Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

doc 8 trang Đăng Bình 05/12/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - MÔN HOÁ 8 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH NĂM HỌC 2018 -2019 I. TỔNG KẾT KIẾN THỨC: Câu 1: Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học, phương pháp điều chế, thu khí oxy trong phòng thí nghiệm của oxy ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ . Câu 2: Thế nào là phản ứng phân huỷ ? Phản ứng hoá hợp ? Phản ứng thế? Cho ví dụ. Câu 3: Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học, phương pháp điều chế và thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất hóa học. Câu 4: Các điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt đám cháy? Câu 5: Nêu thành phần hoá học, tính chất vật lý và tính chất hoá học của nước ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 6: Nêu vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất? Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm . Câu 7: Nêu định nghĩa và phân loại oxit, axit , bazơ , muối ? Cho ví dụ . Câu 8: Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? Độ tan của 1 chất trong nước là gì? Cho ví dụ. Câu 9: Nồng độ mol/l , Nồng độ phần trăm của dung dịch là gì ? Viết công thức tính. Câu 10: Các khái niệm sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm? thành phần của không khí? Gợi ý trả lời một số câu 1. Tính chất hoá học của Oxi: a. Tác dụng với một số PTHH loạipư b. Tác dụng với một số PTHH loại pư c. Tác dụng với một số PTHH 2. Tính chất hoá học của Hiđro: a. Tác dụng với PTHH loại pư b. Tác dụng với một số PTHH loại pư 3. Tính chất hoá học của Nước: a. Tác dụng với một số PTHH loại pư b. Tác dụng với một số PTHH loại pư c. Tác dụng với một số PTHH loại pư Điều chế Oxi-Hiđro Hãy viết và hoàn thành các PTHH sau: a. Nhiệt phân kali clorat: b. Nhiệt phân kali pemangnat: c. Điện phân nước: d. Kẽm + Axit clohiđric: e. Nhôm + Axit sunfuric: f. Natri + Nước: Trong các phản ứng trên, phản ứng nào dùng điều chế: Khí oxi trong PTN: ; Khí hiđro trong PTN:
  2. Ứng dụng của Oxi, Hiđro, vai trò của nước trong đời sống và sản xuất: *Ứng dụng của Oxi: *Ứng dụng của Hiđro: *Vai trò của nước: 4. Các loại hợp chất vô cơ: a. Hãy phân loại các hợp chất vô cơ và đọc tên theo yêu cầu Al2O3, SO2, H2SO4, Ca(NO3)2, HCl, CaCl2, H3PO4, Ba(HCO3)2, Fe(OH)3, N2O5, NaOH, K2HPO4, K3PO4, HNO3, P2O5, Al2(SO4)3, NaCl, CuSO4, KNO3, FeCl2, NaHCO3, BaSO4, H2S, HCl, HBr, H2SO3, H2CO3, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(NO3)2, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4, CaCO3, ZnCl2, FeS, KHCO3, K2O, SO3 , Na2O, FeO, BaO, CuO. Oxit : Oxit axit Oxit bazơ Axit: Axit không có oxi Axit có oxi Bazơ: Bazơ tan trong nước: Bazo không tan trong nước: Muối: Muối trung hòa Muối axit: 5. Các khái niệm về: Dung dịch-DD bão hoà-Độ tan-Nồng độ phần trăm-Nồng độ dd -Dung dịch: -Dung dịch bão hoà -Dung dịch chưa bão hoà - Độ tan: 2
  3. -Nồng độ phần trăm: + Công thức tính: C% = mct = mdd = -Nồng độ mol của dung dịch: + Công thức tính: CM = nct = V dd = II. BÀI TẬP: BÀI TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA - SÁCH BÀI TẬP CHƯƠNG 4, 5, 6. THAM KHẢO: A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Để bảo quản kim loại Na trong phòng thí nghiệm, người ta dùng cách nào sau đây: A. Ngâm trong nước B. Ngâm trong rượu C. Ngâm trong dầu hoả D. Bỏ vào lọ Câu 2: Khi làm thí nghiệm, dùng cặp gỗ để kẹp ống nghiệm, người ta thường: A. Kẹp ở vị trí 1/3 ống từ đáy lên B. Kẹp ở vị trí 1/3 ống từ miệng xuống C. Kẹp ở giữa ống nghiệp D. Kẹp ở bất kì vị trí nào Câu 3: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi.sau phản có chất nào còn dư? A. Oxi B. Photpho C. Hai chất vừa hết D. Không xác định được Câu 4: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại C. Oxi không có mùi và vị D. Oxi cần thiết cho sự sống Câu 5: Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước. A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3 B. SO3, Na2O, CaO, P2O5 C. ZnO, CO2, SiO2, PbO D. SO2, Al2O3, HgO, K2O Câu 6: Dãy chỉ gồm các oxit axit là: A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5 B. CO2, SO2, MnO, Al2O3, P2O5 C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3 D. