Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

docx 13 trang Đăng Bình 11/12/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

  1. SỞ GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10 - HỌC KÌ II Năm học: 2020-2021 A. Phần Đọc - hiểu (4đ) 1. Phương thức biểu đạt Phương thức Đặc điểm nhận diện biểu đạt Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả (diễn biến sự việc). Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật Thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ phù hợp. Nghị luận Trình bày ý kiến đánhgiá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. Hành chính Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể. 2. Phong cách ngôn ngữ Phong cách Đặc điểm nhận diện ngôn ngữ Sinh hoạt Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên. Nghệ thuật Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện 3. Biện pháp tu từ Biện pháp Hiệu quả nghệ thuật tu từ So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc.
  2. Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc. Điệp Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp từ/ngữ/cấu điệu cho câu văn, câu thơ. trúc. Nói giảm, nói Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân tránh trọng Nói quá Tô đậm, phóng đại về đối tượng. Câu hỏi tu từ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định ) Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên. Tương phản, Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa, nhấn mạnh vấn đề. đối lập Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt. Im lặng Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc. 4. Phép liên kết câu Phép liên kết Đặc điểm nhận diện Phép lặp Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước. Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ ở câu trước. Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với câu trước. Phép liên Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng tưởng (đồng trường liên tưởng với các từ ngữ ở câu trước. nghĩa / trái nghĩa) 5. Các thể thơ Để phân biệt được các thể thơ, xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm tra, chúng ta cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp Căn cứ vào luật thơ, người ta phân chia các thể thơ Việt Nam ra thành 3 nhóm chính: - Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói - Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt - Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi, 6. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề: văn bản thường là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, hài hòa về hình thức. Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan đề cũng như nội dung chính của văn bản. - Nhan đề của văn bản thường nằm ở những từ ngữ, những câu lặp đi, lặp lại nhiều lần trong văn bản.
  3. - Muốn xác định được câu chủ đề của đoạn, chúng ta cần xác định xem đoạn văn đó trình bày theo cách nào. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì câu chủ đề thường ở đầu đoạn. Nếu là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Còn đoạn văn trình bày theo cách móc xích hay song hành thì câu chủ đề là câu có tính chất khái quát nhất, khái quát toàn đoạn. Câu đó có thể nằm bất cứ vị trí nào trong đoạn văn. 7. Xác định nội dung chính của văn bản Muốn xác định được nội dung của văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào tiêu đề của văn bản; căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản. 8. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh, một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải phân tích vì sao lại như vậy. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải phải bám sát vào văn bản. Phần này phụ thuộc nhiều vào khả năng cảm thụ thơ văn của học sinh. B. Phần làm văn (6đ): Viết bài văn nghị luận văn học. Tập trung vào 3 đoạn trích phẩm sau: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Trao duyên, Chí khí anh hùng. Nội dung chính như sau: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (NGUYỄN DỮ) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng làm quan sau đó ở ẩn. - Tác phẩm nổi tiếng là “Truyền kì mạn lục”- là tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép những chuyện li kì trong nhân gian. 2.Tác phẩm: - Viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời nửa đầu thế kỉ XVI, các truyện hầu hết viết về các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. Đằng sau yếu tố hoang đường là hiện thực đương thời lúc bấy giờ. - Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung, quan điểm sống” lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. - Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì “thiên cổ kì bút” (Vũ Khâm Lân)
  4. II. Phân tích 1. Nhân vật Ngô Tử Văn * Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn. - Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn - Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang - Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được → Cách giới thiệu trực tiếp ngắn gọn mang tính khẳng định tạo chú ý người đọc → Giọng điệu ngợi ca định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về những hành động tiếp theo của nhân vật. * Cuộc đấu tranh với cái ác, cái xấu của Ngô Tử Văn khi ở trên trần gian - Hành động đốt đền: + Nguyên nhân đốt đền: Tức giận trước sự hưng yêu tác quái làm hại dân chúng của hồn ma tiên tướng giặc Bách Bộ họ Thôi. + Hành động: tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền → Đốt đền là hành động có chủ đích, hành động cẩn trọng, không phải hành động bộc phát → Hành động công khai đầy 4ung cảm, quyết liệt. + vung tay không sợ gì cả mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi →Tự tin vào việc làm của mình là đúng. ⇒ Thể hiện sự khẳng khái, chính trực, kiên cường, 4ung cảm của trí thức Việt ⇒ Thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc. - Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi + Sau khi đốt đền, Tử Văn trở về bị “sốt nóng sốt rét”. + Hình ảnh hồn ma tướng giặc: Diện mạo khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ Lời nói: Mắng mỏ đe dọa, bắt Ngô Tử Văn lập lại đền. → Đây là một kẻ xảo trá, tham lam, hung ác + Thái độ của Ngô Tử văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên →Thái độ của con người tự tin vào việc làm chính nghĩa. - Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công +Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn →Thổ công biết sự tồn tại của cái xấu nhưng cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lí +Thổ công bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương →Tạo ra sự phát triển logic cho câu chuyện. →Tử Văn không còn chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của thổ công. * Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti.
