Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 4 trang thuongdo99 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_vat_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019_truo.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ TOÁN - LÝ NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: VẬT LÝ 6 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh về chương I như: đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, lực, trọng lực, trọng lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng, máy cơ đơn giản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán và giải thích các hiện tượng vật lí có liên quan. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, có ý thức vươn lên trong học tập. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tính toán. - Năng lực thực nghiệm: năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. II. PHẠM VI ÔN TẬP Kiến thức chương I BAN GIÁM HIỆU T/N CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ CƯƠNG Phạm Thị Hải Vân Trần Thị Huệ Chi Nguyễn Thị Hương Thảo
  2. TRƯỜNG THCS GIA THỤY NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ TOÁN - LÝ NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: VẬT LÝ 6 CÂU HỎI ÔN TẬP I/ Lý thuyết: 1. Nêu dụng cụ dùng để đo độ dài, thể tích, khối lượng, đo lực? Nêu đơn vị đo độ dài, thể tích, khối lượng, lực? 2. Hãy trình bày cách đo thể tích chất lỏng và thể tích vật rắn không thấm nước? 3. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? 4. Nêu kết quả tác dụng của lực lên một vật ? 5. Hai lực cân bằng là gì? Nêu kết quả xảy ra khi có hai lực cân bằng tác dụng một vật 6. Khối lượng riêng là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng? (Giải thích các đại lượng có mặt trong công thức) 7. Trọng lượng riêng là gì? Viết công thức tính trọng lượng riêng? (Giải thích các đại lượng có mặt trong công thức) 8. Để kéo vật lên theo phương thẳng đứng người ta cần dùng lực kéo như thế nào so với trọng lượng của vật? Để giúp con người làm việc dễ dàng hơn người ta thường sử dụng các loại máy cơ đơn giản nào? II/ Bài tập: 1. Bài tập trắc nghiệm (Tham khảo các dạng bài tập sau) Chủ đề 1: Đo lường Câu 1: Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 2: Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 3: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây ? A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. Câu 4: Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ. Thể tích của nước trong bình là: 40 ml A. 22 ml 30 ml B. 23 ml 20 ml C. 24 ml D. 20 ml 10 ml 0 ml Câu 5: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C.thể tích nước còn lại trong bình tràn. D. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
  3. Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ có ĐCNN là 1 cm3 đang chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm 3. Thể tích của hòn đá là A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3 Chủ đề 2: Lực Câu 1: Đưa một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là: A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 2: Trọng lượng của một vật là: A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật. Câu 3: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? A. d = V.D B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m Câu 4: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa khối lượng riêng với khối lượng và thể tích của một vật? A. D = m/V B. d = P.V C. d = 10D D. P = 10.m Câu 5: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ. C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật. Câu 6: Treo một quả nặng vào một lò xo được gắn trên một giá đỡ. Tác dụng của quả nặng lên lò xo đã gây ra đối với lò xo là: A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng C. lò xo bị biến dạng. D. lò xo chuyển động. Câu 7: Treo 1 vật nặng có trọng lượng 3N thì lò xo xoắn giãn ra 2 cm. Để lò xo giãn 5 cm thì phải treo vật có trọng lượng bao nhiêu? A. 8N B. 12,5N C. 6N D. 7,5N Chủ đề 3: Khối lượng riêng, trọng lượng riêng Câu 1: Khi nói: “ khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3” có nghĩa là: A. 7800kg sắt bằng 1m3 sắt. B. 1m3 sắt có khối lượng riêng là 7800kg. C. 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg. D. 1m3 sắt có trọng lượng là 7800kg. Câu 2: Tại sao nói: sắt nặng hơn nhôm? A. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. B. Vì khối lượng (trọng lượng) của sắt lớn hơn khối lượng (trọng lượng) của nhôm. C. Vì khối lượng của sắt lớn hơn khối lượng của nhôm. D. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm. Câu 3: Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích? A. D = P.V B. d =P/V C. d = D.V D. d=P.V Câu 4: Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu ? A. 4 N/m3. B. 40 N/m3. C. 4000 N/m3. D. 40000 N/m3. Câu 5: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314lít thì trọng lượng riêng của sữa là bao nhiêu? A. 1,264 N/ m3 B. 0,791 N/ m3 C. 12 643 N/ m3 D. 1264 N/ m3
  4. Chủ đề 4: Máy cơ đơn giản Câu 1: Khi kéo vật có khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào? A. Lực ít nhất bằng 1000N. B. Lực ít nhất bằng 100N. C. Lực ít nhất bằng 10N. D. Lực ít nhất bằng 1N. . Câu 2: Để kéo trực tiếp 1 bao ximăng có khối lượng 50kg người ta dùng lực nào trong các lực sau? F = 50N B. F ≥ 500N C. 50N < F < 500N D. F < 50N Câu 3: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản? A. Búa nhổ đinh B. Kìm điện. C. Kéo cắt giấy. D. Con dao thái. Câu 4: Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản? A. Người đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao để xây nhà. B. Dùng búa để nhổ đinh. C. Lăn 1 thùng phuy nặng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải. D. Lăn thùng phuy nặng trên mặt đường nằm ngang. Câu 5: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây? A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng. 2. Bài tập tự luận: Ôn các dạng bài sau: Bài 1. Cho các dụng cụ sau: bình chia độ, cân, bình tràn, lực kế, thước thẳng, viên sỏi. Hãy lựa chọn dụng cụ cần thiết và thiết kế phương án tối ưu nhất để đo được khối lượng riêng của viên sỏi? Bài 2. Ấn lò xo bằng một lực theo phương ngang, chiều từ phải sang trái (mũi tên hình bên). Khi lực tác dụng vào lò xo đạt cường độ 10N thì dừng lại, lò xo đứng yên. Xác định phương, chiều, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo? Giải thích? Bài 3. Cho lò xo như hình vẽ: Lần lượt treo vào lò xo các vật có khối lượng như sau: 1kg; 1,5kg; 0,8kg; 1,2kg. Em hãy cho biết trường hợp nào độ biến dạng của lò xo là lớn nhất, nhỏ nhất? Bài 4. Người ta thường dùng các máy cơ đơn giản nào để giúp làm các việc sau được dễ dàng hơn? a. Đưa đồ vật nặng lên thùng xe. b. Kéo thùng nước từ giếng lên. c. Nhổ đinh. d. Dắt xe lên bậc thềm nhà. e. Bấm móng tay. f. Đưa thùng hàng lên ô tô tải. g. Đưa vật liệu xây dựng lên cao. h. Chèo thuyền Bài 5. Một bao gạo có khối lượng 50kg. Em hãy tính trọng lượng của bao gạo đó? Bài 6. Một vật có khối lượng riêng là 2700kg/m3. Em hãy tính trọng lượng riêng của vật đó? Bài 7. Một ống bêtông nặng 150kg bị lăn xuống mương. Sáu người quyết định kéo ống bêtông lên theo phương thẳng đứng. Nếu lực kéo của mỗi người là 400N thì những người này có thể kéo ống bêtông lên hay không? Vì sao? Bài 8. Một khối nhôm có thể tích là 20cm 3. Hãy tính khối lượng của khối nhôm đó? (Cho khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3) Bài 9. Một khối đá có khối lượng là 5200kg và thể tích là 2m3 . Em hãy tính trọng lượng riêng của khối đá đó? HẾT