Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Kim Yến (Có đáp án)

docx 4 trang Đăng Bình 06/12/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Kim Yến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_pha.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phan Thị Kim Yến (Có đáp án)

  1. VĂN 7 HKI 18 19 PHAN THI KIM YẾN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) I/ MA TRẬN ĐỀ: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Chủ đề I.Đoc hiểu - Phương Hiểu được Vận dụng kiến - Ca dao thức biểu tác dụng của thức đã học để đạt. biện pháp tu viết đoạn văn -Điệp ngữ - Thể thơ - từ theo yêu cầu. Biện pháp tu từ Số câu: 5 3 1 1 5 Điểm 1,5 1.0 1.5 4.0 Tỉ lệ 15 10 15 4.0 II.Làm văn Biết vận dung Văn biểu kiến thức, kĩ cảm năng để viết một bài văn biểu cảm theo yêu cầu đề cho Số câu: 1 1 1 Điểm 6.0 6.0 Tổng cộng Câu 3 1 1 1 6 Điểm 0,5 2.0 1.5 6 10 Tỉ lệ 15% 10% 15% 60% 100% I/NỘI DUNG ĐỀ: A/ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. ( Ca dao, dân ca
  2. Ngữ văn 7. Tập một,NXB Giáo dục - 2017, tr . 155) Câu 1: (0,5điểm) Xác định các phương thức biểu đạt của bài ca dao. Câu 2: (0,5điểm) Bài ca dao được viết theo thể thơ nào? Câu 3: (0,5điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên. Câu 4: (1 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong bài ca dao trên. Câu 5: (1,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến dòng ) nêu cảm nghĩ của em về quê hương Cần Thơ trong đó có sử dụng điệp ngữ (gạch chân điệp ngữ đó) B /PHẦN TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình cảm bà cháu trong bài thơ ‘Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh. ( đoạn 2 trong bài thơ) Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng
  3. II/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I/ ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Điểm Câu Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Biểu cảm. 1,5 đ 1,2,3 Biện pháp tu từ: Điệp ngữ “nhớ”. Thể thơ: Lục bát. Câu 4 Tác dụng của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh nỗi nhớ quê nhà khi đi 1,0đ xa quê. Nhớ những món ăn dân dã, nhớ những người thân quen đang chăm chỉ làm việc. Câu 5 Yêu cầu HS: - Hình thức 1 đoạn văn: Lùi đầu dòng, viết hoa, diễn đạt tốt, đúng ngữ pháp,chính tả. 1,5đ - Nội dung: + Phải viết được đoạn văn có nội dung biểu cảm về tình yêu quê hương Cần Thơ. + Đoạn văn phải có sử dụng ít nhất một điệp ngữ. II/ LÀM VĂN ( 6 ĐIỂM) Điểm * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm một bài văn biểu cảm có bố cục rõ ràng,kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, thuyết phục; lời văn trong sáng, gợi cảm,viết chữ đẹp, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp - Trình bày sạch đẹp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể nêu cảm nghĩ riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ. Cần nêu được các ý sau: Ý 1 - Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa. 0,5đ - Hoàn cảnh sáng tác. -Giới thiệu cảm xúc chung. Ý 2 - Cháu hồi tưởng lại những kỉ niệm về người bà, gắn liền với bà 5đ là hình ảnh đàn gà thân thương. + Tình bà cháu sâu nặng tha thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay. + Hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên siêng năng hiền lành và tốt bụng + Nhà nghèo, bà tần tảo sớm khuya chăm chút đàn gà, chắt chiu từng quả trứng hồng, mà bà có tiền bán gà, bà mua cho cháu bộ quần áo mới +Hình bóng người bà trong bài thơ tượng trưng cho tình hậu phương vô cùng sâu nặng tiếp thêm niềm tin sức mạnh cho cháu trên đường hành quân ra trận. - Tình cảm của cháu đối với bà:
  4. + Cháu không quên được công ơn và tình thương bao la của người bà đôn hậu. + Cháu thương yêu, kính trọng và làm theo lời dạy bảo của bà. Ý 3 - Tình cảm của hai bà cháu giành cho nhau thật tuyệt đep, 0,5đ đáng trân trọng và học hỏi. - Liên hệ bản thân. Lưu ý: Ngoài những ý trên học sinh có thể trình bày những ý khác nhưng hợp lí, thuyết phục, khuyến khích những suy nghĩ sang tạo mới mẻ. Tổng Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức 10đ