  5. - Tử Văn đối đầu với những thử thách +Tên bách hộ họ Thôi: Tỏ vẻ khép nép, đáng thương, để kêu oan + Diêm Vương: Nghe theo lời tố cáo của tên tướng giặc, trách mắng, phán Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh +Thái độ của Tử Văn: Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn Một mực kêu oan, điềm tĩnh, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương và sự xảo trá giả tạo của tên tướng giặc - Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc + Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn. + Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống tản Viên chứng thực + Diêm Vương: Chứng thức và tin lời Ngô Tử Văn, xử cho Tử Văn thắng kiện. → Cuộc đấu tranh đã bộc lộ khí phách, sự thông minh, cam đảm, quyết liệt của Ngô Tử Văn trên hành trình đòi lại công lí → Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, xảo trá, giả tạo của hồn ma tên tướng giặc. → Kết quả của cuộc chiến cho thấy ước mơ về sự công bằng của nhân dân. * Kết quả - “Ngôi mộ tên tướng giặc thì tự dưng bị bật tung lên, hài cốt tan tành như cám vậy”. Có ý nghĩa noi gương cho người sau. - Ngô tử văn đã chiến thắng và nhận chức phán sự đền Tản Viên vì chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa. Đây là phẩn thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn. - Diệt trừ tận gốc cái ác, lấy lại danh dự cho thổ công, làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho Ngô Tử Văn - Gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan chính trực, thanh liêm. - Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ: Thể hiện niềm tin về một vị quan tốt, giúp nước, giúp dân. 2. Ý nghĩa, bài học * Ý nghĩa của truyện - Thể hiện niềm tin vào công lí, ước mơ về một xã hội công bằng ở hiền gặp lành, ác giả ác báo - Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công của xã hội đương thời - Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời - Phê phán sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân. * Bài học - Cần dũng cảm đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí và lẽ phải.
