Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

docx 6 trang Đăng Bình 05/12/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN GDCD 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây về quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân? (khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất) a. Những công dân từ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia b. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có quyền tham gia c. Mọi công dân tùy theo khả năng, điều kiện của mình đều có thể tham gia d. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia Câu 2: Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam là bao nhiêu? a. Từ 18 đến 27 b. Từ 18 đến 25 c. Từ 17 đến 25 d. Từ 18 đến 30 Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của ai? a. Là nhiệm vụ của riêng quân độib. Là nghĩa vụ của mọi công dân c. Là nghĩa vụ riêng của nam giớid. Là nghĩa vụ của những người lớn từ 18 tuổi trở lên Câu 4: Giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật giáo dục là thể hiện quyền gì của công dân? (khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng) a. Quyền bình đẳng trước pháp luậtb. Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội c. Quyền tự do ngôn luậnd. Quyền tự do hội họp. Câu 5: Những hình thức nào dưới đây về tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp? ( đánh x vào ô tương ứng) Nội dung tham gia Tham gia trực tiếp Tham gia gián tiếp 1. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp 2. Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp về xây dựng khu dân cư, làng xã 3. Góp ý kiến về dự thảo Luật Giáo dục 4. Góp ý kiến cho ban giám hiệu nhà trường Câu 6: Hành vi nào sau đây là hành vi đạo đức, hành vi nào sau đây là hành vi pháp luật? (Đánh x vào ô tương ứng) Hành vi Đạo đức Pháp luật 1. Không chạy xe vượt đèn đỏ 2. Kính trọng và biết ơn thầy cô 3.Báo cho công an về vụ mất trộm của công dân 4.Gíup đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Câu 7: Trong các quyền sau đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ? A. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. B. Quyền khiếu nại, tố cáo. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do kinh doanh. Câu 8: Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ tổ Quốc ? A. Xây dựng lực lượng quốc phòng B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân C. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ D. Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự E. Tham gia bảo vệ trật tự, an toàn xã hội C©u 9: Em tán thành ý kiến nào sau đây về nghÜa vô b¶o vÖ tæ quèc ? A. Häc sinh không thÓ gãp phÇn b¶o vÖ tæ quèc. B. B¶o vÖ tæ quèc lµ tr¸ch nhiÖm riªng cña bé ®éi.
  2. C. B¶o vÖ tæ quèc lµ tr¸ch nhiÖm cña chiÕn sÜ h¶i qu©n.D. Häc sinh kh«ng thÓ vËn ®éng ng­êi th©n thùc hiÖn nghÜa vô qu©n sù. Câu 10: Em tán thành những quan điểm nào sau đây? A. Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người. C. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người Việt Nam. D. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam. Câu 11: Khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật, có người cho rằng: A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội. B. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội. C. Thực hiện đúng đạo đức giúp xã hội ổn định và làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. D. Đạo đức là nền tảng để giúp con người thực hiện và chấp hành tốt pháp luật Câu 12: Giữa đạo đức và pháp luật giống nhau đều là : a. Thể hiện , bảo vệ các giá trị nhân văn vì con ngườic. Đều do nhà nước ban hành b. Là những chuẩn mực bắt buộc mọi người phải thực hiệnd. Đều do kinh nghiệm mà có Câu 13: Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung là người sống a. có đạo đức c. Tuân theo pháp luật b. Kỉ luật d. Lễ phép Câu 14: Sống có đạo đức và pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp a. Mọi người tiến bộ b. Mọi người yêu quí,kính trọng c. Làm nhiều điều có ích d. Mọi người tiến bộ, làm nhiều điều có ích, mọi người yêu quí,kính trọn Câu 15: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân ? A. Học tập B. Kinh doanh C. Khiếu nại, tố cáo D. Mua bảo hiểm y tế. Câu 16: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội ? a) Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ; b) Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ ; c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân ; d) Quyền được học tập ; đ) Quyền khiếu nại, tố cáo e) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể ; g) Quyền tự do kinh doanh ; h) Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước. Định hướng trả lời: Các quyền: (a), (c), (đ), (h) là quyền thể hiện sự tham gia của công dân về quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 17: Em tán thành quan điểm nào dưới đây ? Vì sao ? a) Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước ; b) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người ; c) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân Định hướng trả lời: Em tán thành với quan điểm (c), bởi vì công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và công dân có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tố chức nhà nước.
