Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên

pdf 30 trang Đăng Bình 12/12/2023 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2018_201.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thái Phiên

  1. TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2018 – 2019 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Mức độ Vận dụng Vận dụng cao Đọc hiểu Điểm 2,0 1,0 3,0 Tỷ lệ 20% 10% 30% Làm Điểm 2,0 5,0 7,0 văn Tỷ lệ 20% 50% 70% CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 90 phút. Đề bài gồm có 2 phần: Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm). - Đề đọc hiểu gồm 4 câu cho 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. - Vận dụng viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng, nội dung căn cứ từ ngữ liệu đọc hiểu (1,0 điểm). - Phạm vi ra đề: + Có thể lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa hoặc ngoài chương trình. + Câu hỏi yêu cầu là kiến thức học sinh đã học. Phần 2: Làm văn (7,0 điểm). Các tác phẩm VH, đoạn trích của VHVN học ở học kì I (Không ra đề làm văn 7,0 điểm) đối với những bài đọc thêm B. NỘI DUNG ÔN TẬP I. KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU 1. Các phương thức biểu đạt: Tự sự : Trình bày diễn biến sự việc Miêu tả : Tái hiện trạng thái, sự vật, con người Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận 1
  2. Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng Hành chính - công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người 2. Cách đặt nhan đề, xác định nội dung, chủ đề: - Cách đặt nhan đề phải đảm bảo các tiêu chí: đúng trọng tâm, ngắn gọn, hay. Cơ sở để đặt nhan đề là dựa vào chủ đề, hình tượng trung tâm, ý nghĩa hoặc phần ghi chú cuối văn bản nhưng không được đặt trùng tên với phần ghi chú - Xác định nội dung, chủ đề bằng nhiều cách: Dựa vào nhan đề (nếu có), hình tượng trung tâm của văn bản, dựa vào các từ ngữ, câu văn nêu lên vấn đề chính (trọng tâm) của văn bản. Cách tìm hiệu quả nhất là chia văn bản ra nhiều phần, ghi chú các nội dung, sau đó gộp các nội dung ghi chú ấy thành đoạn văn chủ đề. 3. Các biện pháp tu từ từ vựng - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Nhân hoá là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. - Ẩn dụ là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt. - Hoán dụ là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Điệp ngữ là lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc và tạo nhịp điệu cho câu văn, câu thơ. - Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị. - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Tương phản là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt. 4. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của con người trong XH - Gồm các dạng: + Dạng nói: độc thoại, đối thoại. + Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân. 2
  3. + Dạng lời nói tái hiện (mô phỏng lời thoại tự nhiên nhưng đã phần nào được gọt giũa, biên tập lại ít nhiều có tính chất ước lệ, tính cách điệu, có chức năng như tín hiệu nghệ thuật): lời nói của các nhân vật trong các vở kịch, chèo, truyện, tiểu thuyết, - Đặc trưng: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể 5. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản – Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản – Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn. 6. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác: - Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt - Điển tích điển cố 7. Phương thức trần thuật. - Lời trực tiếp:Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi) - Lời kể gián tiếp : trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt. - Lời kể nửa trực tiếp : Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyển tự giấu minh nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm. 8. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản) - Phép lặp từ ngữ : Lặp lại ở câu đúng sau những từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) : Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. - Phép nối :Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ ( nối kết) với câu trước. 9. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng Câu theo mục đích nói : - Câu tường thuật (câu kể) - Câu cảm thán (câu cảm) - Câu nghi vấn (câu hỏi) - Câu khẳng định - Câu phủ định Câu theo cấu trúc ngữ pháp - Câu đơn - Câu ghép/ Câu phức - Câu đặc biệt 10. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng Lưu ý : - Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu từ trong bài tập đọc hiểu có thể không sử dụng đơn lẻ mà có sự kết hợp nhiều thao tác, phương thức, biện pháp tu từ cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả cao. - Viết đoạn văn thường phải căn cứ vào bài tập đọc hiểu để viết đúng nội dung yêu cầu cũng như hình thức của đoạn. 3
  4. II. KIẾN THỨC LÀM VĂN • VĂN TỰ SỰ *Khái niệm về văn tự sự Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. *Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự 1. Sự việc - Là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. - Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. - Sự việc tiêu biểu: là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. 2. Chi tiết + Là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. + Có thể là một lời nói, một cử chỉ và một hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung. - Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu. 3. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu: với các bước: - Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện. - Dự kiến cốt truyện (Các sự việc tiêu biểu). - Triển khai các sự việc bằng các chi tiết. * Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự: 1. Khái niệm: - Miêu tả: Dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật khác làm cho người nghe, người đọc có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt. - Biểu cảm: Bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự việc, sự vật, hiện tượng, con người trong đời sống 2. Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự - Miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự giống với miêu tả trong văn miêu tả và biểu cảm trong văn biểu cảm ở cách thức tiến hành song lại khác nhau ở mục đích sử dụng ở mỗi loại văn. Trong văn tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ là phương tiện giúp cho việc tự sự được cụ thể, sinh động và gợi được cảm xúc, tình cảm ở người đọc, người nghe còn mục đích chính của nó là kể chuyện cho rõ ràng, trôi chảy, hấp dẫn. 3. Căn cứ để đánh giá hiệu quả của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự a. Để đánh giá hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự, có thể dựa trên những tiêu chuẩn sau đây: - Yếu tố đó có miêu tả được sinh động các đối tượng (nhân vật, cảnh vật, tâm trạng ) hay không? - Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện được hấp dẫn hay không? b. Để đánh giá hiệu quả của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự, có thể dựa trên những tiêu chuẩn sau đây: 4