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO Câu 7: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO 3 hay KMnO4 hoặc KNO3. Vì lí do nào sau đây? A. Dễ kiếm, rẻ tiền B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit C. Phù hợp với thiết bị hiện đại D. Không độc hại Câu 8: Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất: A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra Câu 9: Đốt chấy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O 2(đktc). Thể tích khi SO2 thu được là: A. 4,48lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 3,36 lít Câu 10: Cho các chất :1. FeO 2. KClO3 3. KMnO4 4. CaCO3 5. Không khí 6. H2O Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 5, 6 C. 2, 3 D. 2, 3, 5 Câu 11: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất: A. Khí oxi tan trong nước B. Khí oxi ít tan trong nước C. Khí oxi khó hoá lỏng D. Khí oxi nhẹ hơn nước Câu 12: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất: A. Khí oxi nhẹ hơn không khí B. Khí oxi nặng hơn không khí C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí D. Khí oxi ít tan trong nước 3
  4. Câu 13: Sự oxi hoá chậm là: A.Sự oxi hoá mà không toả nhiệt B. Sự oxi hoá mà không phát sáng C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng D. Sự tự bốc cháy Câu 14: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là: A. 33,6 lít B. 3,36 lít C. 11,2 lít D.1,12 lít Câu 15: Số gam KMnO4 cần dùng để đièu chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là: A. 20,7g B. 42,8g C. 14,3g D. 31,6g Câu 16: Có 3 oxit sau: MgO, P2O5, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử: A. Chỉ dùng nước B. Chỉ dùng dung dịch kiềm C. Chỉ dùng axit D. Dùng nước và giấy quì Câu 17: Cho 6,5g Zn vào bình đựng nước dung dịch chứa 0,25 mol HCl. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là: A. 2lít B. 2,24 lít C. 2,2 lít D. 4lít Câu 18:Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp A. CuO + H2 -> Cu + H2O B. CaO +H2O -> Ca(OH)2 C. 2MnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 D. CO2 + Ca(OH)2-> CaCO3 +H2O Câu 19: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp: A. 3Fe + 3O2 -> Fe3O4 B. 3S +2O2 - > 2SO2 C. CuO +H2 -> Cu + H2O D. 2P + 2O2 - > P2O5 Câu 20: Có 4 lọ đựng riệng biệt: nước cất, dung dịch H 2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ? A. Giấy quì tím B. Giấy quì tím và đun cạn C. Nhiệt phân và phenolphtalein D. Dung dịch NaOH o Câu 21: Chọn hiện tượng đúng nhất trong thí nghiệm H2 tác dụng với CuO ở nhiệt độ 400 C. A. Có lớp Cu kim loại màu đỏ gạch C. Cả A, B B. Có những giọt nước tạo thành D. Có lớp CuO màu đỏ gạch Câu 22: Khí hiđro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì H2 là khí A. không màu B. nhẹ nhất trong các loại khí C. có tác dụng với O2 trong không khí D. ít tan trong nước Câu 23 Khí H2 được dùng làm nhiên liệu vì lí do nào trong các lí do sau đây ? A. phản ứng của H2 với O2 toả nhiều nhiệt C. H2 kết hợp được với O2 tạo ra nước B. phản ứng giữa H2 và oxit kim loại toả nhiều nhiệt D. H2 là chất khí nhẹ nhất Câu 24 Không đốt ngay khí H2 thoát ra từ ống nghiệm sau phản ứng HCl tác dụng với Zn, vì A. lượng H2 thoát ra ít C. lượng H2 thoát ra nhiều B. H2 thoát ra có lẫn O2 tạo hỗn hợp gây nổ D. H2 thoát ra có lẫn hơi nước Câu 25 Đốt khí H2 trong không khí sẽ có hiện tượng . A. khói trắng B. ngọn lửa màu đỏ C. ngọn lửa màu xanh nhạt D. khói đen và hơi nước tạo thành Câu 26 Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi A. một nguyên tử H và một nguyên tử O B. hai nguyên tử H và một nguyên tử O C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O Câu 27. Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước là do: A. Hiđro tan trong nước B. Hiđro nặng hơn không khí C.Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khíD. Hiđro ít tan trong nước Câu28: Dẫn khí H2 đi qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng. Sau thí nghiệm hiện tượng quan sát được: A.Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành. B.Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành C.Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước bám ở thành ống nghiệm. D.Có tạo thành chất rắn màu đỏ, không có hơi nước bám ở thành ống nghiệm. Câu 29: Thu khí Hidro bằng cách đẩy không khí ta phải úp ngược bình thu vì A. Khí Hidro nặng hơn không khí. B. Khí Hidro nhẹ hơn không khí. C. Khí Hidro nặng bằng không khí. D. Khí Hidro tác dụng với không khí. Câu 30: Đốt hỗn hợp gồm 10 ml khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng? A. H2 dư B. O2dư C. 2 Khí vừa hết D. Không xác định được 4
  5. Câu 31: Trong các chất dưới đây, chất làm quì tím hoá đỏ là: A. Nước B. Dung dịch muối ăn C. Axit D. Nước vôi Câu 32: Cho 6,5g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 12g HCl. Thể tích khí H2( đktc) thu được là: A. 1,12lít B. 2,24 lít C.3,36 lít D. 2,42 lít Câu 33: Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng: 2H2 + O2 -> 2H2O Muốn thu được 22,5g nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là: A. 1,12lít B. 2,24lít C. 3,36lít D.4,48lít Câu 34: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường? A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr Câu 35: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế: A. 2KClO3 - > 2KCl + O2 B. SO3 +H2O - > H2SO4 C. Fe2O3 + 6HCl - >2FeCl3 +3 H2O D. Fe3O4 + 4H2 -> 3Fe + 4H2O Câu 36: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế? A. CuO + H2 -> Cu + H2O B. Mg +2HCl -> MgCl2 +H2 C. Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 +H2O D. Zn + CuSO4 ->ZnSO4 +Cu Câu 37: Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sau: A. Chất khí cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh B. Chất khí làm đục nước vôi trong C. Dung dịch có màu xanh D. Không có hiện tượng gì Câu 38:Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá xanh: A. Đường B. Muối ăn C. Nước vôi D. Dấm ăn Câu 39: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit: A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH Câu 40: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối: A. MgCl; Na2SO4; KNO3 C. Na2CO3; H2SO4; Ba(OH)2 B. CaSO4; HCl; MgCO3 D. H2O; Na3PO4; KOH Câu 41: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng: A. Gốc sunfat SO4 hoá trị I B. Gốc photphat PO4 hoá trị II C. Gốc Nitrat NO3 hoá trị III D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I Câu 42: Hợp chất nào sau đây là bazơ: A. Đồng(II) nitrat B. Kali clorua C. Sắt(II) sunfat D. Canxi hiđroxit Câu 43: Thể tích khí hiđro thoát ra(đktc) khi cho 13g kẽm tác dụng hết với axit sunfuric là: A. 2,24lít B. 4,48 lít C. 5,86 lít D. 7,35 lít Câu 44: Số gam sắt cần tác dụng hết với axit clohiđric để cho 2,24 lít khí hiđro (đktc) là: A. 56g B.28g C. 5,6g D. 3,7g Câu 45: Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho 9,8g kẽm tác dụng với 9,8g Axit sunfuaric là: A. 22,4 lít B. 44,8 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít Câu 46: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch? A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi Câu 47: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? A. Tăng B. Giảm C. Có thể tăng hoặc giảm D. Không thay đổi Câu 48: Độ tan của NaCl trong nước ở 20 0C là 36g. Khi mới hoà tan 14g NaCl vào 40g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl nữa để dung dịch bão hoà? A. 0,3g B. 0,4g C.0,6g D.0,8g Câu 49: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: A. Số gam chất đó tan trong 100g dung dịch. 5
