Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tr.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Gia Thụy
- TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TỔ XÃ HỘI NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 7 I. NỘI DUNG 1. VĂN BẢN - Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội - Văn bản nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ; Ý nghĩa Văn chương. - Truyện ngắn hiện đại: Sống chết mặc bay. - Văn bản nhật dụng: Ca Huế trên sông Hương. 2. TIẾNG VIỆT: - Phần câu: Các kiểu câu và thao tác biến đổi câu: + Câu đặc biệt + Rút gọn câu + Mở rộng câu: (Thêm trạng ngữ cho câu; Dùng cụm c-v để mở rộng câu); chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Dấu câu: Dấu chấm lửng; dấu chấm phẩy; dấu gạch ngang. - Biện pháp tu từ: Liệt kê 3. TẬP LÀM VĂN: - Nghị luận chứng minh - Nghị luận giải thích * YÊU CẦU - HS thuộc tục ngữ, tác giả, tác phẩm; giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản. - Học thuộc lí thuyết phần Tiếng Việt. - Viết bài tập làm văn hoàn chỉnh. Gia Thuỵ, ngày 26 tháng 3 năm 2019
- MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO 1. Chép thuộc các câu tục ngữ: - Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất. - Tục ngữ về con người và xã hội. 2. Chỉ rõ và nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn dưới đây. a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. b. [ ] Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. c. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. d. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. e. Ấy trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết ; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! 3. Chuyển câu sau đây thành câu bị động (theo hai cách). a. Con người đã huỷ diệt các loài sinh vật biển quý hiếm. b. Các nhà máy thải khí độc làm ô nhiễm môi trường sống. c. Ban giám hiệu nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A. d. Chúng em thực hiện nội quy nhà trường rất nghiêm túc. 4. Phân tích cấu tạo các câu sau, chỉ ra cụm C-V mở rộng câu và mở rộng thành phần nào? a. Mẹ về là một tin vui. b. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật. c. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà. d. Mùa xuân đến làm cho mọi vật có thêm sức sống mới. 5. Dấu câu và công dụng của dấu câu (dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang) a. Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì? - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! b. Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn sau: Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi cóngười lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay
- c. Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong câu văn sau: Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! 6. Viết bài văn nghị luận - Đề 1. Chứng minh rằng: Tục ngữ là túi khôn của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Đề 2. Hãy chứng minh : Tục ngữ là túi khôn của nhân dân về con người, xã hội - Đề 3. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn Sống chết mặc bay đã vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Dựa vào truyện ngắn “Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn, em hãy làm sáng rõ nhận xét trên. - Đề 4. Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn Sống chết mặc bay đã bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm”của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Dựa vào truyện ngắn “Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn, em hãy làm sáng rõ nhận xét trên. 7. Viết đoạn văn nghị luận xã hội 1. Từ vẻ đẹp của ca Huế trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Ánh Minh, hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong học sinh hiện nay. 2. Từ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh, hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết trong học sinh hiện nay.