Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
- ĐỂ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI NĂM Môn: Giáo dục công dân 6 Năm học: 2018-2019 Câu 1: Hành vi nào vi phạm an toàn giao thông ? A. Không mang vác vật cồng kềnh B. Phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng C. Đi đúng phần đường qui định D. Theo chỉ dẫn dành cho người đi bộ Câu 2: Trẻ em Việt nam có những nhóm quyền : A. Quyền sống còn, quyền bảo vệ B. Quyền phát triển , quyền tham gia C. Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia D. Quyền bảo vệ, quyền tham gia Câu 3 : Biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là loại biển báo gì? A. Biển hiệu lệnh B. Biển báo cấm C. Biển báo nguy hiểm D. Biển chỉ dẫn Câu 4 : Trong trường hợp bị xâm hại thân thể, danh dự, em sẽ làm gì? A. Mắng chửi người đã xâm hại mình B. Im lặng chấp nhận và tìm cách tránh mặt người đã xâm hại mình. C. Báo cho cha mẹ, thầy cô biết để được giúp đỡ. D. Rủ bạn bè đến đe doạ trả thù Câu 5: Đối với chỗ ở của mình và của người khác, em phải: A. Phê phán, tố cáo hành vi xâm phạm đến chỗ ở của người khác. B. Tự bảo vệ chỗ ở của mình.
- C. Tôn trọng chỗ ở của người khác. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 6: Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm: A. Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. B. Việc bắt giữ người trái pháp luật là phạm tội. C. Chỉ cần bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình, còn người khác không quan tâm. D. Khi bị người khác xâm hại thân thể thì ta phải tố cáo. Câu 7: Trường hợp không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín của công dân là: A. Bóc thư không phải của mình mà của bạn thân. B. Bóc thư để kiểm soát. C. Thu giữ thư tín theo quy định của pháp luật. D. Nghe trộm điện thoại. Câu 8: Hành vi nào thực hiện đúng về an toàn bí mật, thư tín, điện tín , điện thoại: A. Nghe trộm điện thoại. B. Tự ý bóc thư của người khác đọc . C. Đọc thư xong rồi dán lại và gửi cho bạn . D Chuyển thư bảo đảm đến tận tay người nhận Câu 9: Trường hợp không vi phạm pháp luật về bảo hộ về tính mạng, thân thể cảu người khác: A. Ông H bị bắt theo quyết định của Tòa án nhân dân. B. Anh H uống rượu say đánh chủ quán bị thương. C. Chăng dây điện diệt chuột làm chết người. D. Công an nghi bà M buôn bán ma túy liền bắt bà M. Câu 10: Trường hợp không được hưởng quyền trẻ em là: A. T muốn mua xe đạp mới nhưng bố mẹ T không đồng ý.
- B. Khi sinh ra N bị dị tật, bố mẹ em buồn lắm nhưng N vẫn được bố mẹ yêu thương, chăm chút. C. T là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên đường phố. D. Dù nhà nghèo nhưng bố mẹ H vẫn cố gắng cho H đi học đầy đủ. Câu 11: Theo em, đối với mỗi người, những điều quý giá nhất là: A. Tính mạng, thân thể, sức khỏ, chức vụ, nhân phẩm. B. Tính mạng, thân thể, nhà cửa, chức vụ, nhân phẩm. C. Tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. D. Tính mạng, danh dự, tiền bạc, thân thể, nhân phẩm. Câu 12: Hành vi không vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân: A. Vào khám nhà ông A theo lệnh khám nhà của trường công an huyện. B. Bà Mai nghi nhà bà T ăn trộm gà của mình nên vào nhà bà T để tìm kiếm. C. Công an nghi có tội phạm nguy hiểm đang trốn trong nhà ông B nên đã vào lục soát. D. Người chồng nghi vợ lấy trộm tiền của mình nên đuổi vợ ra khỏi nhà. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Nêu ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em Hướng dẫn trả lời - Đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc; do đó được phát triển một cách đầy đủ. - Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân tương lai của thế giới, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. Câu 2: Những quy định của pháp luật đối với người đi bộ. Hướng dẫn trả lời - Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. - Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn. Câu 3:Trình bày trách nhiệm của gia đình và nhà nước đối với việc học tập của trẻ em Hướng dẫn trả lời:
- - Trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em: + Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. + Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình. - Vai trò của nhà nước: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, người tàn tật Câu 4: Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Hướng dẫn trả lời Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập - Quyền học tập của công dân + Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học đến trung học, đại học, sau đại học. + Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. + Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời - Nghĩa vụ học tập: Công dân từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học Câu 5: Trình bày ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông Hướng dẫn trả lời - Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người - Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội Câu 6: Trình bày nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Ý nghĩa của quyến này đối với mỗi người. Hướng dẫn trả lời: - Nội dung: + Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật + Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhận phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. - Ý nghĩa:
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi người, nhờ quyền đó mà công dân có thể sống tự do, bình an