Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN CÔNG DÂN 8 Năm học: 2018-2019 I. PHẦN TRÁC NGHIỆM Câu 1. Đối tượng thực hiện quyền khiếu nại là gì? a. Mọi công dân c. Cơ quan Nhà nước b. Người bị thiệt hại d. Người bị thiệt hại , Nhà nước Câu 2. Đối tượng thực hiện quyền tố cáo là gì? a. Mọi công dân c. Cơ quan Nhà nước b. Người bị thiệt hại d. Người bị thiệt hại , Nhà nước Câu 3. Mục đích của khiếu nại là a. Khôi phục lại lợi ích của mình b. Khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình c. Thực hiện quyền làm chủ của mình d. Thực hiện nghĩa vụ của mình Câu 4. Mục đích của Tố cáo là a . Khôi phục lại lợi ích của mình b. Trừng trị và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật c. Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật d. Thực hiện nghĩa vụ của mình Câu 5. Nội dung nào trái với mục đích quyền khiếu nại và tố cáo: a. Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân b. Phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội. c. Để trừng trị những kẻ vi phạm pháp luật d. Dành lại những lợi ích cho cá nhân Câu 6: Thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo bằng hình thức a. Gọi điện thoại c. Trực tiếp và gián tiếp b. Viết thư , đơn d. Đến chất vấn Câu 7: Góp ý kiến vào dự thảo luật, Hiếp pháp là quyền? a. Bày tỏ ý kiến b. Tự do ngôn luận c. Được bàn bạc d. Được nêu ý kiến Câu 8: Thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng mấy cách ? a. 4 b. 3 c. 2 d. 1 Câu 9: Gửi đơn thư bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của mình là tham gia ? a. Gián tiếp b. Trực tiếp
- c. Tố cáo d. Khiếu nại Câu 10: luôn tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. a. Cơ quan báo chí b. Nhà nước c. Công dân d. Cơ quan làm luật Câu 11: Ngày Pháp luật nước Việt nam là a. 11/9 c. 2/9 b. 9/11 d. 9/2 Câu 12: Pháp luật Nhà nước ta ra đời khi nào? a. Có từ xưa c. Nhận dân ta giành được độc lập b. Khi có nhà nước d. Thành lập Quốc hội Câu 13: Pháp luật do ai ban hành ? a. Nhân dân c. Chính phủ b. Quốc hội d. Thủ tướng Câu 14: Hiến pháp do ai ban hành ? a. Nhân dân c. Chính phủ b. Quốc hội d. Thủ tướng Câu 15: Quốc hội là cơ quan: a. Hành chính nhà nước c. Quyền lực b. Xét xử d. Kiểm sát Câu 16: Tính đến nay Việt Nam có mấy văn bản Hiến pháp? a. 3 c. 5 b. 4 d. 6 Câu 17: Hiện nay, mọi công dân Việt Nam sống và làm việc theo Hiến pháp năm? a. 1959 c. 1992 b. 1980 d. 2013 Câu 18: Quốc hội có nhiệm vụ : a. Ban hành Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp b. Ban hành Pháp luật, sửa đổi Pháp luật c. Ban hành Hiến pháp, pháp luật d. Ban hành Hiến pháp, pháp luật; sửa đổi Hiến pháp, pháp luật Câu 19 : Bản chất của Nhà nước ta là : a. Thuộc gia cấp Tư sản c. Thuộc giai cấp tầng lớp quản lí nhà nước b. Thuộc tầng lớp công – nông d. Của dân do dân và vì dân
- Câu 20: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, thuộc nội dung nào của Hiến pháp a. Chính trị c. Thông tin văn hóa b. Quyền và nghĩa vụ của công dân d. Tổ chức bộ máy nhà nước Câu 21: Bộ máy nhà nước chia làm 4 cấp, thuộc nội dung nào của Hiến pháp: a. Chính trị c. Thông tin văn hóa b. Kinh tế d. Tổ chức bộ máy nhà nước Câu 22: Hiến pháp là cơ bản của nhà nước ta a. Chính trị c. Luật b. Nội dung d. Pháp lí Câu 23: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật giáo dục là: a. Bộ giáo dục c. Bộ văn hóa b. Hiếp pháp d. Quốc hội Câu 24: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Quy chế tuyển sinh đại học là : a. Bộ giáo dục c. Pháp luật b. Hiếp pháp d. Quốc hội Câu 25: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật thuế giá trị gia tăng là : a. Bộ Ngoại giao c. Bộ công thương b. Bộ y tế d. Quốc hội II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Thế nào là quyền khiếu nại ? Thế nào là quyền tố cáo ? Lập bảng phân biệt quyền khiếu nại, tố cáo ? Khi khiếu nại, tố cáo thì công dân cần thực hiện điều gì ? (12 phút -3 điểm) ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: - Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước xâm phạm quyền, lợi ích của mình. - Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước,của công dân, cơ quan, tổ chức. Nội dung Quyền khiếu nại Quyền tố cáo Khi nào Mục đích Với ai Cách thức
- * Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng. , không sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống đặt điều làm hại người khác, không trả thù người khiếu nại, tố cáo. Câu 2. Tài là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt Tài phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với Tài, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn ? (7 phút -2 điểm) ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: - Một mặt em khuyên nhủ Tài không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ Tài, và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của Tài và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện. Câu 3. Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận ? Công dân có quyền tự do ngôn luận như thế nào ? Trách nhiệm của nhà nước và công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận(7 phút -5 điểm) ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: - Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. - Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật, sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu Quốc hội, góp ý kiến vào các dự thảo theo quy định của pháp luật. * Trách nhiệm: (Hs tự nêu) Câu 4. Hiến pháp là gì ? Nội dung, vai trò của Hiến pháp quy định những vấn đề gì ?( 7 phút -2điểm) ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: - Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. - Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước: bản chất nhà nước,chế độ chính trị,kinh tế,chính sách văn hóa xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân - Hiến pháp có vai trò là nền tảng định hướng cho các văn bản pháp luật khác Câu 6. Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ; cơ quan quản lí nhà nước ; cơ quan xét xử ; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống các cơ quan nêu trên : Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo. (12 phút -3 điểm) ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI:
- Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống: - Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. - Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh và Xã hội, phòng Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh. Câu 7. Pháp luật là gì ? Nêu đặc điểm của pháp luật ? Vai trò của pháp luật ( 5 phút -3 điểm) ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: - Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. - Đặc điểm của pháp luật. +Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, đó là những quy tắc chung mang tính khuôn mẫu, phổ biến trong toàn xã hội +Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ rằng, chính xác, chặt chẽ +Tính bắt buộc(tính cưỡng chế). Bắt buộc mọi người tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lý - Vai trò của pháp luật: Là công vụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội, giữ vũng trật tự an ninh xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội Câu 8. Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ? (7 phút - 2 điểm) ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI: - Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong Ịớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý. - Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.