Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

docx 11 trang Đăng Bình 11/12/2023 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

  1. SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 - HỌC KÌ I Năm học: 2020-2021 A. Phần Đọc - hiểu (3đ) 1. Phương thức biểu đạt Phương thức Đặc điểm nhận diện biểu đạt Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả (diễn biến sự việc). Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật Thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ phù hợp. Nghị luận Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. Hành chính Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể. 2. Phong cách ngôn ngữ Phong cách Đặc điểm nhận diện ngôn ngữ Sinh hoạt Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên. 3. Biện pháp tu từ Biện pháp Hiệu quả nghệ thuật tu từ So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc. Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc. Điệp Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp từ/ngữ/cấu điệu cho câu văn, câu thơ.
  2. trúc. Nói giảm, nói Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân tránh trọng Nói quá Tô đậm, phóng đại về đối tượng. Câu hỏi tu từ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định ) Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên. Tương phản, Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa, nhấn mạnh vấn đề. đối lập Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt. Im lặng Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc. 4. Phép liên kết câu Phép liên kết Đặc điểm nhận diện Phép lặp Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước. Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ ở câu trước. Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước. Phép liên Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng tưởng (đồng trường liên tưởng với các từ ngữ ở câu trước. nghĩa / trái nghĩa) 5. Các thể thơ Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm tra, chúng ta cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp Căn cứ vào luật thơ, người ta phân chia các thể thơ Việt Nam ra thành 3 nhóm chính: - Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói - Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt - Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi, 6. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề: văn bản thường là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, hài hòa về hình thức. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan đề cũng như nội dung chính của văn bản. - Nhan đề của văn bản thường nằm ở những từ ngữ, những câu lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản. - Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem đoạn văn đó trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Còn đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay song hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn.
  3. 7. Xác định nội dung chính của văn bản Muốn xác định được nội dung của văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào tiêu đề của văn bản; căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản. 8. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải phân tích vì sao lại như vậy. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản. Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thơ văn của học sinh. B. Phần làm văn (7đ): Viết bài văn nghị luận văn học. Tập trung vào 4 tác phẩm sau TỎ LÒNG ( Phạm Ngũ lão) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Phạm Ngũ Lão: - Phạm Ngũ Lão (1255-1320), người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (Ân Thi- Hưng Yên). - Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, giữ chức Điện Suý, được phong tước Quan Nội Hầu. - Được ca ngợi là người văn võ toàn tài. - Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ triều 5 ngày tỏ lòng thương nhớ (nghi lễ quốc gia). 2.Tác phẩm: - Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Bố cục: 2 phần. + Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần. + Hai câu sau: Chí làm trai- tâm tình của tác giả. II. Phân tích 1. Hai câu đầu: a. Câu 1 – Vẻ đẹp của con người thời Trần.
  4. - Chủ thể trữ tình: tác giả - tráng sĩ đời Trần. - Tư thế của con người: hoành sóc => cầm ngang ngọn giáo. + Thể hiện tinh thần xông pha, tư thế làm chủ chiến trường, lẫm liệt, hiên ngang giữa trời đất. + Tư thế sẵn sàng xung trận với vũ khí chĩa thẳng về phía kẻ thù. - Thời gian: kháp kỉ thu (không phải trong chốc lác mà mấy năm rồi( trãi dài theo năm tháng). - Không gian: giang sơn, non sông, đất nước. => Bối cảnh thời gian và không gian lớn lao, kì vĩ, làm nổi bật tầm vóc lớn lao của con người. Có thể nói, ngọn giáo mà con người cầm chắc trong tay có chiều dài được đo bằng chiều dài của núi sông và con người ấy cũng mang tầm vóc của núi sông, của trời đất. - Sứ mệnh của con người: trấn giữ, bảo vệ giang sơn => sứ mệnh thiêng liêng, cao cả. => Câu thơ đầu của bài thơ dựng lên hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ đất nước. Con người ấy xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ. b. Câu 2: Vẻ đẹp của quân đội nhà Trần. - “Tam quân”: ba quân => hình ảnh quân đội nhà Trần, cũng là hình ảnh biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc. - Hình ảnh so sánh: “tam quân tì hổ khí thôn ngưu”: + Ba quân như hổ báo, khí thế nuốt trôi trâu. + Ba quân như hổ báo, khí thế át sao Ngưu. => Hình ảnh so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân, vừa khái quát hóa sức mạnh tinh thần, dũng khí của quân đội nhà Trần, làm nổi bật sức mạnh sánh ngang tầm vũ trụ của cả dân tộc. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn. => Trong hai câu thơ đầu, hình ảnh tráng sĩ được lồng vào hình ảnh dân tộc một cách hài hòa, thể hiện rõ chất sử thi và hào khí Đông A. 2. Hai câu sau
