Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

docx 2 trang thuongdo99 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2020 - 2021 A. YÊU CẦU 1. Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc cảm thụ và tạo lập văn bản. 3. Có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, hợp lí. 4. Biết viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học bố cục rõ ràng, mạch lạc. B. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1. Văn học dân gian: Ca dao - Những câu hát than thân - Những câu hát châm biếm. 2. Văn học trung đại: Thơ trữ tình trung đại Việt Nam: Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà. 3. Văn học hiện đại: - Thơ hiện đại: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa. - Tùy bút: Mùa xuân của tôi, Một thứ quà của lúa non: Cốm. * Yêu cầu chung: - Học thuộc văn bản ca dao, thơ - Nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản trên - Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể thơ của các văn bản trên. II. Phần Tiếng Việt: - Từ ghép, từ láy - Đại từ, quan hệ từ - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. - Thành ngữ - Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, chơi chữ. * Yêu cầu chung: - Nắm được khái niệm, đặc điểm, phân loại. - Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ. III. Phần Tập làm văn: Biểu cảm về tác phẩm văn học. * Yêu cầu chung: - Nắm được dạng bài và có kĩ năng làm bài. - Vận dụng các kĩ năng đó để viết thành bài hoàn chỉnh. C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO Dạng 1: Nhận biết (Nhớ lại, nhắc lại kiến thức) Nêu tên tác giả, tác phẩm, thể thơ, hoàn cảnh ra đời của văn bản thơ ( Đã giới hạn ở phần kiến thức) Dạng 2: Thông hiểu (Nắm được kiến thức và diễn đạt theo cách hiểu của học sinh) Bài 1. Chỉ ra cặp từ trái nghĩa và nêu tác dụng của cặp từ trái nghĩa đó a. Hai câu thơ đầu bài thơ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương b. Hai câu thơ cuối bài thơ Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương. Bài 2. Gọi tên và chỉ ra những dấu hiệu nghệ thuật trong những ví dụ sau và nêu tác dụng: a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
  2. b. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà c. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên d. Tôi yêu Sài Gòn da diết ( ). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở ” Bài 3. Giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ: Ví dụ: - Ếch ngồi đáy giếng - Thầy bói xem voi - Một nắng hai sương - Con Rồng cháu Tiên - . Dạng 4: Vận dụng ở mức độ thấp (Viết bài tập làm văn hoàn chỉnh): Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm văn học: - Bài thơ “Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan. - Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến. - Một bài thơ trung đại mà em thích. Dạng 5. Vận dụng ở mức độ cao - Suy nghĩ về tình cảm con người trong cuộc sống.(tình bạn, tình yêu quê hương đất nước ) BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT NHÓM CM Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Lê Thị Thanh Thủy