  5. - Yếu tố biểu cảm có gây xúc động, gợi suy nghĩ đối vối bạn đọc hay không? - Yếu tố biểu cảm đó có giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động và có hồn hay không? 4. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự a. Khái niệm - Liên tưởng : từ sự việc, hiện tượng mà nghĩ đến sự việc hiện tượng có liên quan. - Quan sát : xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng. - Tưởng tượng : tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp. b. Vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng - Miêu tả cần đến quan sát, nhưng cũng rất cần đến liên tưởng, tưởng tượng, vì liên tưởng giúp cho việc so sánh, lựa chọn các chi tiết quan sát được, còn tưởng tượng giúp ta hình dung ra sản phẩm (hình tượng) một cách hoàn chỉnh vả sáng tạo. - Quan sát chỉ có tác dụng giúp ta có được các chi tiết, sự kiện, làm chất liệu cho hoạt động sáng tạo; liên tưởng giúp ta so sánh, phát hiện ra cái riêng, cái chung, nét độc đáo của đối tượng, còn tưởng tượng mới là khâu quyết định chất lượng của hoạt động sáng tạo trong miêu tả. *Viết đoạn văn tự sự 1. Khái niệm đoạn văn - Đoạn văn là một phần của văn bản, được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (chấm qua hàng). Đoạn văn có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. - Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu chủ đề (câu chốt). Các câu còn lại có nhiệm vụ thuyết minh, miêu tả, giải thích làm cho ý chính được nổi lên. 2. Các loại đoạn văn, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự - Văn bản tự sự do nhiều loại đoạn văn cấu tạo nên : đoạn mở đầu, các đoạn thân bài và đoạn kết thúc. - Nội dung của đoạn văn : Nội dung của đoạn văn vô cùng phong phú. Có đoạn văn vừa giới thiệu nhân vật, vừa kể sự việc (đoạn đầu truyện Tấm Cám), có đoạn văn miêu tả tâm trạng nhân vật (đoạn miêu tả cảm xúc của ông Hai khi nghe tên làng mình theo giặc), có đoạn văn vừa kể việc vừa thể hiện tâm tư, tình cảm của nhân vật hay của người kể chuyện (đoạn Lão Hạc gặp ông giáo khi vừa bán Cậu Vàng xong), có đoạn lại thiên về tả cảnh, tả người, đoạn đối thoại, độc thoại, - Nhiệm vụ của đoạn văn : Ngoài nhiệm vụ chung là đều hướng vào làm rõ nội dung, tư t- ưởng, chủ đề của văn bản, mỗi đoạn văn lại có một nhiệm vụ cụ thể riêng: + Đoạn mở đầu : có nhiệm vụ gợi dẫn, giới thiệu vấn đề. + Các đoạn thân bài : có nhiệm vụ giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ, bình luận, đánh giá, về vấn đề. + Đoạn kết thúc : chốt lại vấn đề hoặc có nhiệm vụ liên tưởng mở rộng, nâng cao ý nghĩa của vấn đề. 5
  6. 3. Nội dung mỗi đoạn văn khác nhau nhưng đều có chung một nhiệm vụ chính là thể hiện chủ đề văn bản. *Lập dàn ý bài văn tự sự 1. Cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện - Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật theo những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên cốt truyện . - Lập dàn ý gồm phần mở bài, thân bài , kết luận . 2. Cách lập dàn ý bài văn tự sự - Trước khi lập dàn ý cần chọn đề tài , chủ đề của bài viết . -Tưởng tượng và phác họa ra những nét chính của cốt truyện . - Phác họa ra 3 phần của dàn ý : + Mở bài : Phần trình bày . + Thân bài : Khai đoạn, Phát triển , Đỉnh điểm . + Kết bài : Kết thúc. - Dựa vào dàn ý phải suy nghĩ tìm các yếu tố cấu thành một bài văn như: sự việc, tâm trạng nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật, cảnh thiên nhiên *Tóm tắt văn bản tự sự 1. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính a. Nhân vật văn học là gì? - Nhân vật văn học là hình tượng con người, cũng có thể là loài vật hay cây cỏ. - Nhân vật có tên tuổi lai lịch rõ ràng, có ngoại hình, có hành động tình cảm và có mối quan hệ với nhân vật khác và tất cả bộc lộ qua diễn biến của cốt truyện. - Trong tác phẩm tự sự có nhiều nhân vật. Người ta chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ. b. Tóm tắt văn bản dựa theo nhân vật chính: chính là viết, kể lại một cách ngắn gọn những sự việc xảy ra cơ bản với nhân vật đó. c. Yêu cầu - Trung thành với VB gốc. - Bố cục rõ ràng, chính xác. d. Mục đích - Ghi chép làm tài liệu, dẫn chứng, kể người khác nghe. - Để dễ nhớ, để hiểu, đánh giá nội dung văn bản. 2. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính - Đọc kĩ văn bản gốc, chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. - Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc). *LUYỆN TẬP VĂN TỰ SỰ Đề tự luyện: 6
  7. 1. Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra ? Hãy kể lại câu chuyện đó. 2. Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn kể lại trận đánh với Mtao Mxây. III. TÁC PHẨM VĂN HỌC Phần: VĂN HỌC DÂN GIAN 1. Đoạn trích: Chiến thắng Mtao Mxây (sử thi Tây Nguyên) và Uylitxo trở về (sử thi Hy Lạp) a. Vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Đăm Săn và Uylitxo: - Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” nói về người anh hùng Đăm săn chân thật, đơn giản, có lúc ngông cuồng, có thể coi là người anh hùng chiến trận. Cuộc đối đầu giữa Đăm Săn với Mtao Mxay là giữa hai tù trưởng dũng mãnh. Đăm săn chiến thắng Mtao Mxay nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ-nhi ném miếng trầu để sức lực tăng lên gấp bội và sự giúp đỡ của Ông Trời. Đăm săn chiến đấu không hề đơn độc,chính nghĩa luôn thuộc về chàng. - Đoạn trích “Uylitxo trở về” khắc họa hình tượng nhân vật Uylitxơ dũng cảm, gan dạ, chấp nhận thử thách, nhạy bén, sáng suốt, nhẫn nại, có cách ứng xử tinh tế. Bằng trí tuệ của mình,Uylitxo đã vượt qua thử thách của người vợ và đoàn tụ gia đình. Uylitxơ là hình ảnh lí tưởng về một người chồng, một người cha dũng cảm,mưu trí, độ lượng,chung thuỷ. Đồng thời Uylitxơ còn là một biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng chung thuỷ. b. Điểm chung và điểm riêng của 2 người anh hùng trong sử thi Đăm Săn (Việt Nam) và sử thi Ôdixe (Hy Lạp): - Cả hai nhân vật đều có ý nghĩa biểu trưng cho cộng đồng, có vẻ đẹp ngoại hình, có sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách,biết căm ghét kẻ hung ác,bênh vực người yếu đuối và biết hi sinh để bảovệ hạnh phúc cho cộng đồng. - Uy-lít-xơ là anh hùng chiến trận, Đăm-săn là tù trưởng. Đăm Săn được đề cao bởi vẻ đẹp của sức mạnh, của nhân cách và sự giàu có, thịnh vượng. Uylitxo được đề cao ở vẻ đẹp sức mạnh, đặc biệt là trí tuệ. - Cuộc hôn nhân của Đăm Săn là theo tục lệ nối dây của thị tộc. Cuộc hôn nhân giữa Uylitxo và Penelop là cuộc hôn nhân chung thủy một vợ một chồng dựa trên cơ sở tình yêu. - Việc ăn mừng chiến thắng diễn ra trong không gian rộng lớn,lễ hội tưng bừng cho thấy sử thi Đăm Săn coi trọng con người của tập thể, con người cộng đồng. Trong sử thi Ôdixe, cảnh đoàn tụ đã diễn ra trong bầu không khí ấm cúng, thân tình, trong không gian riêng tư cho thấy sử thi Odixe coi trọng con người cá nhân, con người đời tư. 2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy (truyền thuyết) a. Nội dung: 7
