Đề cương ôn tập học kì II Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

doc 3 trang thuongdo99 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Hóa học Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2017 – 2018 MÔN: HÓA HỌC LỚP 8 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Nêu được tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro, oxi, nước và phương pháp điều chế các khí: O2, H2 trong PTN - Nêu được các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối (ví dụ, định nghĩa, công thức tổng quát, phân loại, cách gọi tên) - Phân loại 1 số loại phản ứng hóa học: Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế - Phân biệt sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm - Nêu thành phần hóa học của nước, không khí - Nêu khái niệm dung dịch, chất tan, dung môi, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa, độ tan các chất trong nước, nồng độ dung dịch (C%, CM) 2. Kĩ năng: - Lập PTHH và tính theo PTHH - Phân loại, gọi tên oxit, axit, bazơ, muối - Nhận biết các hợp chất bằng phương pháp hóa học - Vận dụng công thức nồng độ dung dịch trong tính toán 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực tự học. - Năng lực tư duy. - Năng lực tự giải quyết vấn đề. - Năng lực trả lời câu hỏi. - Năng lực trình bày thao tác thực hành II. PHẠM VI ÔN TẬP - Chương III: Mol và tính toán hóa học - Chương IV: Oxi – không khí
  2. - Chương V: Hiđro – Nước - Chương VI: Dung dịch III. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Bài 1. Cho các chất có CTHH: KMnO 4, CaO, Na, Fe, KClO3, Fe2O3, SO3, CO, K2O, Zn, Ba, P2O5, K, Na2O, CuO. Hãy cho biết: a. Những chất nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường? b. Chất nào dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? c. Những chất nào tác dụng được với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 (l) để điều chế H2 trong PTN ? Viết PTHH, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? Bài 2. Phân loại và gọi tên các hợp chất Cho các chất có CTHH sau: Fe2O3, Fe(OH)2, HCl, Ba(OH)2, NaCl, CuO, P2O5, HNO3, H3PO4, NaOH, H2S, NaHCO3, CaCO3, SO3, Fe2(SO4)3, Al(OH)3, Ca(HCO3)2. Phân loại và gọi tên các hợp chất trên. Bài 3. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn 1. Các chất bột: CaO, Al2O3, P2O5 2. Các dung dịch NaOH, HCl và H2O Bài 4. Để hòa tan hoàn toàn 13g kẽm cần dùng V ml dung dịch HCl 2M a, Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc. b, Tính V. c, Tính nồng độ mol (CM) của dung dịch muối kẽm clorua thu được sau phản ứng. (Sau phản ứng thể tích dung dịch coi như không đổi) Bài 5. Cho kim loại sắt tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 thấy tạo ra 1,12 lít khí H2 (đktc) a. Tính khối lượng kim loại sắt tham gia phản ứng ? b. Tính khối lượng của muối thu được sau phản ứng ? c. Tính CM của dung dịch H2SO4 ? Bài 6. Cho kim loại nhôm phản ứng hoàn toàn với 109,5 gam HCl 10%. a. Tính khối lượng kim loại nhôm tham gia phản ứng?
  3. b. Tính khối lượng muối tạo thành? c. Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc) Bài 7. Ở 25 0C độ tan của đường là 204g, độ tan của muối ăn là 36g. Nếu có 4 cốc, mỗi cốc có 200g nước, hãy nêu cách làm để có: a, 1 cốc dung dịch nước đường bão hòa b, 1 cốc dung dịch nước muối ăn bão hòa c, 1 cốc dung dịch nước đường chưa bão hòa d, 1 cốc dung dịch nước muối ăn chưa bão hòa Bài 8. Hãy giải thích: 1. Vì sao khi mở nắp chai nước ngọt lại có nhiều bọt khí thoát ra ? 2. Tại sao người ta thường sục khí vào bể nuôi cá cảnh ? 3. Tại sao khi leo núi hoặc lên cao người ta thường thấy tức ngực, khó thở ? 4. Tại sao để cốc nước lạnh trên bàn ta thấy mặt ngoài của cốc bị ướt, sau đó có các giọt nước trên mặt bàn ? 5. Tại sao những ngày trời nồm, nếu ta đóng kín cửa thì nền nhà, cửa kính trong nhà vẫn khô ? Nếu ta mở cửa thì thấy nền nhà, cửa kính bị ướt ?