  6. - Có niềm tin vào lẽ phải: Thiện thắng ác 3. Đặc sắc nghệ thuật - Sự kếp hợp giữa bút pháp thực và ảo, mượn truyện kì ảo để phản ánh hiện thực ở đời vì thế nó mang giá trị thời đại - Cốt truyện kịch tính, hấp dẫn với kết cấu logic có mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút - Lựa chọn tình tiết li kì, lôi cuốn - Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động III. Kết luận - Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” - Trình bày suy nghĩ của bản thân về tác phẩm: Đem lại sự thích thú cho người đọc bởi người tốt đã được đền đáp xứng đáng, kẻ ác bị trừng trị. TRAO DUYÊN – NGUYỄN DU I. Tìm hiểu chung 1.Vị trí đoạn trích - Từ câu 723 đến 756 của tác phẩm. Mở đầu cho quãng đời 15 năm - Đoạn trích Trao duyên có vị trí đặc biệt, lđánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Kiều. 2. Nhan đề - Nhan đề Trao duyên do người biên soạn đặt - Nhan đề gợi hoàn cảnh đặc biệt, bộc lộ nỗi đau của nhân vật II. Phân tích 1. Từ câu 1 đến câu 12 của đoạn trích Trao duyên: Thúy Kiều nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều * Lời lẽ trao duyên: Thúy Kiều sử dụng từ cậy thay cho từ nhờ, từ chịu thay cho từ nhận để mở lời nhờ em giúp mình trả nghĩa Kim trọng. Hai từ ngữ này mang sắc thái:
  7. + Cậy: Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói > < nhận: mang tính tự nguyện Cách chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều và sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du * Cử chỉ trao duyên: Không chỉ dừng lại ở cách sử lựa chọn từ ngữ Thúy Kiều còn kết hợp với hành động lạy, thưa để thể hiện thái độ kính cẩn, trang trọng và tạo không khí trang trọng, thiêng liêng cho thấy điều sắp nói ra vô cùng quan trọng. * Cách lựa chọn từ ngữ chính xác kết hợp với hành động tạo không khí trang trọng và tình cảm chân thành của Kiều đã đặt Thúy Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối. b. Mười câu tiếp: Kiều dùng lí lẽ thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên * Kể về mối tình với chàng Kim Trọng, nguyên nhân tan vỡ và quyết định của mình. - Sử dụng thành ngữ: “Giữa đường đắt gánh tương tư” để tang tính thuyết phục và tạo sự tế nhị. - Cách ngắt nhịp 2/2 vừa thiết tha vừa trang trọng → Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều * Lí lẽ Kiều thuyết phục Thúy Vân: - “Ngày xuân em hãy còn dài” → Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước. - “Xót tình máu mủ thay lời nước non” → Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt. - Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều → Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời
  8. ⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa. Tiểu kết: - Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên - Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 3. Từ câu 13 đến câu 18 của đoạn trích Trao duyên: Kiều trao kỉ vật tình yêu của mình cho Thúy Vân - Kiều trao kỉ vật tình yêu của mình với kim Trọng: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền → Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc. - Duyên này thì giữ vật này của chung: là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa - “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn → Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng. 4. Từ câu 19 đến câu 26 của đoạn trích Trao duyên: Lời dặn dò của Kiều * Kiều dự cảm về cái chết - Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan → Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng → Ta thấy được sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim trọng của Kiều * Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân
  9. - “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa. - “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị. → Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều. Lúc này, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết. ♦ Tiểu kết: - Nội dung: 14 câu thơ tiếp là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát. - Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, độc thoại nội tâm. 5. Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng - Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại - Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng” → Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi - Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại → Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại. - Các hành động + Nhận mình là "người phụ bạc" + Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu + Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng. → Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý ♦ Tiểu kết - Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.
  10. - Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ. III. Kết luận - Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc. CHÍ KHÍ ANH HÙNG – NGUYỄN DU I. Tìm hiểu chung: 1. Vị trí đoạn trích Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải 2. Bố cục (3 phần) - Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải - Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều - Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải 3. Giá trị nội dung Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí 4. Giá trị nghệ thuật - Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật - Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng II. Phân tích 1. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu)
  11. - Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa đương nồng” - Hình ảnh Từ Hải: + Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải + Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng + Động lòng bốn phương: trong lòng nao nức chí tung hoành bốn phương + Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch → Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường ⇒ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh 2. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (12 câu tiếp theo) a) Lời của Thúy Kiều - Xưng hô: chàng – thiếp → Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết - Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng - Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải ⇒ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng b) Lời của Từ Hải - Lời đáp của Từ Hải: + Từ chối mong muốn của Thúy Kiều
  12. + Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ anh hùng + Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình → Tính cách anh hùng của Từ Hải - Lời hứa của Từ Hải: + Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào bản thân, vào sự nghiệp của mình + Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về → Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với tri kỉ + Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp + Lời hẹn” một năm”: mốc thời gain cụ thể, nhanh chóng → Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin ⇒ Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin vào tài năng của mình 3. Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải (2 câu còn lại) - Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi → Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí anh hùng - Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ ⇒ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du III. Kết luận Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
  13. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO