Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

doc 5 trang thuongdo99 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_vat_li_lop_7_nam_hoc_2018_2019_truo.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN VẬT LÝ 7 Năm học 2018 - 2019 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Kiểm tra và đánh giá nắm kiến thức của HS về chương Quang học và âm học như: nhận biết ánh sáng; nguồn sáng - vật sáng; sự truyền thẳng của ánh sáng và ứng dụng; sự phản xạ ánh sáng; đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lóm; mối quan hệ giữa độ cao và tần số dao động; mối quan hệ giữa độ to và biên độ dao động; phản xạ âm, tiếng vang. 2. Kỹ năng - Kiểm tra đánh giá kỹ năng trình bày của học sinh, kỹ năng vận dụng kiến thức để làm bài tập, kỹ năng liên hệ thực tế. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, có ý thức vươn lên trong học tập 4. Phát triển năng lực: - Năng lưc giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tính toán. - Năng lực thực nghiệm: năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. II. PHẠM VI ÔN TẬP - Chương I: Kiến thức về nhận biết ánh sáng; nguồn sáng - vật sáng; sự truyền thẳng của ánh sáng và ứng dụng; sự phản xạ ánh sáng; đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi, lõm, phẳng. - Chương II: Các kiến thức về đặc điểm của nguồn âm, mối quan hệ tần số dao động, biên độ dao động và âm phát ra, tiếng vang, âm phản xạ, vật phản xạ âm. III. NỘI DUNG ÔN TẬP (trang sau) BAN GIÁM HIỆU T/N CHUYÊN MÔN GV RA ĐỀ CƯƠNG Phạm Hải Vân Nguyễn Thị Thanh Vân Trần Thị Huệ Chi
  2. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ TOÁN - LÝ MÔN VẬT LÝ 7 Năm học 2018 - 2019 A. Lý thuyết 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? (Cho 3 ví dụ mỗi loại) 2. Phát biểu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng? 3. Khi nào xảy ra hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực? 4. Nêu đặc điểm ảnh và ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm? 5. Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm chung của nguồn âm? 6. Tần số dao động là gì? Nêu đơn vị của tần số? Nêu mối quan hệ giữa dao động, tần số dao động và âm phát ra? 7. Biên độ dao động là gì? Nêu đơn vị đo độ to của âm? Nêu mối quan hệ giữa dao động, biên độ dao động và âm phát ra? 8. Âm phản xạ là gì? Nêu điều kiện để có hiện tượng tiếng vang? Nêu đặc điểm của vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? B. Bài tập: * Làm các bài trong SBT Vật Lý 7: 1. Bài tập trắc nghiệm bài: Xem lại các dạng bài tập trắc nghiệm trong SBT Vật lý 7 2. Bài tập tự luận: a. Bài tập về ảnh tạo bởi gương phẳng: 5.2; 5.3. b. Bài tập về âm học: 11.4; 11.9; 12.3; 13.3; 14.3; 14.12; C7/trang 42/SGK Vật Lý 7 * Bài tập thêm: I. Bài tập trắc nghiệm: Dạng 1: Nhận biết ánh sáng, nhìn thấy một vật. Nguồn sáng - Vật sáng: Câu 1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? A. Khi ta mở mắt. C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta. D. Khi đặt một nguồn sáng trước mặt. Câu 2. Vì sao ta nhìn thấy một vật? A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật. C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. B. Vì vật được chiếu sáng. D. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. Câu 3. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng. A. Ngọn nến đang cháy. C. Mặt Trời. B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. D. Đèn ống đang sáng. Câu 4. Vật nào dưới đây không phải vật sáng? A. Ngọn nến đang cháy. C. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời. B. Mặt Trời. D. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời. Dạng 2: Đường truyền của ánh sáng và ứng dụng của sự truyền ánh sáng: Câu 5. Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng? A. Trong môi trường trong suốt. B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. C. Trong môi trường đồng tính. D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính. Câu 6. Trong môi trường không khí đồng tính, đường truyền của ánh sáng: A. là đường gấp khúc. C. là đường thẳng. B. là đường cong bất kì. D. có thể là đường cong hoặc đường thẳng. Câu 7. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt Trởi ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
  3. C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất. D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 8. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực? A. Mặt Trăng bị gấu trời ăn. B. Mặt phản xạ của Mặt Trăng không hướng về phía Trái Đất nơi ta đang đứng. C. Mặt Trăng bỗng dưng ngừng phát sáng. D. Trái Đất chắn không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Dạng 3: Định luật phản xạ ánh sáng. Gương phẳng, gương cầu. Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa tia phản xạ và tia tới? A. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới. B. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt phàn xạ ở điểm tới. C. Tia phàn xạ và tia tới hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau. D. Tia phàn xạ đối xứng với tia tới qua mặt phản xạ. Câu 10. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phàn xạ tạo với tia tới một góc 400. Góc tới có giá trị nào sau đây? A. 200. B. 800. C. 400. D. 600. Câu 11. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. C. Không hứng được trên màn và bé hơn vật. B. Hứng được trên màn và lớn hơn vật. D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. Câu 12. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. C. Hứng được trên màn, bằng vật. B. Hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. D. Không hứng được trên màn, bằng vật. Câu 13. Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào dưới đây? A. Lớn bằng vật. C. Nhỏ hơn vật B. Lớn hơn vật. D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi. Câu 14. Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải. A. Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi. C.Gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi B. Gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng. D.Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm Câu 15. Trên xe ô tô, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng? A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng. B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hươn trong gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Câu 16. Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn? A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng. B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa. C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm. D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song. Dạng 4: Nguồn âm Câu 17. Một nghệ sĩ ngồi đánh đàn dương cầm, ta nghe được âm thanh. Nguồn âm là vật nào? A. Các ngón tay. B. Các phím đàn. C. Các dây bên trong đàn. D. Cả ba vật trên. Câu 18. Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào của loa phát ra âm thanh? A. Màng loa. B. Thùng loa. C. Dây loa. D. Cả ba bộ phận trên. Dạng 5: Độ cao của âm - Độ to của âm Câu 19. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn. D. Khi tần số dao động lớn hơn.
  4. Câu 20. Khi nào ta nói, âm phát ra trầm? A. Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp. C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ. Câu 21. Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể có kết luận nào sau đây? Khi gảy dây đàn, nếu: A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn. B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ. C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to. D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra ngh càng nhỏ. Câu 22. Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn. B. Khi vật dao động mạnh hơn. C. Khi tần số dao động lớn hơn. D. Cả 3 trường hợp trên. Câu 23. Biên độ dao động là gì? A. Là số dao động trọng một giây. B. Là độ lệch của vật trong một giây. C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được. D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động. Câu 24. Biên độ dao động của âm càng lớn khi: A. vật dao động với tần số càng lớn. C. vật dao động càng chậm. B. vật dao động càng nhanh. D. vật dao động càng mạnh. Câu 25. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Tần số dao động. B. Biên độ dao động. C. Thời gian dao động. D. Tốc độ dao động. Dạng 6: Môi trường truyền âm. Phản xạ âm - tiếng vang: Câu 26. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không. C. Nước biển. B. Tường Bê tông. D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất. Câu 27. Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi? A. Độ cao của âm. B. Độ to của âm. C. Biên độ của âm. D. Cả A, B. Câu 28. Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? A. 1700m. B. 170m. C. 340m. D. 1360m. Câu 29. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào? A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang. Câu 30. Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Tấm gỗ. C. Mặt gương. D. Đệm cao su. Câu 31. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề. B. Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng. C. Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn. D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn. Câu 32. Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt? A. Thép, gỗ, vải. B. Bê tông, sắt, bông. C. Đá, sắt, thép. D. Vải, nhung, dạ.
  5. II. Bài tập tự luận: 1. Chiếu tia sáng SI tới mặt gương phẳng thì thu được tia phản xạ IR. Vẽ tia tới tia phản xạ, xác định số đo góc tới góc phản xạ trong các trường hợp sau: a. Góc tới có số đo là 300. b. Góc phản xạ có số đo là 200. c. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 600. 2. Cho vật AB đặt song song trước gương phẳng. a. Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng và nêu đặc điểm của ảnh đó? b. Nếu di chuyển vật AB lại gần gương thì độ lớn của ảnh và khoảng cách của ảnh đó đến gương sẽ như thế nào? 3. Lấy 5 ví dụ nguồn âm và chỉ rõ bộ phận nào dao động khi các nguồn âm đó phát ra âm? 4. Một nghệ sĩ đang thổi sáo trúc, em hãy cho biết: a. Bộ phận nào dao động khi sáo phát ra âm? b. So sánh dao động, tần số dao động của cột không khí trong sáo khi sáo phát ra nốt nhạc “ son”, “mi”, “la”? c. So sánh dao động và biên độ dao động của cột không khí trong sáo khi sáo phát ra âm có độ to là 30dB và 50dB? d. Làm thế nào để sáo phát ra âm to, nhỏ, cao, thấp? 5. Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi thấy chớp, hãy cho biết khi đó khoảng cách từ nơi đứng đến chỗ sét là bao nhiêu biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s. 6. Tính thời gian kể từ lúc tàu phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ, biết độ sâu của đáy biển tại một nơi tàu đậu là 600 mét. Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500m/s. HẾT