  8. - An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước: thành xây ở đất Việt Thường nhưng "hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy". Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương xây được thành, chế nỏ thần, chiến thắng Triệu Đà, buộc hắn phải cầu hoà. Thông qua những chi tiết kì ảo trong truyền thuyết (có sự giúp đỡ của thần linh), dân gian đã ngợi ca nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc. - Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ. + Vì chủ quan, mất cảnh giác, hai cha con An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà dẫn đến việc nước Âu Lạc thất bại. Cùng với nước mất là nhà tan. Trước lời kết tội của Rùa Vàng, An Dương Vương đã "rút gươm chém Mị Châu". Câu nói của Rùa Vàng làm An Dương Vương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch. Hành động "rút gươm chém Mị Châu" thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt và sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua. + Mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ tan vỡ bởi âm mưu xâm lược của Triệu Đà. Cái chết của Mị Châu, Trọng Thuỷ là kết cục bi thảm của một mối tình éo le luôn bị tác động, chi phối bởi chiến tranh. + Nhân dân không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của An Dương Vương và nêu bài học lịch sử về thái độ cảnh giác với kẻ thù; vừa phê phán hành động vô tình phản quốc, vừa rất độ lượng với Mị Châu, hiểu nàng là người cả tin, ngây thơ bị lợi dụng. Hình ảnh "ngọc trai - nước giếng" thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân ta với các nhân vật trong truyện. b. Nghê thuật - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa "cốt lõi lịch sử" và hư cấu nghệ thuật. - Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai - giếng nước). - Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu. c. Ý nghĩa văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. 3. Tấm Cám (truyện cổ tích) a) Nội dung - Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao: ban đầu chỉ là những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng Khi đó, Tấm luôn là người nhường nhịn, chịu thua thiệt. Càng về sau mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ nhưng trên hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giải quyết theo hướng thiện thắng ác. 8
  9. - Ý nghĩa những lần biến hoá của Tấm: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức khác nhau (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau, Tấm càng quyết tâm quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hoá, dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng. - Ý nghĩa việc trả thù của Tấm: hành động trả thù của Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác. Nó phù hợp với quan niệm "Ở hiền gặp lành", "Ác giả ác báo" của nhân dân. b) Nghệ thuật - Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến. - Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển. Ở đó, bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm. - Có nhiều yếu tố thần kì, song vai trò của yếu tố thần kì cũng khác nhau trong từng giai đoạn. - Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. c) Ý nghĩa văn bản Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa. 4. Truyện cười: ”Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày” * Truyện “Tam đại con gà a) Nội dung - Sự việc gây cười thứ nhất: gặp chữ kê (nghĩa là gà), thầy không biết, trò hỏi gấp, bí quá, thầy nói liều "Dủ dỉ là con dù dì". Người đọc cười vì sự dốt nát, nói liều của thầy. - Sự việc gây cười thứ hai: "Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khe khẽ". Người đọc bật cười vì sự giấu dốt và sĩ diện hảo của thầy. - Sự việc gây cười thứ ba: thầy khấn Thổ công, xin ba đài âm dương thì được cả ba. Thầy đắc chí, tự tin cho trò đọc to "cái sự dốt". Người đọc bật cười vì cái dốt vô tình được khuếch đại. Cái dốt được nhân lên khi có thêm một nhân vật dốt nữa là Thổ công. Ở đây mũi tên bắn trúng hai đích, truyện khèo cả Thổ công với "thầy" vào để chế giễu. - Sự việc gây cười thứ tư: chạm trán bất ngờ với chủ nhà, "thầy" tự thấy cái dốt của mình (và cả cái dốt của "Thổ công nhà nó") nên tìm cách chống chế, che dấu bằng lí sự cùn nhưng cái dốt càng lộ rõ. Người đọc bật cười vì thói giấu dốt bị lật tẩy, thầy đồ tự phô bày cái dốt của mình. Như vậy , mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là cái dốt và sự giấu dốt; càng che giấu thì bản chất dốt nát càng lộ ra. b) Nghệ thuật 9
  10. - Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười là dốt- giấu dốt, mọi chi tiết đều hướng vào mục đích gây cười. - Cách vào truyện tự nhiên, cách kết cấu truyện rất bất ngờ. - Thủ pháp "nhân vật tự bộc lộ": cái dốt của nhân vật tự hiện ra, tăng dần theo mạch phát triển của truyện cho đến đỉnh điểm là lúc kết thúc. - Ngôn ngữ truyện giản dị nhưng rất tinh, nhất là ở phần kết, sử dụng yếu tố vần điệu để tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cuời. c) Ý nghĩa văn bản Không chỉ nhằm vào một con người cụ thể, truyện Tam đại con gà còn phê phán thói dốt hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình. * Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” a) Nội dung - Truyện phê phán cách xử kiện của thầy lí và vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam xưa. + Với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền, thuộc về kẻ nhiều tiền. Đồng tiền là thước đo công lí, là "tiêu chuẩn" xử kiện. + Việc "nổi tiếng xử kiện giỏi" chỉ là hình thức để che giấy bản chất tham lam của lí trưởng nói riêng và quan lại địa phương nói chung. - Truyện cũng thể hiện thái độ vừa thương, vừa trách của dân gian đối với những người lao động như Cải. Cải vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm; vừa đáng cười, lại vừa đáng thương, đáng trách. b) Nghệ thuật - Tạo tình huống gây cười: thầy lí xử kiện "giỏi có tiếng". Cải lót năm đồng và yên tâm là mình thắng. Nhưng Cải bất ngờ vì bị thua kiện, phải đến phút cuối mới biết Ngô lót tiền cho thầy lí nhiều gấp hai lần mình. - Xây dựng được những cử chỉ và hành động gây cười như trong kịch câm, mang nhiều nghĩa. - Kết hợp cử chỉ gây cười và lời nói gây cười, giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ. - Chơi chữ: phải là từ chỉ tính chất được dùng kết hợp với từ chỉ số lượng tạo sự vô lí (trong xử kiện) nhưng lại hợp lí (trong quan hệ thực tế giữa các nhân vật). c) Ý nghĩa văn bản Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày vạch trần bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa. 4. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Bài 1. Tiếng hát than thân - Nhân vật trữ tình: cô gái (thân em) 10