  3. Câu 18:Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp ? a) Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ; b) Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương ; c) Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương ; d) Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ưỷ ban nhân dân địa phương ; đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài ; e) Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Định hướng trả lời: - Các hình thức trực tiếp: (a), (b), (c), (d) - Các hình thức gián tiếp: (đ), (e) Câu 19:: Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? Vì sao ? a) Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định ; b) Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ ; c) Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự ; d) Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư ; đ) Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, trường học ; e) Xây dựng nhà máy quốc phòng ; g) Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự ; h) Gặp gỡ ẹác chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22 - 12 ; i) Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia. Định hướng trả lời: Những hành vi, việc làm: (a), (c), (d), (đ), (e), (h), (i) là những hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Vì những hành vi, việc làm đó thực hiện đúng những nội dung được nêu trong Hiến pháp, Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ luật Hình sự, liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. Câu 20:Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức, hành vi nào thể hiện biết tuân theo pháp luật ? a) Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ; b) Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ; c) Giúp em học tập ở nhà ; d) Tham gia tích cực các công việc của lớp ; đ) Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 ; e) Tham gia hiến máu nhân đạo ; g) Không đua xe máy ; h) Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý ; i) Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ; k) Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều ; l) Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp. Định hướng trả lời: - Hành vi biểu hiện là người có đạo đức: (a), (b), (c), (d), (đ), (e). - Hành vi biểu hiện là người tuân theo pháp luật: (g), (h), (i), (k), (l) II. PHẦN LÝ THUYẾT
  4. Câu 1:Nêu nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ? Theo em quyền tham gia quản lý nhà nước có vai trò như thế nào ? Định hướng trả lời: * Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội: Là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc đóng góp ý kiến, tham gia thực hiện hoặc góp phần thực hiện, tham gia giám sát, kiểm tra đánh giá các hoạt động của nhà nước và các tổ chức xã hội. * Vai trò: - Là quyền chính trị cơ bản và quan trọng nhất của công dân - Giúp nhà nước và các tổ chức xã hội thu nhân được những ý kiến và công dân tốt góp phần thực hiện tốt việc quản lý nhà nước và quản lý xã hội. - Giúp công dân phát huy quyền làm chủ và năng lực của bản thân mình. - Giúp nhà nước và xã hội hoạt động hiệu quả, tiến tới công bằng, bình đẳng, văn minh. Câu 2: (SGK trang 60 sgk): Em cùng các bạn trong nhóm hãy thảo luận và góp ý kiến cho nhà trường và Ban dân số, gia đình và trẻ em ở địa phương về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Ví dụ : Làm thế nào để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em ? Làm thế nào để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập ? Cần làm gì để xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học ? (hay bất kì vấn đề nào em thấy là cần thiết và có ích cho trẻ em)(5 điểm - 5 phút) Định hướng trả lời: Để bảo đảm quyền vui chơi giải trí của trẻ em, nhà trường cần tổ chức tốt cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: đi dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ Ở địa phương: tổ chức các khu vui chơi dành cho trẻ em như công viên dành cho trẻ, nhà văn hoá thiếu nhi - Để trẻ bảo đảm môi trường giáo dục tốt xung quanh trường học: Nhà trường và địa phương phôi kết hợp để giải toả các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán karaoke phải thực hiện đúng quy định của địa phương về vệ sinh, an ninh, trật tự. - Để trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập, nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: mở lớp học tình thương, động viên giáo viên, đoàn viên tham gia giảng dạy ở các lớp tình thương, miễn học phí, cấp học bổng Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự đóng góp của các lực lượng trong xã hội để giúp đỡ trẻ cơ nhỡ được đến trường Câu 3: (SGK trang 60 sgk): Trong dịp tổng kết các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban dân số, gia đình và trẻ em phường, bạn Vân - một học sinh lớp 9, rất muốn tham gia ý kiến về các quyền của trẻ em nhưng lại băn khoăn không hiểu mình có được tham gia góp ý kiến không ? (5 phút) Theo em, Vân có được quyển tham gia góp ý kiến không ? Vì sao ? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào ? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân ? Định hướng trả lời: - Bạn Vân có quyền tham gia góp ý kiến, bởi vì Vân thực hiện quyền của công dân tham gia góp ý kiến cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường. - Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết. - Việc tham gia góp ý kiến thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội, đánh giá các hoạt động của các tổ chức xã hội mà cụ thể là Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phường. Câu 4:Bảo vệ tổ quốc là gì ? Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ? Để bảo vệ tổ quốc cần bảo vệ những gì ? Những hoạt động nhằm bảo vệ tổ quốc ? Bản thân chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc ? - Bảo vệ tổ quốc: Là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ X HCN và nhà nước CHXHCNVN. * Phải bảo vệ tổ quốc vì - Tổ quốc ta là thành quả mà cha ông chúng ta đã hi sinh xây dựng.