  5. - “Công danh trái”: nợ công danh, món nợ phải trả của kẻ làm trai, món nợ với cuộc đời, với non sông, đất nước chứ không phải thứ công danh bình thường mang màu sắc cá nhân. - “Tu tính nhân gian thuyết Vũ Hầu”: thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu => “Thẹn” vì chưa có tài mưu lược lớn Vũ Hầu Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước => Nỗi thẹn của sự khiêm tốn, của nhân cách cao đẹp, của một con người mang hoài bão, ý chí lớn lao. => Hai câu thơ đã thể hiện sự khiêm tốn, nhân cách cao đẹp, thái độ tự vấn nghiêm khắc, ý nguyện lập công, lí tưởng sống cao đẹp, hùng tâm tráng trí, tình yêu nhân dân, đất nước cháy bỏng của Phạm Ngũ Lão. => Nhà thơ đã không chỉ bộc lộc khát vọng riêng của mình mà còn thể hiện khát vọng của một dân tộc, một đất nước, một triều đại trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Mông – Nguyên. III. Kết luận Bài thơ Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. - Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng. - Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc CẢNH NGÀY HÈ ( Nguyễn Trãi) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho văn đàn Việt Nam rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Ngoài tác phẩm Bình Ngô đại cáo, một tuyệt tác được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc thì ông còn nhiều sáng tác khác viết về cảnh đẹp quê hương, đất nước, về vẻ đẹp tâm hồn của một thi nhân lớn của dân tộc. Một trong số đó chính là bài thơ Cảnh Ngày Hè. 2. Tác phẩm: Cảnh Ngày Hè được viết trong khi ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn khi bị bề trên nghi kỵ. Tại đây ông tận hưởng một cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên vốn là một người luôn một lòng hướng về dân về nước nên ông vẫn không tránh khỏi nỗi lòng thế sự, khát khao cháy bỏng cống hiến vì nhân dân.
  6. II. Phân tích 1. Bức tranh thiên nhiên -“Rồi hóng mát thuở ngày trường”: Câu thơ với nhiều thanh trầm, thể hiện sự thanh nhàn, tâm thế ung dung, thư thái của con người. - Hình ảnh: Hòe, tán rợp giương, thạch lưu, hồng liên, chợ cá làng ngư phủ => Hình ảnh đặc trưng của ngày hè. - Màu sắc: Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của cánh sen; ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh => hài hòa, rực rỡ. - Âm thanh: + Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè. + Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài. - Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại. - Nhà thơ sử dụng nhiều cụm động từ thể hiện trạng thái căng tràn của tự nhiên: “tán rợp giương”, “đùn đùn”, “phun thức đỏ”, “tiễn mùi hương” => Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống. => Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa ánh sáng, màu sắc và hương thơm. => Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ. 2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi - Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống: + Tâm trạng thư thái khi đón nhận cảnh vật thiên nhiên. + Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan. Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động, đáng yêu và tràn đầy nhựa sống. - Tấm lòng ưu ái với dân, với nước: + Ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh thái bình.
  7. + Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi phương”: mong mỏi về cuộc sống an lạc của người dân ở mọi phương trời. + Tâm thế hướng về cảnh vật nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn hướng về người dân lao động + Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ  điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân. III. Kết luận - Bài thơ là bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm. Qua đó ta thấy được Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả. NHÀN ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) - Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều đình. - Ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội. 2. Tác phẩm - “Nhàn” là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”. II. Phân tích 1. Vẻ đẹp cuộc sống * Hai câu đầu: - Một mai, một cuốc, một cần câu: + Kiểu ngắt nhịp 2/2/3 cùng với việc lặp lại liên tiếp số đếm 1 ở câu thứ nhất kết hợp với các danh từ chỉ công cụ lao động đã đưa ta trở về với cuộc sống chất phác, nguyên sơ của cái thời “tạc tỉnh canh điền” (đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn). Đồng thời, bộc lộ tâm trạng hồ hởi, tâm thế sẵn sàng với công việc của một “lão nông tri điền” đích thực.
  8. - “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” => câu hỏi tu từ => trạng thái thảnh thơi, lựa chọn cuộc sống theo ý nguyện của riêng mình, bất chấp người đời có những lựa chọn khác mà theo họ, lựa chọn đó mới là đích đáng. * Câu 5, 6: - Sản vật: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. - Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao => Cuộc sống bình dị, quê mùa, dân dã, đạm bạc, thanh cao, trở về với tự nhiên, với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có mùi vị, có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. 2. Vẻ đẹp nhân cách * Câu 3,4 - “Nơi vắng vẻ” : nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn. - “Chốn lao xao”: chốn cửa quyền, con đường hoạn lộ. - “Ta”: nhà thơ, chủ thể trữ tình; “người”: những kẻ tất bật đua chen vào chốn lao xao. - “Dại” => tìm đến nơi vắng vẻ, nơi có thể tìm được sự tĩnh tại, thảnh thơi trong tâm hồn. - “Khôn” => tìm đến con đường hoạn lộ, đến chốn cửa quyền, đến lợi danh. => Cách nói đối lập, ngược nghĩa: dại mà thực chất là khôn, còn khôn mà hóa dại. Với ông, cái “khôn” của người thanh cao là quay lựng lại với danh lợi, tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung, hòa hợp với thiên nhiên. * Câu 7,8 - “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” => sử dụng điển tích=> cuộc đời chẳng khác gì giấc mộng. Công danh, tiền của, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao. => Cuộc sống nhàn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là kết quả của một trí tuệ sâu sắc, sớm nhận ra sự vô nghĩa của công danh, phú quý, dám từ bỏ nơi quyền quý để đến nơi đạm bạc mà thanh cao. III.Kết luận : Bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc nho sĩ qua đó tỏ thái độ ung dung, bình thản với lối sống “an bần lạc đạo” theo quan niệm của đạo nho. Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cách nói ẩn ý, nghĩa ngược, vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên mà ý vị của ngôn từ.