  11. - Nội dung: Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình mà nhờ sự may rủi của số phận. - Nghệ thuật: + Lối diễn đạt bằng công thức: mở đầu bằng: Thân em + Nghệ thuật so sánh: Thân em như Bài 4. Tiếng hát yêu thương tình nghĩa - Nhân vật trữ tình: cô gái - Nội dung: Bài ca dao thể hiện nỗi nhớ thương bồn chồn, da diết xen lẫn những lo âu của một trái tim chân thành, cháy bỏng yêu thương. - Nghệ thuật: + Điệp từ, điệp cấu trúc + Hình ảnh ẩn dụ: khăn, đèn, hoán dụ: mắt. + Nhân hóa: khăn thương nhớ, khăn chùi nước mắt, đèn thương nhớ, mắt ngủ không yên Bài 6. Tiếng hát yêu thương tình nghĩa - Hình ảnh, biểu tượng: muối, gừng - Nội dung: Bài ca dao thể hiện sự gắn bó thuỷ chung, son sắt, bền vững của tình cảm vợ chồng dù trải qua thử thách của thời gian. - Nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ: muối, gừng. 5. Ca dao hài hước tự trào và ca dao hài hước châm biếm Bài 1. Ca dao hài hước tự trào - Kết cấu: Viết theo thể đối đáp quen thuộc trong ca dao. - Nhân vật trữ tình: chàng trai và cô gái. - Nội dung: Bài ca dao là lời chàng trai và cô gái nghèo nói về lễ vật dẫn cưới và thách cưới rất hóm hỉnh, tự nhiên, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt lên cuộc sống khốn khó. Triết lí nhân sinh đẹp: đặt tình nghĩa cao hơn của cải. - Nghệ thuật gây cười: + Cách nói khoa trương, phóng đại + Cách nói giảm dần. + Cách nói đối lập. + Sử dụng chi tiết, hình ảnh hài hước. Bài 2. Ca dao hài hước châm biếm - Nhân vật trung tâm: chàng trai. - Nội dung: Bài ca dao châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, không đáng sức trai, vô tích sự. - Nghệ thuật: + Mở đầu bằng môtip quen thuộc: Làm trai + Hình ảnh phóng đại, đối lập: Khom lưng chống gối >< gánh hai hạt vừng. 11
  12. Phần: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) BÀI: TỎ LÒNG (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) 1. Tác giả - Phạm Ngũ Lão (1255- 1320) - Người làng Phù Ủng (Hưng Yên) - Là người văn võ toàn tài, có nhiều công lớn trong kháng chiến chông quân Mông - Nguyên, được phong chức Điện suý, tước Quan nội hầu. 2. Tác phẩm - Sáng tác khi giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta. a) Nội dung - Vóc dáng hùng dũng: Hình ảnh tránh sĩ: hiện lên qua tư thế "cầm ngang ngọn giáo" (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. + Hình ảnh "ba quân": hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến quyết thắng. + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh "ba quân" mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - "hào khí Đông A". - Khát vọng anh hùng Khát vọng lập công danh để thoả "chí nam nhi", cũng là khát vọng được đem tài trí "tận trung báo quốc" - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. b) Nghệ thuật - Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. c) Ý nghĩa văn bản Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. BÀI: CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới – bài 43 - Nguyễn Trãi) 1. Tác giả - Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh- Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). - Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. - Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. 2. Tác phẩm - Bài thơ “Cảnh ngày hè” trích Quốc âm thi tập, phần Vô đề, mục Bảo kính cảnh giới – bài số 43. a) Nội dung 12
  13. - Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên. + Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. + Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng. - Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nập; chốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn. Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế giàu chất nghệ sĩ của tác giả. - Niềm khát khao cao đẹp. + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gãy khúc Nam phong cầu mưa thuận gió hoà để "Dân giàu đủ khắp đòi phương". + Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. b) Nghệ thuật - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt và điển tích. - Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi, c) Ý nghĩa văn bản Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi - tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân - được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè. BÀI: NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm) 1. Tác giả - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) hiệu là Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình, hay Tuyết Giang phu tử. - Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến. - Có cuộc đời từng trải, chứng kiến nhiều biến cố bão táp của thời đại - Có học vấn uyên thâm, thanh cao, chính trực 2. Tác phẩm Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế. a) Nội dung - Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. - Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về "nơi vắng vẻ", sống hoà nhập với thiên nhiên để "di dưỡng tinh thần". - Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. - Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. 13
  14. Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã. b) Nghệ thuật - Sử dụng phép đối, điển cố. - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. c) Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. BÀI: ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Nguyễn Du) 1. Tác giả Nguyễn Du - Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc (1766-1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên. - Thương cảm cho những số phận bất hạnh là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du. 2. Tác phẩm -Bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du. - Nàng Tiểu Thanh: cô gái Trung Quốc, sống khoảng đầu thời Minh, có tài, có sắc nhưng số phận bất hạnh. a) Nội dung - Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ "biến thiên dâu bể" của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua "nhất chỉ thư". - Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không buông tha. - Hai câu luận: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã "tài mệnh tương đố", "hồng nhan bạc phận" và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa. - Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du "trông người lại nghĩ đến ta" và hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời. b) Nghệ thuật - Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. - Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí. c) Ý nghĩa văn bản Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. 14
  15. Phần: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI BÀI: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Lí Bạch) 1. Tác giả - Lí Bạch (701- 762): là con người thông minh, tài hoa, bi kịch cuộc đời của tác giả: mong công thành thì thân thoái nhưng công chưa thành thì thân đã thoái. - Được mệnh danh là “thi tiên” 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. - Mạnh Hạo Nhiên (689-740): + Là người mưu cầu công danh không được toại nguyện nên quay về vui thú ở chốn non nước. + Ông thuộc phái thơ điền viên sơn thuỷ, có phong cách thơ với nhiều điểm giống Lí Bạch. + Là bạn tri âm của Lí Bạch. - Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là tác phẩm tiêu biểu nhất của Lí Bạch về chủ đề tiễn biệt. a) Nội dung - Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, có cả sự náo nức của kẻ ở đối với người đi: bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (yên hoa, tam nguyệt - hoa khói, tháng ba), rời Hoàng Hạc đến Dương Châu, đô thị phồn hoa vào bậc nhất thời Đường. - Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người: chỉ một cánh buồm, rồi cánh buồm cũng mất hút vào khoảng không, xa mãi. Cuối cùng còn lại một dòng Trường Giang mênh mông chảy vào cõi trời: Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. b) Nghệ thuật - Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng. - Tình hoà trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự, và miêu tả. c) Ý nghĩa văn bản Tình bạn sâu sắc, chân thành - điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại. BÀI: CẢM XÚC MÙA THU (Đỗ Phủ) 1. Tác giả Đỗ Phủ (712 – 770) - Là nhà thơ hiện thực vĩ đại, được người Trung Quốc tôn vinh là "Thi thánh". - Nội dung thơ: Bức tranh hiện thực, đồng cảm nhân dân, yêu nước, nhân đạo. - Giọng thơ: trầm uất, nghẹn ngào. 2. Tác phẩm 15
  16. - Thu hứng gồm 8 bài, đây là bài mở đầu được xem như "cương lĩnh sáng tác" của cả chùm thơ. - Được sáng tác khi Đỗ Phủ đang cư ngụ ở Quì Châu. a) Nội dung - Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn: sương trắng, lá cây phong chuyển màu, những địa danh gợi sự hiểm trở, hiu hắt, mây âm u sà giáp mặt đất, khiến lòng người cũng buồn như cảnh. - Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà và âm thanh của tiếng chày đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời. b) Nghệ thuật Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn, c) Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả. C. MỘT SỐ ĐỀ THI MINH HỌA ĐỀ 1 I. Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu sau Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế. (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy). Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ? (0.5 điểm) Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt ? (0.5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung của văn bản ? (1.0 điểm) Câu 4. Viết đoạn văn ngắn từ 7 – 10 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu nói: xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. (1.0 điểm) II. Làm văn (7.0 điểm) Vẻ đẹp con người và thời đại trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão 16
  17. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 0.5 Đọc Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt: 0.5 hiểu - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 3. Nội dung của văn bản: 1.0 - Mong người thầy hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, yêu quý cuộc sống, biết chấp nhận thi rớt chứ không gian lận, biết sống hòa nhập với mọi người. Câu 4. Cần đảm bảo: 1.0 - Hình thức: một đoạn văn. - Nội dung: có thể đề cập các ý sau: + Đề cao tình trung thực trong thi cử + Chấp nhận thi rớt tức là chấp nhận ta chưa đủ tài, ta rèn luyện và có khát vọng rồi tất yếu là thành quả tốt sẽ đến. Trung thực nhận ra mình chưa giỏi để phấn đấu. Trung thực khi làm bài thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt điều mình mong muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên cũng chẳng vinh dự gì. + Phê phán những học sinh gian lận trong thi cử bất chấp để đạt điểm cao là biểu hiện của nhân cách thấp hèn. Làm a) Yêu cầu về kĩ năng: văn - Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập 0.5 luận cũng như kiến thức văn học để giải quyết nội dung yêu cầu của đề bài một cách thuyết phục. - Bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ 0.5 ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và yêu cầu của đề 0.5 TB: – Vẻ đẹp con người thời Trần với : + Tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. 2.0 +Hành động lớn lao kì vĩ + Lý tưởng cao cả, khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” – thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A. +Cái tâm cái chí sáng ngời nhân cách 17
  18. – Vẻ đẹp con người thời đại: + Khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến của quân đội nhà Trần. 2.0 + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – “hào khí Đông A”. – Nghệ thuật: + Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng 0.5 của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. + Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. _ Liên hệ về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước 0.5 KB: Đánh giá chung về vị trí, vai trò của nhà thơ trong văn học trung đại, khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 0.5 ĐỀ 2 I. Đọc – hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu sau “ Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.” (Trích thư mừng sinh nhật con gái lần thứ 21. Nguồn: Vietnamnet) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu "Trên bao dặm đường dài bất hạnh đâu con ạ"?( 0,5điểm) Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu nói của người mẹ “nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc’’?( 1.0 điểm) Câu 4: Tại sao người mẹ mong muốn đứa con của mình luôn là một con ngườicó trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước ? Trả lời bằng đoạn văn 7- 10 dòng ( 1.0 điểm) II. Làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ BIỂU ĐIỂM 18
  19. Đề Nội dung Điểm Đọc Câu 1: Phương thức biểu đạt chính:Biểu cảm 0,5 hiểu Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 0,5 "Trên bao dặm đường dài bất hạnh đâu con ạ" : + Liệt kê: chồn chân, mỏi gối và đớn đau. +Tác dụng: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn cuộc đời của mỗi con người, đều phải đối mặt với khó khăn thử thách hãy chấp nhận những vấp ngã, thất bại. Đó là những lúc “chồn chân, mỏi gối và đớn đau”. Câu 3:Câu nói của người mẹ “nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc’’: + Nhạt nhẽo được hiểu theo nghĩa cuộc sống bằng phẳng, êm đềm, không 1,0 có thử thách hay vất ngã thì sẽ không làm nân hạnh phúc + Bởi thành quả của bất kỳ công việc chân chính nào cũng đều phải đánh đổi bằng mồ hôi công sức, những vất vả, thử thách hi sinh mới đem lại hạnh phúc đích thực cho con người. Câu 4: Cần đảm bảo: 1,0 - Hình thức: một đoạn văn. - Nội dung: có thể đề cập các ý sau: + Để trở thành một con người chân chính trước hết phải có trách nhiệm với chính mình từ suy nghĩ, đến nhận thức, hành động, lời nói Không ngừng học tập, rèn luyện trau dồi kiến thức, đạo đức. Phấn đấu cho quyền lợi cá nhân nhưng không làm tổn hại đến lợi ích chung của mọi người trong cộng đồng. +Mỗi người là một tế bào trong cộng đồng xã hội nên phải sống hòa đồng, quan tâm chia sẽ, cống hiến cho xã hội. + Sống có trách nhiệm với non sông đất nước là biểu hiện cao nhất của lối sống, chúng ta phải cống hiến sức lực, trí tuệ, dám xả thân cho tổ quốc. a) Yêu cầu về kĩ năng: Làm - Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập 0.5 văn 1 luận cũng như kiến thức văn học để giải quyết nội dung yêu cầu của đề bài một cách thuyết phục. - Bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ 0.5 ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và yêu cầu của đề 0.5 *Cảm nhận bức tranh ngày hè 19
  20. - Bức tranh mùa hè: đầy sức sống và sinh động 2,0 + Sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, mùi hương, con người và cảnh vật hết sức sinh động: màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, hương sen, tiếng ve inh ỏi, tiếng lao xao chợ cá. + Thi nhân đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và sự liên tưởng, tạo nên bức tranh mùa hè sinh động, đặc trưng, thể hiện sự giao cảm mạnh mẻ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật và cuộc sống, con người. - Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi 2.5 + Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động đáng yêu và đầy sức sống. Điều này bắt nguồn từ chính tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả. Cảnh vật thanh bình yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm con người. Âm thanh rộn rã của cảnh vật, con người hay là chính sự vui mừng rộn rã trong tâm hồn nhà thơ. + Tấm lòng ưu ái với dân với nước Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trên hết là tấm lòng của ông đối với dân với nước. Nhìn cảnh cuộc sống của dân – người dân chài lam lũ - được sống no đủ, Nguyễn Trãi ao ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ, khắp đòi phương. +Câu thơ sáu chữ kết thức bài thơ như dồn nén cảm xúc của bài thơ. Điểm kết tụ của hồn thơ Ức trai không phải ở thiên nhiên, ở tạo vật mà chính ở tâm hồn con người, ở người dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no hạnh phúc: “dân giàu đủ” nhưng đó là hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi “khắp đòi phương” * Nghệ thuật 0,5 - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hàn và điển tích. - Sử dụng từ láy độc đao: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi, * Đánh giá chung về vị trí, vai trò của nhà thơ trong văn học trung đại, 0.5 khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. ĐỀ 3 I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau “ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe 20
  21. dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó [ ]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người [ ] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.” ( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 ). Câu 1 : Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? (0.5 điểm ) Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ? (0.5 điểm ) Câu 3 : Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông ? (1.0 điểm ) Câu 4 : Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng từ 7 – 10 dòng) bàn về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống hôm nay (1.0 điểm ) II. Làm văn ( 7.0 điểm ) Nỗi niềm của cô gái trong bài ca dao : Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai. Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề . ( Trích Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giao dục Việt Nam , 2012, tr 83 ) HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 0.5 21
  22. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm 0.5 Câu 3. Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “ 1.0 con vô cùng kính yêu cha ”; với công việc đưa thư của ông : khâm phục, tự hào “khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho Đọc hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ” Kính trọng, tự hiểu hào Câu 4. Cần đảm bảo: 1.0 - Hình thức: một đoạn văn. - Nội dung: có thể đề cập các ý sau: + Hiểu và chỉ ra được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm (Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội ) + Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội .; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra. + Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi ngành nghề, mọi cương vị . a) Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập 0.5 luận cũng như kiến thức văn học để giải quyết nội dung yêu cầu của đề Làm bài một cách thuyết phục. văn - Bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ 0.5 ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao 0.5 * Phân tích nỗi niềm của cô gái trong bài ca dao - Trong bài ca dao, cô gái bộc lộ nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, 3.0 bồn chồn, mãnh liệt + Nỗi thương nhớ được nói đến liên tiếp trong 10 dòng thơ 4 chữ . Điệp khúc “ thương nhớ ai ” được lặp lại nhiều lần trong bài ca dao, tập trung khắc họa nỗi nhớ thương trào dâng tha thiết, mãnh liệt trong lòng cô gái; cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt là để hỏi chính lòng mình .Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu còn được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động qua các biểu tượng khăn, đèn, mắt ( Khăn, đèn đã được nhân hóa, còn mắt là phép hoán dụ ); 22
  23. + Hai dòng lục bát cuối : nỗi niềm thấp thỏm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi 1.0 “ không yên một bề ” - Bài ca mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật ca dao như : ngôn ngữ 1.0 gần gũi với lời nói hằng ngày; hình ảnh nhân hóa, hoán dụ; dùng biểu tượng để bộc lộ tâm trạng nhân vật trữ tình; sử dụng nhiều hình thức điệp, câu hỏi tu từ * Đánh giá - Tình yêu chân thành, tha thiết, sâu sắc và cháy bỏng của 0.5 người con gái trong bài ca dao đã tô đậm thêm nét đẹp tâm hồn của các cô gái Việt ở làng quê xưa. ĐÊ 4 I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau “ Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật nhỏ bé kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời làm cơn mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”. Câu1. Văn bản trên thuộc thể loại gì của truyện dân gian? Sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0.5 điểm) Câu 2. Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch ra sao? (0.5 điểm) Câu 3. Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể ? Tác dụng? (1.0 điểm) Câu 4. Từ câu chuyện trên anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng trình bày suy nghĩ của mình về ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hiểu biết của con người ( 1.0 điểm) II. Làm văn ( 7.0 điểm ) Hình ảnh nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi tới người đọc qua truyện Tấm Cám? HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ BIỂU ĐIỂM 23
  24. PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn. Phương thức biểu 0.5 đạt chính là tự sự. Câu 2. Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung còn mình là 0.5 Đọc chúa tể. Khi lên bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp hiểu Câu 3. – Sử dụng biện pháp so sánh: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng 0.5 chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Tác dụng: cho ta thấy rõ sự hiểu biết nông cạn của ếch: Bầu trời rộng 0.5 mênh mông bao la đến thế mà ếch cứ ngỡ bé bằng cái vung.Thế giới bên ngoài vô cùng phong phú mà ếch tưởng chỉ có vài ba con vật bé nhỏ. Câu 4. Cần đảm bảo: 1.0 - Hình thức: một đoạn văn. - Nội dung: có thể đề cập các ý sau: +Câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống về ảnh hưởng của môi trường đến sự hiểu biết của con người. + Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. +Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. + Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Làm a) Yêu cầu về kĩ năng: văn - Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập 0.5 luận cũng như kiến thức văn học để giải quyết nội dung yêu cầu của đề bài một cách thuyết phục. - Bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ 0.5 ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và truyện cổ tích Tấm 0.5 Cám * Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm 2.0 – Cuộc đấu tranh của Tấm để giành và giữ hạnh phúc + Tấm về giỗ cha bị hại chết à cái thiện hiền lành, ngây thơ,cả tin bị hại chết bất ngờ,bị cướp đoạt hạnh phúc. + Mẹ con Cám hại chết Tấm đưa Cám vào cung thay chị à Cái ác sẵn sàng và đầy dã tâm, dối trên lừa dưới để tiêu diệt cái thiện, đoạt hạnh 24
  25. phúc của cái thiện. + Tấm hóa thành con chim vàng anh nhưng chim vàng anh bị Cám giết; Tấm lại hóa thành cây xoan đào thì Cám chặt cây xoan đào đóng thành khung cửi; Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác bằng gỗ trên khung cửi thì Cám đã đốt khung cửi đổ tro ở nơi xa; từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả, Tấm tái sinh trở về làm vợ vua. Cái thiện kiên trì, bền bỉ đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của mình. Cái ác không từ 1 thủ đoạn nào liên tục hại chết cái thiện để cướp đoạt hạnh phúc. – Ý nghĩa sự hóa thân của Tấm: + Biểu hiện quan niệm về lẽ công bằng xã hội và hạnh phúc: người 2.0 lương thiện phải được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. Người lao động tìm và giữ hạnh phúc ở ngay cõi này trần thế chứ không phải cõi niết bàn xa xôi nào đó. + Tác giả dân gian sử dụng mô típ hóa thân để cho thấy cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Chim vàng anh,khung cửi, xoan đào,quả thị không thay Tấm trong cuộc đấu tranh mà chỉ là nơi Tấm tạm thời ẩn mình để trở về đấu tranh quyết liệt hơn à Hạnh phúc không đến ngay, không tự dưng mà có. Hạnh phúc chỉ bền chặt khi ta biết dũng cảm giành và giữ lấy. + Niềm tin về sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện: con người sẽ không chịu khuất phục, đầu hàng trước cái ác, cái xấu mà sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí. – Hành động Tấm trả thù mẹ con Cám: + Tấm là nhân vật chức năng mà qua đó nhân dân ta gửi gắm bài học về 0.5 công lý. Tấm có bước phát triển mạnh mẽ về tính cách: từ thụ động trở nên mạnh mẽ,chủ động đoạt lấy hạnh phúc của mình. Tấm không tranh giành mà chỉ giữ lấy những gì thuộc về mình. Tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn gửi đến người nghe, đọc là : thiện luôn thắng ác, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Với suy nghĩ như thế, dân gian không cho rằng hành động của Tấm là độc ác thậm chí là cần thiết đối với Cám tức là kẻ ác cần bị trừng trị đích đáng. + Quan niệm về cái thiện: hiền trong quan niệm của dân gian là “Đi với Bụt mặc áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy”. Hiền không đồng nghĩa với nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu. * Bài học tác giả dân gian gửi gắm qua truyện Tấm Cám: – Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác 0.5 Ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn : chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái ác trước sau cũng sẽ phải trả giá đích đáng, “ác giả ác báo”, cái thiện sẽ được tôn vinh “ở hiền gặp lành”. 25
  26. – Quan niệm của nhân dân về hạnh phúc: Hạnh phúc không tồn tại ở đâu đó xa xôi, trừu tượng mà có ngay ở cõi đời này. Người bình dân xưa không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự 0.5 ngay ở nơi trần thế. – Ước mơ của nhân dân: Xã hội công bằng, công lý được thực hiện. Tức là người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác, giết người sẽ bị trừng trị thích đáng. ĐÊ 5 I. Đọc hiểu ( 3.0 điểm ) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: "Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới (Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu trong văn bản? (0.5 điểm) Câu 2: Câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới" sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? (1.0 điểm) Câu 3: Nêu ý nghĩa của văn bản. (0.5 điểm) Câu 4: Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (viết thành đoạn văn trong khoảng từ 7 đến 10 dòng). (1.0 điểm) II. Làm văn ( 7.0 điểm ) Cảm nhận của anh/chị về quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự 0.5 26
  27. Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: nhân hóa (hạt lúa 1.0 thì ngày đêm mong thật sự sung sướng). Tác dụng: cảm nhận được niềm vui sướng của cây lúa khi nghĩ đến việc sẽ được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt dù phải nát tan trong đất. Đọc Câu 3. Ý nghĩa của văn bản: từ sự lựa chọn cách sống của hai hạt lúa, câu 0.5 hiểu chuyện đề cập đến quan niệm sống của con người: nếu bạn chọn cách sống ích kỉ, bạn sẽ bị lãng quên; ngược lại, nếu bạn chọn cách sống biết cho đi, biết hi sinh, bạn sẽ nhận lại quả ngọt của cuộc đời. Câu 4. Cần đảm bảo: 1.0 - Hình thức: một đoạn văn. - Nội dung: Học sinh đưa ra quan điểm của bản thân và lí giải thuyết phục: Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình. Hạt lúa muốn giữ lại chất dinh dưỡng cho riêng mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt. Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. Quy luật cho và nhận thường kỳ diệu như thế! Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Nhân sinh vốn dĩ công bằng với những ai luôn biết sẵn sàng dâng hiến. a) Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập 0.5 luận cũng như kiến thức văn học để giải quyết nội dung yêu cầu của đề bài Làm một cách thuyết phục. văn - Bài văn có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ 0.5 ràng; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b) Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: Quan niệm sống 0.5 nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm * Phân tích: 2.0 - Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm (câu 1-2,5-6) + Câu 1, 2: Hình ảnh: mai, cuốc, cần câu Điệp từ- số từ: một Cuộc sống lao động như một lão nông tất cả đã sẵn sàng, chu đáo;phong thái ung dung và bình thản + Câu 5, 6: Phép đối Hình ảnh: măng trúc, giá, hồ sen, ao 27
  28. Thời gian: xuân, hạ, thu, đông Hành động: ăn, tắm Cuộc sống đạm bạc, thanh cao; sinh hoạt bình thường dân dã; sống chan hòa với tự nhiên, với thiên nhiên =>Hai câu thơ như vẽ bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với các cảnh sinh hoạt mùa nào thức ấy, có mùi vị, có sắc hương, nhẹ nhàng, trong sang; vừa có nước trong vừa có hương thơm thanh quý - Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm( câu 3-4,7-8) 2.0 + Phép đối: dại> Tìm về nơi vắng vẻ, nơi ít người và là nơi tĩnh lặng của thiên nhiên trong sạch, nơi thảnh thơi nghỉ ngơi của tâm hồn; xa lánh chốn lao xao pồn ào, sang trọng, quyền thế, thủ đoạn bon chen mất tính người, tình người trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ + Điển tích: Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa giấc chiêm bao =>Nhà thơ tìm đến rượu uống say để chiêm bao, để nhận ra lẽ sống, nhân cách, trí tuệ. Công danh phú quý ở trên đời chỉ như một giấc mơ dưới gốc cây hòe thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì, cái tồn tại, cái vĩnh hằng chính là thiên nhiên và nhân cách con người. * Những đặc sắc nghệ thuật: - Sử dụng phép đối, điển cố. 0.5 - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. - Các biện pháp tu từ * Đánh giá chung: - Với lối thơ trữ tình kết hợp triết lí, tự nhiên, hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà sâu 1.0 sắc, bài thơ đã cho ta thấy tính tích cực, trí tuệ và sâu sắc trong quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Mặt khác, trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời ông thì quan niệm sống ấycũng là một cách phản đối lại chế độ đương thời phù hợp với tính cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Chúng ta phải trân trọng vẻ đẹp nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. D. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA CỦA CÁC NĂM HỌC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2014-2015 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi: Thân em như chiếc thuyền tình Mười hai bến nước lênh đênh Biết đâu trong đục mà mình gửi thân. 28
  29. Câu 1 (1.5 điểm): Bài ca dao này là lời của ai? Người đó than điều gì? Câu 2 (0.5 điểm): Bài ca dao này sử dụng những biểu tượng truyền thống nào? Câu 3 (1.0 điểm): Tìm hai bài ca dao sử dụng những biểu tượng truyền thống đó? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Câu 2. (4.0 điểm) Cảm nhận của em về quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào, Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao, Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao (SGK Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục, 2007, trang 129) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài ca dao và trả lời các câu hỏi sau Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Câu 1. Xác định thể thơ của bài ca dao trên (0,5 điểm) Câu 2. Nội dung của bài ca dao (0,5 điểm) Câu 3. Biện pháp tu từ được vận dụng (0,5 điểm) Câu 4. Từ thân phận người phụ nữ trong bài ca dao trên, em hãy viết đoạn văn (từ 7 đến 10 dòng) liên hệ với người phụ nữ trong xã hội ngày nay (1,5 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Nhận xét về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, tập một viết: “ Tỏ lòng khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại” Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” để chứng minh nhận định trên. 29
  30. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018 I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Rồi đến lúc mẹ ra đi, con cũng không khóc, con khờ khạo quá, vô tư quá, có mẹ cũng như không có mẹ. Rồi một ngày, con bỗng nhận ra, con đã mất đi một thứ tình cảm quan trọng và thiêng liêng lắm. Con cố ngoảnh lại đi tìm, về những nơi quen thuộc gắn với kỷ niệm con và mẹ để đi tìm. Nhưng mẹ ạ! Tất cả chỉ là hư vô, chỉ là thất vọng mà thôi. Mẹ ơi, mẹ hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi. Ước rằng: “Bà tiên ấy được sống lại với con một ngày để con được chăm sóc bà – việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa.” Và điều con muốn nói với mẹ rằng : “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi, con rất muốn. Mẹ hãy về với con đi. Mẹ hãy bảo với con điều ước ấy sẽ thực hiện đi. Con xin mẹ và rồi con lại khóc (Trích Thư gửi mẹ hiền - Nguyễn Anh Thư, học sinh lớp 9- Báo Dantri.com ngày 20/10/2016) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? (0.5 điểm) Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên? (1.0 điểm) Câu 3. Theo anh chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước của mình rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều ” (1.0 điểm) Câu 4. Viết đoạn văn ngắn khoảng từ 7 – 10 dòng trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bổn phận và trách nhiệm của người làm con đối với cha mẹ của mình. (1.5 điểm) II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần trong bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. 30