  5. - Hiện nay vẫn còn thế lực thù địch đang muốn phá hoại xâm chiến đất nước ta. - Bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ cơ bản để bảo vệ cuộc sống và tương lai chúng ta. * Cần bảo vệ: Vùng đất, vùng trời, vùng biển- đảo, bảo vệ nhân dân và nền văn hóa dân tộc. * Bảo vệ tổ quốc bao gồm: - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. - Thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. * Công dân cần: giữ gìn trật an ninh, lên án hoặc báo cáo kẻ có ý định xâm hại độc lập dân tộc hoặc chế độ CNXH, tham gia nghĩa vụ quân sự, thực hiện tốt các trách nhiệm của công dân. Câu 5: (SGK trang 65 sgk): Hãy nêu những việc em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.(3 điểm - 3 phút) Định hướng trả lời: - Tích cực rèn luyện sức khoẻ, tham gia luyện tập quân sự; - Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, trị an ở nơi cư trú và trong trường học; - Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương; - Tuyên truyền, phát hiện những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực phản động thù địch. Câu 6: (SGK trang 65 sgk): Tình huống : Nhà Hoà có hai anh em. Anh trai Hoà vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ Hoà không muốn xa con nên buồn bã, khóc lóc và muốn tìm mọi cách để xin cho anh ở lại.Nếu em là bạn Hoà, em sẽ làm gì ? Vì sao ? (3 điểm - 3 phút) Định hướng trả lời: Nếu em là bạn Hoà, em sẽ nói với Hoà động viên an ủi mẹ để mẹ tự hào khi con trai mẹ lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, đó vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự cho gia đình Hoà. Câu 7:Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?trình bày mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? Theo em sống có đạo đức và tuân theo pháp luật sẽ mang lại những lợi ích gì cho các nhân và xã hội. Định hướng:Sống có đạo đức là: suy nghĩa và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giảiquyết hợp lí giữa quyền lợi và nghãi vụ; Lấy lợi ích của xã hội, của dân tọc là mục tiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó. - Tuân theo Pháp luật: Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật * Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đạođức là phẩm chất bến vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có hành vi PL. Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện tốt pháp luật và ngược lại biết tìm hiểu chấp hành pháp luật cũng chính là sống đúng với chuẩn mực đạo đức. * Giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích và được mọi người yêu quý, kính trọng Vì vậySống có đạo đức và tuân theo pháp là nền tảng chúng ta hoàn thiện bản thân, thành công, hạnh phúc và được mọi người yêu mến, tin tưởng, giúp chúng ta thực hiện tốt trách nhiệm nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước, xã hội. Mọi người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật giúp các mới quan hệ trở nên lành mạnh, tốt đẹp, xã hội ổn định, công bằng văn minh.
  6. Câu 8: Hãy nêu ví dụ và phân tích nhận định : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.(3 điểm - 3 phút) Định hướng trả lời: Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại Phân tích: - Tấm gương đó thể hiện sự tự trọng, tự tin, biết chăm lo giúp đỡ người lấy lợi ích của mọi người làm mục tiêu phấn đấu. - Có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo - Tự giác giữ gìn gia đình, bảo vệ môi trường. Câu 9: (SGK trang 68 sgk): Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật ? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyến ma tuý, ).(3 điểm - 3 phút) Định hướng trả lời: Vì họ là những người không có đạo đức, chỉ biết hám lợi, làm giàu cho bản thân; bất chấp pháp luật. Câu 10: (SGK trang 68 sgk): Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ : “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”.(5 điểm - 5 phút) - Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào ? Vì sao ? - Em có nhận xét gì về việc làm củạ người phụ nữ trong tình huống trên ? Định hướng trả lời: - Nếu là Thanh và Hà, em sẽ kiên quyết từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ, bởi em biết đó là một gói hàng chứa những điều phạm pháp, nên công an mới rượt đuổi và người phụ nữ cố tình giấu đi. - Người phụ nữ làm một việc xấu xa, buôn bán đồ quốc cấm vi phạm pháp luật, cần bị pháp luật xử lí. - Nếu là Thanh và Hà, em sẽ kiên quyết từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ, bởi em biết đó là một gói hàng chứa những điều phạm pháp, nên công an mới rượt đuổi và người phụ nữ cố tình giấu đi. - Người phụ nữ làm một việc xấu xa, buôn bán đồ quốc cấm vi phạm pháp luật, cần bị pháp luật xử lí. Câu 11: (SGK trang 68 sgk ): Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật ? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó.(5 điểm - 5 phút) Định hướng trả lời: - Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức: + Còn che dấu khuyết điểm của bạn. + Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng + Còn trốn học. - Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật: + Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người + Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy; + Chưa đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. - Biện pháp khắc phục: + Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm về đạo đức như che dấu khuyết điểm của bạn, trao đổi khi làm bài + Phải thẳng thắn, chân tình góp ý kiến khi bạn mắc khuyết điểm; + Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.