  9. ĐỘC TIỂU THANH KÍ ( Nguyễn Du) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Nguyễn Du - Sinh năm 1765, mất năm 1820. - Là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. 2. Tác phẩm - Nội dung: viết về Tiểu Thanh – người con gái tài sắc vẹn toàn, sống vào khoảng đầu thời Minh. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vì vợ cả ghen tuông nên cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, rồi đau buồn, sinh bệnh mà chết. Nỗi uất ức, đau khổ dược cô gửi gắm trong thơ nhưng nhiều bài thơ trong số đó đã bị người vợ cả đốt. Một số bài sót lại được người đời sau khắc in, gọi là “Phần dư”. - Bài thơ nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du về những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh. - Nhan đề “Độc Tiểu Thanh kí”: có hai cách hiểu: + “Tiểu Thanh kí” có thể là tên một tập thơ của nàng Tiểu Thanh. “Độc Tiểu Thanh kí” => Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh. + “Tiểu Thanh kí”: có thể là câu chuyện về nàng Tiểu Thanh. Rất có thể, Nguyễn Du đã đọc truyện về nàng Tiểu Thanh và viết nên bài thơ này. - Thể thơ: thất ngôn bát cú. - Bố cục: đề, thực, luận, kết II. Phân tích 1. Hai câu đề: - Tây hồ cảnh đẹp hoá gò hoang Từ ngữ đối lập: Cảnh đẹp >< Gò hoang Sự thay đổi lớn lao của tự nhiên, của đất trời: Tây Hồ còn đó nhưng vườn hoa thì không; cảnh đẹp một thời bây giờ đã mất, thay vào đó là sự hoang tàn, lạnh lẽo. Câu thơ nói về cảnh vật.
  10. gợi lòng thương cảm với nàng Tiểu Thanh: cuộc đời nàng cũng có những thay đổi đau lòng. - Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Cái còn lại của nàng Tiểu Thanh chỉ là mảnh giấy tàn, cả cuộc đời tài hoa chỉ còn lại những vần thơ bị đốt dở Nguyễn Du đã khóc thương cho Tiểu Thanh, khóc thương cho cái tài hoa bị cuộc đời vùi dập một cách nghiệt ngã. + Tiểu Thanh chết trong cô độc. + Nguyễn Du cũng chỉ một mình khóc nàng (Độc điếu) Sự gặp gỡ của hai tâm hồn cô đơn. 2. Hai câu thực: Son phấn có thần chôn vẫn hận Văn chương không mệnh đốt còn vương. Son phấn là sắc đẹp của Tiểu Thanh, đáng ra phải được nâng niu > < bây giờ cũng bị đốt cháy Sự vùi dập phũ phàng của cuộc đời với tài năng và nhan sắc của người phụ nữ. Điều này không chỉ gợi lòng thương cảm mà còn nói lên sự uất hận. 3. Hai câu luận: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang Từ nỗi đau của Tiểu Thanh mà khái quát lên thành “nỗi hờn kim cổ”. Đây là nỗi đau oan trái của cả một lớp người trong xã hội, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ tự coi mình cũng cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh (mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã ), ông viết về Tiểu Thanh cũng chính là viết về mình sự đồng cảm xúc động và da diết. Nỗi đau khổ và bất bình của một thế hệ nhà thơ trước sự chà đạp lên giá trị văn chương nghệ thuật trong xã hội phong kiến. 4. Hai câu kết: Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
  11. Người đời ai khóc Tố Như chăng. Câu hỏi tu từ, không phải hướng đến Tiểu Thanh mà là hướng về mình: Ba trăm năm sau, ai là người khóc ta như ta đang khóc cho Tiểu Thanh đây? Câu hỏi như “một tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). - Hỏi về tương lai nhưng lại nhằm nói lên sự cô độc của nhà thơ ngay ở thời hiện tại: Cuộc đời lúc bấy giờ thật khó kiếm tìm tri kỉ, tri âm. III. Kết luận : - Mạch vận động của cảm xúc (tứ thơ): Đọc truyện  xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử  tự thương cho số phận tương lai của mình, khao khát tri âm. - Giá trị nhân đạo sâu sắc: + Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung. + Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.- Ngôn ngữ: trữ tình đậm chất triết lí., Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO