Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

docx 6 trang Đăng Bình 05/12/2023 680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2018_201.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SỬ 8 ( 2018 - 2019) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1( 0,5 điểm) Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê thuộc các tỉnh A. Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị. B. Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang. C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình. D. Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Vĩnh Phúc. Đáp án: C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình. Câu 2 ( 0,5 điểm) Nguyễn Thiện Thuật sinh năm A. 1843. B. 1844. C. 1845. D. 1846. Đáp án: B. 1844. Câu 3 ( 0,5 điểm) Khởi nghĩa nông dân Yên Thế kéo dài từ A. 1886 đén 1887. B. 1885 đến 1895. C. 1883 đến 1892. D. 1884 đến 1913. Đáp án: D. 1884 đến 1913. Câu 4 ( 0,5 điểm) Đại diện tiêu biểu nhất cho phong trào cải cách nửa cuối thế kỉ XIX là A. Trần Đình Túc. B. Nguyễn Huy Tế. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Nguyễn Lộ Trạch. Dáp án: C. Nguyễn Trường Tộ. Câu 5 ( 0,5 điểm) Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX’
  2. C. Nửa cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XIX. Đấp án: C. Nửa cuối thế kỉ XIX. Câu 6 ( 0,5 điểm) Người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đinh Huế là A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu. C. Tôn Thất Thuyết. D. Trương Định’ Dáp án: C. Tôn Thất Thuyết. Câu 7 ( 0,5 điểm) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là A. khởi nghĩa Ba Đình. B. khởi nghĩa Bãi Sậy. C. khởi nghĩa Hùng Lĩnh. D. khởi nghĩa Hương Khê. Đáp án: D. khởi nghĩa Hương Khê. Câu 8 ( 0,5 điểm) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được thực hiện từ năm nào? A. Năm 1884. B. Năm 1887. C. Năm 1897. D. Năm 1914. Dáp án: B. Năm 1887. Câu 9 ( 0,5 điểm) Việt Nam bị chia làm 3 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì) với 3 chế độ cai trị khác nhau là A. xứ bảo hộ,nửa bảo hộ và xứ thuộc địa. B. xứ bảo hộ,nửa bảo hộ và xứ nửa thuộc địa. C. xứ tự trị, xứ phụ thuộc và xứ thuộc địa. D. xứ tự trị, xứ phụ thuộc và xứ nửa thuộc địa. Đáp án: B. xứ bảo hộ,nửa bảo hộ và xứ nửa thuộc địa.
  3. Câu 10 ( 0,5 điểm) Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam bao gồm mấy giai cấp và tầng lớp nhân dân? A. 2 giai cấp và 3 tầng lớp. B. 3 giai cấp và 2 tầng lớp. C. 4 giai cấp và 1 tầng lớp. D. 5 giai cấp và 2 tầng lớp. Dáp án: B. 3 giai cấp và 2 tầng lớp. Câu 11 ( 0,5 điểm) Cuộc vận động Duy tân diễn ra sôi nổi ở đâu? A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Cả 3 kì. Đáp án: B. Trung Kì. Câu 12 ( 0,5 điểm) Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế diễn ra vào năm nào? A. Năm 1915. B. Năm 1916. C. Năm 1917. D. Năm 1918. Đáp án: B. Năm 1916. PHẦN II: TỰ LUẬN Bài 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 Câu 1:Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì.( 10 phút-2,0 điểm) Trảlời: - Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên - Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. - Các nhà Nho dung ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị Bài 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884) Câu 2: Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873( 5 phút-2,0 điểm) - Thấy lực lượng củađ ịch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21- 12-1873, quân Phápbuộc phải phá vòng vây đánh raCầu Giấy. - Chớp thời cơ, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viên phụ kích. Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Câu 3: Nêu nguyê nnhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.( 15 phút-3,0 điểm)
  4. - Nguyên nhân: + Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã bị phân chia thành hai pháiđối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do TônThất Thuyế t đứng đầu. + Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm ứ,định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành. - Diễn biến: + Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyế thạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. + Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.Trên đường đi, chúng xả sung tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hang trăm người dân vô tội đã bị giết hại. Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX Câu 4: Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ?( 5 phút-2,0 điểm) - Đất nước đang trong tình trạng nguy khốn (Pháp mở rộng xâm lược; triều đình bảo thủ, lạc hậu: kinh tế kiệt quệ; mâu thuẫn xã hội gay gắt ). - Xuất phá ttừ long yêu nước.Các sĩ phu lành ững người thong thái, đinh iều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu – Mĩ và thành tựu của nền văn hoá phương Tây. Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Câu 5: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên.(15 phút- 3,0 điểm)
  5. Câu 6: Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?(3phút- 2,0 điểm) - Nhật Bản làm ộ tnước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam. Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc cải cách duy tân và con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh nên đã kích thích nhiều người yêu nướcViệt Nam muốn đi theo con đường của họ. Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 Câu 7: Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động nào?( 7 phút - 3,0 điểm) + Tháng 3 - 1907. LươnVãn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tênlà Đông Kinh nghĩa thục. Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bìnhvăn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước + Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn ây, Bắc Ninh,Hải Dương, Thái Bình + Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường. Câu 8: Đông Kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta?( 15 phút-3,0 điểm) Đông Kinh nghĩa thục: - Là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương. - Nâng cao lòng yêu nước và trí tiến thủ cho quần chúng nhân dân,truyền bá một nền tư tưởng, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ, hỗ trợ phong trào Đông du, Duy tân.
  6. - Chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới ( học chữ Quốc ngữ), đả phá và lên án, phong tục, tập quán lạc hậu. - Tố cáo tội ác, thức tỉnh đông bào. Câu 9: Vì sao NguyễnTất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước?( 10 phút- 2,0 điểm) - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại. - Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.