  6. B. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch D. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà Câu 50: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào? A. Đều tăng B. Đều giảm C. Phần lớn tăng D. Phần lớn giảm 0 Câu 51: Ở 20 C hoà tan 40g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của 0 KNO3 ở nhiệt độ 20 C là: A. 40,1g B. 44, 2g C. 42,1g D. 43,5g Câu 52: Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%. A. Hoà tan 15g NaCl vào 90g H2O C. Hoà tan 15g NaCl vào 100g H2O B. Hoà tan 30g NaCl vào 170g H2O D. Hoà tan 15g NaCl vào 190g H2O Câu 55: Trong 225ml nước có hoà tan 25g KCl. Nồng đọ phần trăm của dung dịch là: A. 10% B. 11% C. 12% D. 13% Câu 53: Hoà tan 1 mol H2SO4 vào 18g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 84,22% B. 84.15% C. 84.25% D. 84,48% Câu 54: Trong 400ml dung dịch có chứa 19,6g H2SO4. Nồng độ mol của dung dịch thu được là: A. 0,2M B. 0,3M C.0,4M D.0,5M Câu 55: Hoà tan 12g SO3 vào nước để được 100ml dung dịch. Nồng độ của dung dịch H 2SO4 thu được là: A. 1,4M B. 1,5M C. 1,6M D, 1,7M Câu 56: Muốn pha 300ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là: A. 52,65g B. 54,65g C. 60,12g D. 60,18g Câu 57: Nồng độ phần trăm của dung dịch là: A. Số gam chất tan trong 100g dung môi C. Số gam chất tan trong 100g dung dịch B. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch D. Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch Câu 58: Nồng độ mol/lít của dung dịch là: A. Số gam chất tan trong 1 lít dung dịch C. Số gam chất tan trong 1lít dung môi B. Số mol chất tan trong 1lít dung dịch D. Số mol chất tan trong 1lít dung môi Câu 59: Ở 200C, độ tan của dung dịch muối ăn là 36g. Nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà ở 200C là: A. 25% B. 22,32% C. 26,4% D. 25,47% Câu 60: Hoà tan 6,2g Na2O vào nước được 2 lít dung dịch A. Nồng độ mol/l của dung dịch A là: A. 0,05M B. 0,01M C. 0,1M D. 1M B. TỰ LUẬN: DẠNG 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC. Bài 1: a. Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C; P, Fe. b. Viết PTHH biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại: magiê, sắt, kẽm, nhôm. Biết sản phẩm là những hợp chất lần lượt có công thức MgS, FeS, ZnS, Al2S3. Bài 2: Khi lần lượt đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên. Bài 3: Viết PTHH biễu diễn phản ứng của Hiđrô với các chất: oxi, sắt(III) oxit, oxit sắt từ, chì(II) oxit. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết loại phản ứng ? Bài 4: a. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau: Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3) ; Đồng (II) oxit + hiđro→ Chì(Pb)+H2O Lưu huỳnh đioxit +nước → Axit sunfurơ (H2SO3) ; Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua+H2 Điphotpho penta oxit + nước → Axit photphoric (H3PO4) 6
  7. b. Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao? Bài 5. Hoàn thành các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? t 0 a. KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + g. K2O + → KOH 0 b. + t MgO h. + H2SO4 → Al2(SO4)3 + t 0 i. + HCl → AlCl3 + c. +  P2O5 dp l. Fe + H2SO4 → + d. H2O  + m. N2O5 + H2O → e. K + H2O → + t 0 n. Fe3O4 + H2  + f. Ca + H2O → + Bài 6: Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng với nước. Nếu có hãy viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO3, Na2O, A2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2. Bài 7. Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyễn hóa sau: a. Natri → natri oxit → natri hidroxit d. Cacbon →cacbon dioxit →axit cacbonic e. K → K2O →KOH b. P → P2O5 → H3PO4 f. Cu → CuO → Cu. c. CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 DẠNG 2:NHẬN BIẾT CHẤT ,PHÂN LOẠI CHẤT VÀ TÁCH CHẤT Bài 8. Hãy phân biệt các chất sau : a. Có 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. b. Có 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch NaOH, H2SO4, Na2SO4 c. Có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau : Na2O, P2O5, MgO Bài 9. Cho biết các chất sau thuộc loại hợp chất nào, viết công thức của các hợp chất đó: Kali hiđroxit, Canxi clorua, lưu huỳnh tri oxit, axit sunfuric, axit photphoric, kẽm nitrat, đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt(III)sunfat, magie hiđro cacbonat, canxi photphat, kali hiđro photphat, kali đi hiđro photphat, nhôm nitrat, khí cacbonic, khí sunfurơ, axit clohidric. Bài 10. a. Lập công thức các bazơ ứng với các oxit sau: CuO, FeO, Na2O, BaO, Fe2O, Al2O3, MgO. b. Viết công thức các oxit axit ứng với các axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4. DẠNG 3: TÍNH THEO PTHH Bài 11. Trong phòng thí nghiệm,điều chế oxit sắt từ (Fe3O4) bằng cách dùng oxi oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. a. Tính số gam sắt và số gam khí oxi cần dùng để điều chế dược 2,32 g oxit sắt từ. b. Tính số g kali pemanganat cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên. Bài 12. Cho 19,5g kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric. Hãy cho biết : a. Thể tích khí H2 (đktc) thu được. b. Nếu dùng thể tích khí H2 trên để khử 19,2g sắt(III)oxit thì thu được bao nhiêu g chất rắn? Bài 13. Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric loãng. a. Tính thể tích khí hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. b. Chất nào thừa sau phản ứng và thừa bao nhiêu gam? DẠNG 4:BÀI TẬP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH Bài 14. Hãy tính: a) nồng độ mol của 750 ml dung dịch có chứa 0,5 mo1 MgCl2 b) nồng độ mol của 4lit dung dịch có chứa 400 g CuSO4 c) nồng độ phần trăm của 600 g dung dịch có chứa 20 g KCl d) nồng độ phần trăm của dung dịch có 20g NaCl hòa tan trong 180 g nước e) số mol và số gam chất tan trong 500ml dung dịch KNO3 2M f) số mol và số gam chất tan trong 50g dung dịch MgCl2 4% i) Tính nồng độ % của dd biết độ tan của muối ăn ở 200 là 36 g. 7
  8. o k) Ở 20 C, 50 g nước hòa tan được 18 g CuSO4 thì thu được dung dịch CuSO4 bão hòa. Tính độ tan của CuSO4 ở nhiệt độ này. Bài 15. Cho 5,6 g sắt tác dụng vừa đủ với 100 g dung dịch HCl . Hãy: a. Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc? b.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã phản ứng? c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng. Bài 16. Cho kim loại Kẽm vào 400 ml dung dịch HCl. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí ở đktc. a) Tính khối lượng kim loại đã tham gia phản ứng. b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã phản ứng. DẠNG 5: TÌM CÔNG THỨC PHÂN TỬ CỦA HỢP CHẤT VÔ CƠ Bài 17. Cho biết khối lượng mol một oxit của kim loại là 160g/mol, thành phần về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 70%. Lập công thức hóa học của oxit. Gọi tên oxit đó. Bài 18.Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại R có hóa trị II thu được 12 g oxit. Xác định tên nguyên tố R trên. DẠNG 6: THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN - Tính chất vật lý, ứng dụng của H2, O2, H2O. Lưu ý quan trọng khi TN: Na, H2, điều chế H2, O2. Cách sử dụng một số dụng cụ ở PTN. - Các nguyên nhân ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. - Biện pháp bảo vệ nguồn nước, không khí. Ôn lại toàn bộ các thí nghiệm có trong chương 4,5,6. HẾT (Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi) 8