Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

doc 8 trang Đăng Bình 05/12/2023 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_7_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII VẬT LÍ 7 – NĂM HỌC 2018 - 2019 I/ LÍ THUYẾT: Câu 1:Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện thì có khả năng gì ? Gợi ý trả lời: - Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát - Vật bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật nhẹ khác, phóng điện. Câu 2: - Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các điện tích đó? - Khi nào vật nhiễm điện dương? Khi nào vật nhiễm điện âm ? - Trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử Gợi ý trả lời: - Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau , khác loại thì hút nhau - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân Câu 3: Dòng điện là gì? Nêu vai trò và đặc điểm của nguồn điện? Gợi ý trả lời: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động . Nguồn điện có hai cực là cực âm , kí hiệu dấu trừ (-) và cực dương, kí hiệu dấu cộng (+) Câu 4: - Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? Lấy ví dụ minh hoạ - Dòng điện trong kim loại là gì? Gợi ý trả lời: - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua - HS tự lấy ví dụ - Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng Câu 5: Nêu qui ước về chiều dòng điện? Gợi ý trả lời: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện Câu 6: Nêu các tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong thực tế của các tác dụng này? Gợi ý trả lời:
  2. -Tác dụng nhiệt: dòng điện đi qua các vật dẫn làm vật dẫn nóng lên. VD: Bóng đèn sợi đốt, bàn là, bếp điện, máy quạt, tivi -Tác dụng phát sáng: VD: Bóng đèn bút thử điện, đèn huỳnh quang sáng khi có dòng điện chạy qua dù chưa tới nhiệt độ cao. -Tác dụng từ: Dòng điện làm quay kim nam châm. VD: Nam châm điện, chuông điện -Tác dụng hóa học: Dòng điện đi qua dung dịch muối kim loại, tách kim loại ra khỏi muối. VD: mạ kim loại - Tác dụng sinh lý: Dòng điện đi qua cơ thể người và động vật gây ra hiện tượng điện giật. Câu 7: a. Cường độ dòng điện cho ta biết điều gì? b. Nêu kí hiệu và đơn vị đo cường độ dòng điện. c. Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Nêu cách mắc dụng cụ đó trong mạch điện? Gợi ý trả lời: a. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh hay yếu của dòng điện. b. Kí hiệu của cường độ dòng điện: I. Đơn vị: Ampe (A), miliAmpe (mA) c. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện cần đo sao cho chốt dương hướng về phía cực dương của nguồn điện. Câu 8: a. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho ta biết điều gì? b. Nêu kí hiệu và đơn vị đo của hiệu điện thế ? c. Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì? Nêu cách mắc dụng cụ đó trong mạch điện? Gợi ý trả lời: a. Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. b. Kí hiệu của hiệu điện thế: U; Đơn vị: Vôn (V), miliVon (mV), kiloVon (kV) c. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. Mắc vôn kế song song vào dụng cụ cần đo hiệu điện thế sao cho chốt dương hướng về phía cực dương của nguồn điện. Câu 9: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho ta biết điều gì? Gợi ý trả lời: Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. Câu 10: Hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện trong mạch điện khi mạch kín? Gợi ý trả lời: - Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
  3. - Đối với mỗi bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. Câu 11: Trình bày mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp? Viết biểu thức. Gợi ý trả lời: Trong đoạn mạch nối tiếp: - Dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch : I = I1 = I2. - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn: U = U1 + U2 Câu 12: Trình bày mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song? Viết biểu thức. Gợi ý trả lời: Trong đoạn mạch song song: - Dòng điện trong mạch chính có cường độ bằng tổng cường độ dòng điện qua các đoạn mạch rẽ: I = I1 + I2. - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 II/ BÀI TẬP: A/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Thiết bị nào sau đây ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? a. Chuông điện c. Máy sấy tóc b. Bóng đèn dây tóc d. Nồi cơm điện Câu 2: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí? a. Bóng đèn dây tóc c. Cầu chì b. Bàn là d. Bóng đèn của bút thử điện Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện? a. Pin c. Đinamô lắp ở xe đạp b. Bóng đèn điện đang sáng d. Bình acquy Câu 4: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì có nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì: a. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo dợi tóc thẳng ra. b. Các sợi tóc trơn hơn và bị kéo thẳng ra. c. Tóc đang rối khi bị chải thì thẳng ra. d.Cọ xát với tóc, lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra. Câu 5: Dòng điện đi qua nồi cơm điện có tác dụng chủ yếu : a. Tác dụng từ b. Tác dụng nhiệt c. Tác dụng phát quang d. Tác dụng hóa học Câu 6 : Khi có dòng điện chạy qua bóng đèn dây tóc thì nó sẽ : a. Phát sáng c. Phát sáng nhưng không nóng b. Bị nóng lên d. Vừa phát sáng, vừa nóng lên Câu 7 : Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất khi nói về dòng điện ? a. Dòng điện là dòng các êlectrôn dịch chuyển theo nhiều hướng
  4. b. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển theo nhiều hướng khác nhau c. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng d. Dòng điện là dòng điện tích Câu 8: Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa: a. Đơn giản hoá các bộ phận của mạch điện b. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện c. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với trong thực tế d. Tất cả các câu a, b và c đều đúng Câu 9: Ampe (A) là đơn vị đo của : A. Lực B. Ampe kế C. Hiệu điện thế D. Cường độ dòng điện Câu 10 : Chọn kết quả đúng : 1,5 A bằng bao nhiêu mA? A. 0,15mA. B. 1500mA. C. 150mA. D. 15000mA Câu 11: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A). A. Ampe kế có giới hạn đo: 2A C. Ampe kế có giới hạn đo: 0,5A B. Ampe kế có giới hạn đo: 100mA D. Ampe kế có giới hạn đo: 1A Câu 12: Nên chọn Ampe kế nào dưới đây để đo cường độ dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện? A. GHĐ: 2A - ĐCNN: 0,2A C. GHĐ: 200mA - ĐCNN: 5mA B. GHĐ: 500mA - ĐCNN: 10mA. D. GHĐ: 1,5A - ĐCNN: 0,1A Câu 13: Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ 0,5A.Nếu cho dòng điện có cường độ chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất? A. 0,7A B. 0,40A C. 0,48 A D. 0,45A Câu 14 : Vôn (V) là đơn vị đo của : A. Hiệu điện thế B. Vôn kế C. Lực D. Cường độ dòng điện Câu 15 : Chọn kết quả đúng : 2,4 V bằng bao nhiêu ? A. 24000mV. B. 2400mV C. 240KV D. 2400KV Câu 16 : Dùng vôn kế có giới hạn đo là bao nhiêu để đo nguồn điện cỡ 700mV ? A. 60V B. 7,5V C. 800mV D. 80V Câu 17: Trường hợp nào sau đây không có hiệu điện thế? A. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng B. Giữa hai cực của một pin còn mới để trên bàn. C. Giữa hai cực của một acquy trong mạch kín thắp sáng bóng đèn. D. Giữa hai đầu một bóng đèn khi chưa mắc nó vào mạch điện. Câu 18:Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là: 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào thì dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt? A.110V B. 220V C. 300V D. 200V Câu 19: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch bằng: A. cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần. B. tổng cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thành phần. C. tích giữa các cường độ dòng điện qua các đoạn mạch thành phần.
  5. D. hiệu cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch thàn phần. Câu 20: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính cường độ dòng điện đối với đoạn mạch 2 đèn nối tiếp. A. I = I1 + I2 B. I = I1 = I2 C. I = I1 - I2 D. I1 = I + I2 Câu 21: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính hiệu điện thế đối với đoạn mạch 2 đèn mắc nối tiếp. A. U = U1 + U2 B. U = U1 = U2 C. U = U1 - U2 D. U1 = U + U2 Câu 22: Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch A. bằng tổng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch rẽ. B. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ. C. bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn rẽ. D. bằng hai lần tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ. Câu 23: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính cường độ dòng điện đối với đoạn mạch 2 đèn song song. A. I = I1 + I2 B. I = I1 = I2 C. I = I1 - I2 D. I1 = I + I2 Câu 24: Biểu thức nào sau đây là đúng khi dùng để tính hiệu điện thế đối với đoạn mạch 2 đèn mắc song song. A. U = U1 + U2 B. U = U1 = U2 C. U = U1 - U2 D. U1 = U + U2 Câu 25: Để đo cường độ dòng điện người tà dùng dụng cụ nào sau đây? A. Ampe kế B. Vôn kế C. Lực kế. D. Cân. Câu 26: Để đo hiệu điện thế người tà dùng dụng cụ nào sau đây? A. Ampe kế C. Lực kế. D. Bình chia độ. B. Vôn kế Câu 27: Ampe kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng? Câu 28: Trong các mạch điện có sơ đồ dưới đây, các công tắc K ở chế độ được biểu diễn như trên hình 24.4. Hỏi ampe kế mắc trong sơ đồ nào có chỉ số khác 0? Câu 29: Các công tắc K trong các mạch điện được giữ ở chế độ như trên các sơ đồ hình 26.5. Vôn kế trong sơ đồ nào đang đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn?
  6. Câu 30: Hai bóng đèn ở sơ đồ nào trong hình 27.2, không mắc nối tiếp với nhau? Câu 31: Hai bóng đèn trong các mạch điện có sơ đồ nào dưới đây (hình 28.3) không mắc song song với nhau? B/ BÀI TẬP TỰ LUẬN: DẠNG 1 : GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG Bài 1: Các dụng cụ để sữa chữa của thợ điện (kìm ) ở chỗ tay cầm thường có bọc nhựa hoặc cao su. Giải thích tại sao ? Bài 2: Tại sao trong các xưởng may người ta thường treo những tấm kim loại bị nhiễm điện trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích? Bài 3: Tại sao khi lau cửa kính bằng vải thì càng lau càng bẩn. Để lau được sạch thì ta phải làm cách nào? Vì sao? DẠNG 2 : ĐỔI ĐƠN VỊ a/ 0,5 A = . mA e/ 500 mV = V b/ 1,3 A = . mA f/ 0,02 kV = V c/ 255 mA = A g/ 20 V = kV d/ 1020 mA = A h/ 0,5 V = mV DẠNG 3 : BÀI TẬP VỀ ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP Câu 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 1, ampe kế A1có số chỉ 0,5A. Hãy cho biết : K a.Hãy điền kí hiệu các cực của nguồn điện và các chốt của ampe kế.   b.Xác định số chỉ của ampe kế A2 bằng bao nhiêu? Hình 1 A c.Tính cường độ dòng điện I1, I2 qua các bóng đèn Đ1 và Đ2? 2 A1 Đ1 Đ2
  7. Câu 2: Cho mạch điện như sơ đồ hình 2: a.Biết U = 5,4V; U = 2,3V. Tính U ? + - K 12 23 13   b. Biết U13 = 10,5V; U12 = 4,5V. Tính U23? c.Vẽ thêm ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch và    2 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoan mạch 1 3 Hình 2 Câu 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 3. Biết vôn kế V chỉ U = 3,5V; V vôn kế V chỉ U = 2,5V. Ampe kế chỉ I = 0,2A . 1 1 K a/ Ghi các kí hiệu dấu (+), (-) vào các cực của nguồn điện   và các chốt của ampe kế, vôn kế để có mạch điện đúng. A b/ Tìm số chỉ U2 của vôn kế V2? Hình 3 Đ2 c/ Tính cường độ dòng điện qua các đèn? Đ1 d/ Khi công tắc K mở, các vôn kế V và V1 có số chỉ tương ứng là bao nhiêu ? V1 V2 Bài 4: + Cho mạch điện như hình vẽ. Vẽ lại sơ đồ mạch điện và cho biết đèn nào K1 sáng, đèn nào không sáng. a- Khi K1 và K2 cùng mở. §1 §2 §3 b- Khi K1 và K2 cùng đóng c- Khi K1 mở và K2 đóng. d- Khi K1 đóng và K2 mở. K2 Bài 5: + Cho mạch điện như hình vẽ. Vẽ lại sơ đồ mạch điện và cho biết đèn nào K1 sáng, đèn nào không sáng. a- Khi K1, K2 và K3 cùng mở. §1 §2 §3 §4 b- Khi K1 đóng K2 và K3 mở. c- Khi K2 đóng K1 và K3 mở. d- Khi K3 đóng K1 và K2 mở. K e- Khi K1, K2 và K3 cùng đóng. 2 f- Khi K1 và K2 đóng K3 mở. K3 DẠNG 4 : BÀI TẬP VỀ ĐOẠN MẠCH SONG SONG Câu 1: Cho mạch điện như hình 4 . Số chỉ của ampe kế A1 là 1A và A2 là 3A. Số chỉ của K vôn kế V là 24V. Hãy cho biết :   a/ Số chỉ của ampe kế A là bao nhiêu ? - A Đ1 + A1 Đ2 A2 + V -
  8. b/ Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn Đ1, đèn Đ2 bao nhiêu ? c/ Nếu K mở, thì số chỉ của các ampe kế và vôn kế khi đó là bao nhiêu ? Hình 4 Câu 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5, trong đó vôn kế chỉ U = 4V, ampe kế A chỉ I = 0,8A, ampe kế A1 chỉ I1 = 0,4A. V a/ Ghi các kí hiệu dấu (+), (-) vào các cực của nguồn điện và K các chốt của ampe kế, vôn kế để có mạch điện đúng.   b/ Tìm số chỉ I2 của ampe kế A2? c/ Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi đèn? A Đ2 d/ Nếu Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,35A. Khi đó số chỉ của A2 ampe kế A1, A2 là bao nhiêu? Hình 5 Đ1 A1 Câu 3: Quan sát các mạch điện hình K1 §! K1 §! vẽ bên. Hãy cho biết: a- Tác dụng của khóa K1, K2 trong hai mạch điện có giống nhau không? K2 §2 b- Trong mạch điện nào có thể bỏ K2 bớt một trong hai khóa mà vẫn điều §2 khiển được các đèn? a) a) Chú ý: Xem lại các BT 27.11 -> 27.14 (SBT-70, 71); 28.4, 28.18 -> 28.20 (SBT-76, 77) YÊU CẦU HS SOẠN PHẦN BÀI TẬP ĐỂ GV KIỂM TRA Chúc các em thi đạt kết quả cao