh vật theo độ vĩ. Môi trường địa lí Kiểu khí hậu chính Kiểu thảm thực vật chính Nhóm đất chính Đới lạnh - Cận cực lục địa - Đài nguyên - Đài nguyên - Ôn đới lục địa - Rừng lá kim - Pốtdôn - Ôn đới hải dương - Rừng lá rộng, rừng hỗn hợp - Nâu và xám - Ôn đới lục địa - Thảo nguyên - Đen Đới ôn hoà - Cận nhiệt gió mùa - Rừng cận nhiệt ẩm - Đỏ vàng- - Cận nhiệt Địa Trung Hải - Rừng và cây bụi lá cứng cận -Đỏ nâu - Cận nhiệt lục địa nhiệt - Hoang mạc và bán hoang mạc. - Xám - Nhiệt đới lục địa - Xavan - Đỏ, nâu đỏ Đới nóng - Nhiệt đới gió mùa - Rừng nhiệt đới ẩm. - Đỏ vàng - Xích đạo - Rừng xích đạo - Đỏ vàng II. Sự phân bố sinh vật theo độ cao. - Càng lên cao khí hậu thay đổi nên sự phân bố sinh vật cũng thay đổi theo. - Sự phân bố sinh vật theo độ cao cũn gần tương ứng với sự phân bố theo độ vĩ. II. Trắc nghiệm. 1. Câu hỏi. Đánh chéo ( X ) vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Thảm thực vật là : A. Tập hợp các thực vật cùng loại trên một vùng rộng lớn. B. Toàn bộ các loài thực vật khác nhau trên một vùng rộng lớn. C. Sự phân bố của thực vật theo các đơn vị địa lý nhất định. D. Các nhân tố tác động đến sự phân bố thực vật trên một vùng rộng lớn. Câu 2: Đất xám được hình thành chủ yếu ở vùng có kiểu khí hậu : A.Cận nhiệt Địa Trung Hải. C. Ôn đới lục địa. B. Cận nhiệt gió mùa. D. Lục địa ở cận nhiệt hoặc nhiệt đới. Câu 3: Thảo nguyên là kiểu thảm thực vật của vùng :
  6. A. Ôn đới lục địa lạnh. C. Ôn đới lục địa nửa khô hạn. B. Ôn đới hải dương. D. Cận nhiệt gió mùa. Câu 4: Đất đen là loại đất tiêu biểu của vùng : A. Cận nhiệt. C. Đài nguyên. B. Ôn đới. D. Thảo nguyên ôn đới. Câu 5: Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng là đặc điểm của vùng: A. Cận nhiệt. C. Nhiệt đới. B. Ôn đới hải dương. D. Đài nguyên. Câu 6: Đất pốt dôn ở vùng ôn đới lục địa thường đi kèm với quần thể thực vật là : A. Rừng lá kim C. Đồng cỏ cao. B. Rừng Tai ga. D. Rừng hỗn giao. Câu 7: Đất pốt dôn kém phì nhiêu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp vì : A.Bị rửa trôi mạnh do thừa ẩm. B.Khí hậu lạnh, thực vật khó phân giải. C. Khí hậu lạnh, thực vật nghèo nên tầng đất mỏng. D. Vùng mưa nhiều, đất bị rửa trôi. Câu 8: Đất đỏ vàng có độ phì trung bình, thích hợp với cây công nghiệp là sản phẩm của vùng: A. Cận nhiệt gió mùa. C. Ôn đới. B. Thảo nguyên. D. Đài nguyên. Câu 9: Đất đỏ vàng thường đi kèm với thảm thực vật: A. Rừng thưa và cây bụi lá cứng. C. Rừng lá kim. B. Rừng hỗn giao. D. Rừng xích đạo Câu 10: Ở vùng nhiệt đới ẩm có kiểu thực vật: A. Xa van. C.Rừng lá rộng. B. Rừng nhiều tầng tán. D. Rừng lá kim. 1) B 3) C 5) A 7) C 9) D 11) A 2) D 4) D 6) A 8) A 10) B BÀI 20: LỚP VỎ ĐỊA LÝ - QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ - I. Những kiến thức cơ bản cần nắm. I. Lớp vỏ địa lí - Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Chiều dày của lớp vỏ địa lí từ 30-35km. - Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các qui luật tự nhiên chi phối. II. Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 1. Khái niệm: Là qui luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. 2. Nguyên nhân - Các thành phần của lớp vỏ chịu tác động của nội lực và ngoại lực. - Các thành phần luôn xâm nhập và trao đổi năng lượng với nhau. 3. Biểu hiện: - Bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần. - Khi một thành phần thay đổi thỉ các thành phần khác cũng thay đổi theo. 4. Ý nghĩa thực tiển: - Khi muốn sử dụng một lãnh thổ phải nghiên cứu kĩ và toàn diện lãnh thổ đó. - Tác động vào mặt tích cực để tạo ra phản ứng tích cực dây chuyền. II. Trắc nghiệm. 1. Câu hỏi. Đánh chéo( X ) vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Lớp vỏ địa lí là: A. Lớp vỏ Trái đất nơi có toàn bộ các sinh vật sinh sống. B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa được đặc trưng bởi độ phì. C. Lớp vỏ Trái đất nơi các lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau. D. Lớp vỏ cứng của Trái đất dày từ 5-70 km được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Câu 2: Lớp vỏ địa lí còn được gọi là: A. Lớp vỏ cảnh quan. B. Thổ nhưỡng quyển. C. Sinh quyển.
  7. D. Lớp vỏ Trái đất. Câu 3: Lớp vỏ địa lí có đặc điểm: A. Có giới hạn từ phía dưới tầng ôdôn đến đáy đại dương. B.Có giới hạn từ lớp đá gốc đến lớp phủ thổ nhưỡng. C.Được cấu tạo bởi các tầng đá dày mỏng khác nhau. D.Có bề dày từ 30-35 km, các hiện tượng bị chi phối bởi các qui luật tự nhiên. Câu 4: Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là: A. Là sự thay đổi của tất cả các thành phần địa lí theo một qui luật chung. B. Là sự thay đổi phân bố các thành phần địa lí theo một qui luật chung. C. Qui luật về mối quan hệ qui định lẫn nhau giữa các thành phần và bộ phận của lớp vỏ địa lí. D. Qui luật về sự phát triển và phân bố của các thành phần khác nhau ở lớp vỏ địa lí. Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí? A. Càng lên cao thì nhiệt độ và khí áp càng giảm. B. Thảm thực vật thay đổi thì đất đai cũng thay đổi theo. C. Mỗi loài động thực vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. D. Sự phân bố sinh vật từ Xích đạo về hai cực tương ứng với độ cao của sườn núi. 1.C 2. A 3. D 4. C 5. B BÀI 21 : QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI I. Những kiến thức cơ bản cần nắm. I. Qui luật địa đới 1. Khái niệm: Là sự thay đổi có qui luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ. 2. Nguyên nhân: do Trái đất có hình khối cầu nen việc tiếp thu bức xạ Mặt trời khác nhau. 3. Biểu hiện: a. Trái đất được chia làm 4 vành đai nhiệt ở mỗi bán cầu. b. Mỗi bán cầu có 4 đai khí áp. c. Mỗi bán cầu có 3 đới gió d. Mỗi bán cầu có 3 đới khí hậu. e. Mỗi bán cầu có nhiều đới đất và thảm thực vật. II. Qui luật phi địa đới 1. Khái niệm: Là qui luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. 2. Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong của Trái đất làm cho bề mặt Trái đất chia thành lục địa, hải dương và núi cao. 3. Biểu hiện: a. Qui luật đai cao; Sự phân bố các vành đai đất và sinh vật theo độ cao do càng lên cao thì khí hậu thau đổi. b. Qui luật địa ô: Là sự thay đổi sinh vật theo kinh tuyến do mức độ chịu ảnh hưởng của đại dương I. Trắc nghiệm. 1. Câu hỏi. Câu 1: Tính địa đới là sự thay đổi có quy luật các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo: A. Độ cao. B. Vĩ tuyến. C. Kinh tuyến. D. Các đới khí hậu. Câu 2: Tác nhân nào sau đây phá vỡ tính địa đới? A. Độ cao của địa hình. B. Sự phân bố không đều giữa lục điạ và hải dương. C. Sự hoạt động của các dòng biển. D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 3: Càng ra xa bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ : A. Càng tăng lên. B. Càng yếu dần. C. Không thay đổi. D. Tùy theo vùng. Câu 4: Nguyên nhân của qui luật địa đới là : A. Trái Đất có hình cầu. B. Trái Đất nghiêng khi quay trên quỹ đạo. C. Trái Đất vừa quay quanh trục vừa quay quanh Mặt Trời. D. Vận tốc quay của Trái Đất khá lớn. Câu 5: Tính địa ô là sự thay đổi có quy luật các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo : A. Kinh độ. B. Vĩ độ. C. Độ cao. D. Địa hình. Câu 6: Tính địa đới được biểu hiện trong yếu tố nào sau đây ?
  8. A. Khí hậu và thủy văn. B. Đất đai, sinh vật. C. Cảnh quan địa lý. D. Tất cả các yếu tố trên. Câu 7: Đới gió tiêu biểu cuả vùng ôn đới là: A.Gió mùa. B. Gió Tín phong. C. Gió Tây. D. Gió Đông. Câu 8: Đới gió tiêu biểu của vùng nhiệt đới là: A. Gió Mậu dịch. B. Gió Tín phong. C. Gió Alidê. D. Cả 3 loại trên. Câu 9: Sự thay đổi cảnh quan theo độ cao và theo kinh tuyến có điểm giống nhau về: A. Biểu hiện. B. Nguyên nhân. C. Điều kiện hình thành. D. Cả 3 yếu tố trên. Câu 10: Tính địa ô là do: A. Sự khác nhau giữa đất và biển. B. Hoàn lưu của khí quyển. C. Các dòng biển. D. Sự khác nhau về độ lục địa của khí hậu. Câu 11: Các quy luật địa đới và phi địa đới thường tác động : A. Độc lập với nhau. C. Xen kẽ nhau. B. Đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. D. Đối lập nhau. Câu 12: Nguyên nhân sâu xa của quy luật địa đới là: A. Nguồn bức xạ Mặt Trời. B. Nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. C. Độ cao của địa hình. D. Sự phân bố không đều giữa lục địa và hải dương. Câu 13: Lớp vỏ địa lý còn được gọi tên là : A. Lớp phủ thực vật. C. Lớp vỏ cảnh quan. B. Lớp thỗ nhưỡng. D. Lớp vỏ Trái Đất. 2. Đáp án. 1B 2D 3B 4A 5A 6.D 7C 8D 9A 10D 11B 12A 13. C